Nga cảnh báo có thể triển khai tên lửa tầm bắn toàn châu Âu
Một nhà ngoại giao cấp cao của Nga cảnh báo rằng Moscow có thể bị buộc phải triển khai tên lửa có khả năng vươn tới toàn bộ châu Âu, nếu Mỹ đặt tên lửa mới tại các quốc gia đồng minh ở khu vưc này.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov (Ảnh: AFP)
“Chúng tôi rất quan ngại rằng sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), họ có thể mang tên lửa tới đặt ở lãnh thổ các đồng minh châu Âu”, trang tin The Moscow Times dẫn lời Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov, cho biết.
“Chúng tôi sẽ bị buộc phải triển khai tên lửa. Và toàn bộ lãnh thổ các quốc gia châu Âu sẽ nằm trong tầm ngắm”, ông Antonov phát biểu tại Trung tâm Henry L. Stimson, một tổ chức nghiên cứu về an ninh có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ.
Đầu tháng 2, Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước INF với cáo buộc Nga đã phát triển tên lửa cấm, nhưng Washington cho biết có thể sẽ quay trở lại INF nếu Moscow loại bỏ những khí tài vi phạm quy định trong 6 tháng tới.
Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung được Nga và Mỹ ký năm 1987, trong đó cấm hai nước phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Video đang HOT
Trong suốt thời gian qua, hai bên đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm INF. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4/3 đã ký sắc lệnh ngừng thực thi INF. Ông Putin hồi tháng trước cũng cảnh báo rằng kho tên lửa của Moscow có thể nhằm tới các “trung tâm đưa ra quyết định” của Mỹ nếu Washington triển khai thêm tên lửa ở châu Âu.
“Chúng tôi không muốn đối đầu, đặc biệt là với một cường quốc toàn cầu như Mỹ. Tôi tuyên bố điều này một cách rõ ràng và công khai rằng Nga sẽ buộc phải triển khai vũ khí nhằm vào các trung tâm đưa ra quyết định đằng sau các hệ thống tên lửa có thể đe dọa Moscow”, ông Putin phát biểu.
Hồi cuối tuần, Tổng tham mưu trưởng quân đội, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Valery Gerasimov, bày tỏ quan ngại rằng sau INF, Mỹ có thể tiếp tục rút khỏi các hiệp ước vũ trang khác.
Ông Gerasimov cũng cảnh báo rằng việc ông Trump tuyên bố thành lập lực lượng vũ trụ “có thể dẫn tới leo thang căng thẳng trong tình hình quân sự và chính trị, làm nảy sinh những mối đe dọa mới”.
Theo DNVN
'Kalibr-M đặt châu Âu trong tầm ngắm'
Phát biểu tại Trung tâm Stimson ở Washington,DC hôm 4/3, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, Nga có thể phải triển tên lửa có tầm bắn toàn châu Âu.
Tuyên bố của đại sứ Nga được đưa ra khi ông nói về tình huống Mỹ triển khai vũ khí có tầm bắn tương tự đại một só quốc gia đồng minh tại châu Âu. "Chúng tôi rất quan ngại về vấn đề đó sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Mỹ có thể bố trí tên lửa trên lãnh thổ các đồng minh châu Âu. Chúng tôi buộc phải triển khai tên lửa và các bạn sẽ thấy toàn bộ lãnh thổ châu Âu nằm trong tầm bắn", Đại sứ Nga nói.
Nga công bố hình ảnh thật của tên lửa 9M729.
Cùng với tuyên bố của đại sứ Nga, chuyên gia quân sự hàng đầu của nước này là ông Viktor Litovkin cũng tuyên bố rằng, quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) có thể khiến Nga phải chỉnh hướng toàn bộ tên lửa tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Âu nếu ở đó triển khai tên lửa của Mỹ.
"Thực ra là tất cả các quốc gia NATO, giờ đây đã đánh mất chủ quyền. Cho nên châu Âu sẽ buộc phải sống trong tầm ngắm của tên lửa Nga, trước hết, điều đó liên quan đến Đức, Pháp, Anh, Ba Lan, Romania và có thể là cả Italia, nơi đang có những căn cứ Mỹ", chuyên gia Litovkin nói.
Theo vị chuyên gia này, nếu tình huống này xảy ra, 9M729 chính là vũ khí mang tính răn đe đối thủ hiệu quả nhất.
Được biết, 9M729 chính là phiên bản đặc biệt của tên lửa Kalibr được định danh là Kalibr-M.
Được biết, Kalibr-M thuộc phạm vi chương trình vũ khí quốc gia từ nay đến năm 2027.
Nguồn tin cho biết thêm, với phiên bản M, Nga sẽ có trong tay loại vũ khí có nhiều ưu điểm hơn so với các loại tên lửa Kalibr hiện đang phục vụ Quân đội Nga về cả tầm bắn và sức công phá.
"Tên lửa sẽ có nhiều khác biệt so với phiên bản hiện tại về trọng lượng đầu đạn của nó có thể đến 1 tấn", vị chuyên gia này dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Nói về mục tiêu tấn công của dòng tên lửa mới, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ: "Kalibr-M thế hệ mới được thiết kế để phá hủy cơ sở mặt đất và có thể mang đầu đạn thông thường và hạt nhân".
Như vậy, với tầm bắn và sức công phá của phiên bản Kalibr-M, Nga sẽ có trong tay dòng tên lửa mạnh gấp đôi tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Và tên lửa này hoàn toàn đủ khả năng đặt toàn bộ châu Âu trong tầm tấn công của mình.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Mỹ "chối bay" cáo buộc vi phạm INF của Nga Mỹ bác cáo buộc của Nga khi cho rằng họ đã vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm Trung (INF) khi triển khai bệ phóng tên lửa hành trình Tomahawk mặt đất ở châu Âu. Đại sứ Mỹ tại NATO ngày 9-2 khẳng định hệ thống phòng thủ trên mặt đất Aegis Ashore, dù được phát triển dựa trên hệ...