Nga cần Ukraine chuyển khí đốt sang châu Âu sau năm 2019
Thủ tướng Đức Angela Merkel hứa với Ukraine sẽ gây sức ép để Nga phải dùng hệ thống vận chuyển khí Ukraine sang châu Âu.
Thông tấn TASS của Nga ngày 12/4 thông tin, Moscow đã sẵn sàng xác nhận với Liên minh châu Âu (EU) về việc họ sẽ sử dụng một phần hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine hiện nay sang châu Âu.
Nga có thể tiếp tục nhờ Ukraine vận chuyển khí đốt sang châu Âu khi Nord Stream-2 chưa hoàn thành.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, ông đã xác nhận với Phó Chủ tịch EU về việc nguồn cung cho người dân châu Âu sẽ tiếp tục được cung ứng đầy đủ sau năm 2019 bất chấp hiệu lực hợp đồng với Tập đoàn Năng lượng Ukraine – Naftogaz sẽ chỉ kéo dài đến hết năm 2019.
“Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu và thảo luận về nguồn cung khí đốt cho người tiêu dùng châu Âu trong bối cảnh hợp đồng có hiệu lực cho đến cuối năm 2019″ – ông Novak nói.
Bộ trưởng Năng lượng Nga nhấn mạnh: “Chúng tôi đã xác nhận rằng chúng tôi đảm bảo cung cấp năng lượng theo hợp đồng hiện tại cho người tiêu dùng châu Âu và không loại trừ việc sử dụng một phần cơ sở hạ tầng vận chuyện khí đốt của Ukraine sau năm 2019″.
Sự khẳng định này của Bộ trưởng Năng lượng Nga cho phép Kiev kỳ vọng vào khoản tiền quá cảnh khí đốt qua lãnh thổ Ukraine sẽ không bị mất đi quá nhiều so với việc Nga sử dụng đường ống dẫn khí Nord Stream-2.
Dẫu vậy, ông Novak cho rằng, để đi đến một con số cuối cùng về việc Nga sẽ vận chuyển bao nhiêu khí đốt khi đi qua hệ thống dẫn khí của Ukraine thì cần có các điều kiện thương mại giữa Gazprom và Naftogaz.
“Nga sẵn sàng xem xét khả năng sử dụng hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine từ năm 2020 phải được ghi nhận theo các điều kiện khả thi và cạnh tranh. Quan điểm của Gazprom và Naftogaz về khả năng sẽ ký kết một hợp đồng như thế nào vào năm 2020 lại được đặt trong bối cảnh phán quyết của Tòa án Stokholm” – Bộ trưởng Novak khẳng định thêm rằng sẽ có một cuộc họp song phương để thống nhất các vấn đề này thêm nữa.
Video đang HOT
Bộ trưởng Novak xác nhận lại cam kết của Nga về việc cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua Ukraine nói riêng và đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng châu Âu nói chung trong bối cảnh hai Tập đoàn Gazprom và Naftogaz đang nảy sinh mâu thuẫn và đưa nhau ra kiện tụng. Trong khi Tòa án phán quyết Gazprom phải trả khoản tiền 2,58 tỷ USD cho Naftogaz và cung cấp 5 tỷ mét khối khí đốt/năm cho năm 2018, 2019 với mức giá tương ứng giá bán cho châu Âu.
Các tranh chấp hợp đồng giữa hai tập đoàn của Ukraine và Nga khiến người châu Âu phải gánh chịu hậu quả thiếu nguồn cung vào năm 2009, 2014. Điều đó khiến Nga tìm kiếm đường ống dẫn khí đốt mới Nord Stream-2 ít chịu ảnh hưởng của Ukraine để vào châu Âu.
Đương nhiên điều này khiến Ukraine, Ba Lan- các nước được quá cảnh khí đốt Nga từ lâu nay- phản đối, đồng thời lôi kéo dự án này lên Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu.
Dù không được quyền can thiệp nhiều tới dự án nhưng sự bất đồng của khối liên minh khiến EU và EC gây áp lực lên Đức.
Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã đón tiếp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và thay đổi quan điểm cho rằng dự án Nord Stream-2 không chỉ là một dự án kinh tế mà bị chịu ảnh hưởng của yếu tố chính trị.
Bà Merkel cũng đồng ý rằng đối với Ukraine, nền kinh tế lâu nay phụ thuộc nguồn thu vào việc quá cảnh khí đốt. Nếu quyết định xây dựng Nord Stream-2 được tiến hành sẽ giảm đi nguồn thu đáng kể của họ.
Phương án mà cả hai nhà lãnh đạo nhất trí là tác động tới phía Nga để tiếp tục duy trì một lượng khí đốt nhất định qua ngả Ukraine.
Thủ tướng Merkel muốn Ukraine giảm tông khi phản đối Nord Stream-2.
Động thái của bà Merkel được cho là nhằm tạo niềm tin cho Ukraine giảm bớt sự phản đối của họ vào dự án Nord Stream-2 mà Berlin đã ký kết với Moscow cùng các nhà đầu tư nước ngoài khác.
CEO của Tập đoàn Gazprom trước đó đã cho biết con số Gazprom có thể nhờ Ukraine vận chuyển là 10- 15 triệu mét khối khí/năm – một con số quá khiêm tốn so với 5 tỷ mét khối khí/năm vào thời điểm hợp đồng ký 10 năm trước.
Theo Huy Vũ
Báo Đất việt
Châu Âu cầm cự được bao lâu nếu thiếu khí đốt của Nga?
Nếu Nga dừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Italy, nước này có thể sẽ chỉ cầm cự được khoảng 15 ngày trước khi đối mặt với tình huống khẩn cấp. Không chỉ Italy, nhiều quốc gia châu Âu cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Tổng thống Vladimir Putin ký tên lên một đoạn đường ống khí đốt của Nga tại thành phố Vladivostok (Ảnh: AFP)
"Tại Italy, thị phần nhập khẩu khí đốt Nga khoảng 37%. Tại Đức, con số này thấp hơn một chút, khoảng 28%. Các công ty Đức vẫn có thể cung cấp khí đốt mà không cần tới Nga trong khoảng thời gian lâu hơn Italy một tuần", RT dẫn lời chuyên gia phân tích Petr Pushkarev cho biết.
Báo La Stampa dự đoán nếu Nga dừng xuất khẩu khí đốt sang Italy, nước này có thể sẽ chỉ cầm cự được khoảng 15 ngày trước khi đối mặt với tình huống khẩn cấp. La Stampa đã đặt ra câu hỏi về quy mô phụ thuộc của châu Âu đối với khí đốt Nga và liệu Mỹ có thể thay thế Nga trong lĩnh vực này hay không.
Các câu hỏi trên được đưa ra sau vụ nổ xảy ra hôm 12/12 tại một nhà máy khí đốt ở Áo khiến 1 người thiệt mạng và 18 người khác bị thường. Vụ nổ này đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống cung cấp khí đốt cho châu Âu.
So với Đức và Italy, các nước châu Âu khác còn phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung khí đốt của Nga. Thời gian cầm cự của các nước này thậm chí còn ít hơn con số 2 tuần của Italy.
"Sự phụ thuộc của Slovenia, Hy Lạp và Hungary ở mức 41-45%. Nếu không có khí đốt của Nga, các nước này sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt năng lượng trầm trọng sau khoảng 10 ngày", chuyên gia Pushkarev cho biết.
Theo các nhà phân tích, Cộng hòa Séc, Slovakia, Phần Lan, Lithuania, Latvia và Estonia là những nước phụ thuộc gần như 100% vào khí đốt của Nga.
Nhà phân tích đầu tư Ivan Karryakin cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tìm cách hợp nhất đường dẫn khí đốt từ châu Âu, châu Á và châu Phi thành Mạng lưới Liên châu Âu (TEN) để đảm bảo nguồn cung khí đốt an toàn và ổn định cho lục địa này.
Cạnh tranh Nga - Mỹ
Tập đoàn Gazprom của Nga cung cấp số lượng lớn khí đốt cho châu Âu (Ảnh: Getty)
Trong bối cảnh thị trường khí đốt tại châu Âu ngày càng cạnh tranh với sự tham gia của Mỹ, Tập đoàn năng lượng Gazprom khổng lồ của Nga cũng đang đầu tư phát triển các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) bên cạnh các đường ống cung cấp khí đốt tự nhiên truyền thống cho châu Âu. Do là khí hóa lỏng nên LNG có thể được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng như tàu, xe bồn đến những nơi có khoảng cách xa hoặc có địa hình không phù hợp với việc lắp đặt đường ống dẫn khí.
"Nếu Gazprom triển khai toàn bộ các dự án đường ống của của tập đoàn này, khí đốt qua đường ống của Nga chắc chắn sẽ có chỗ đứng trong mạng lưới năng lượng tại châu Âu. Khí đốt của Nga sẽ cạnh tranh với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Qatar, nhưng vẫn có nhiều cơ hội hơn vì đưa ra giá thành rẻ hơn", nhà phân tích Karyanki nhận định.
Tuy nhiên, chuyên gia Pushkarev cho biết LNG rất đắt và khách hàng mua loại khí đốt này sẽ phải trả giá cao hơn 50-70% so với khí đốt qua đường ống thông thường. Do vậy, Mỹ gần như không có cơ hội đánh bật Nga khỏi thị trường khí đốt châu Âu mặc dù Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm gây khó khăn cho các dự án cung cấp khí đốt của Nga. Ngoài ra, Mỹ cũng đang tìm cách gây sức ép cho EU về vấn đề này.
Theo chuyên gia Pushkarev, việc phát triển thêm các nguồn cung LNG từ Qatar và Mỹ là điều quan trọng với châu Âu, song các nguồn cung này chỉ nên được xem là các giải pháp tình thế trong trường hợp khẩn cấp như vụ nổ ở Áo. Ngoài ra, châu Âu cũng cần hiểu rằng việc thay thế khí đốt Nga bằng LNG của Mỹ không những không tăng, mà còn làm giảm an ninh năng lượng của EU.
Thành Đạt
Theo Dantri
Đức chống Mỹ vì Nord Stream-2: Lộ diện thủ lĩnh châu Âu? Ukraine đã yêu cầu Mỹ trừng phạt những đối tượng tham gia dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" (Nord Stream 2) gồm Nga và Liên minh châu Âu (EU). Ukraine đề nghị Mỹ trừng phạt các đối tượng tham gia "Dòng chảy phương Bắc-2" Giới phân tích Nga đã bình luận về việc Tập đoàn Naftogaz của Ukraine đã yêu cầu Hoa Kỳ...