Nga cân nhắc xem xét lại hiệp ước cắt giảm hạt nhân với Mỹ
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Nga đã thừa nhận rằng sự kém thân thiện của Mỹ có thể khiến Moscow phải xem xét lại thoả thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân (START).
“Hiện tại chúng tôi vẫn chưa hề xem xét lại thoả thuận với Mỹ, tuy nhiên, tôi không loại trừ khả năng trong tương lai, Washington sẽ bắt buộc Moscow phải chuyển chính sách của mình theo định hướng này. Điều này là hoàn toàn bình thường nếu cân nhắc đến các yếu tố kém thân thiện trong nhiều hành động của Mỹ”, người đứng đầu văn phòng An ninh và Giải trừ vũ khí, thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Mikhail Ulyanov nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RIA Novosti.
Nga cho rằng sự kém thân thiện của Mỹ có thể là nguyên nhân khiến họ phải xem xét lại thoả thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại việc căng thẳng hiện tại giữa Nga và Mỹ vẫn sẽ chưa có ảnh hưởng gì đến các chương trình cắt giảm vũ khí hạt nhân, quan chức ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Video đang HOT
“Hiệp ước START đang được áp dụng và sẽ được áp dụng tốt. Cả Nga và Mỹ đều đồng ý rằng mọi thứ đang tiến triển tốt đẹp và không có bên nào vi phạm thoả thuận. Chúng tôi đang nhắc đến những khả năng mà buộc Nga phải thay đổi thái độ với hiệp ước này, mặc dù nó chưa hề xảy ra”, ông Ulyanov cho hay.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân Nga-Mỹ cho phép mỗi bên sở hữu nhiều nhất 1.550 đầu đạn hạt nhân và 700 phương tiện mang theo đầu đạn như tên lửa hay máy bay ném bom. Hiệp ước này đã đi vào hiệu lực từ năm 2011 và sẽ hết hạn vào năm 2021.
Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gợi ý về việc cắt giảm thêm số lượng đầu đạn hạt nhân vào tháng 6-2013, Tổng thống Nga Putin đã trả lời rằng, Moscow không thể chấp nhận điều này do những sự phát triển không ngừng của tên lửa đánh chặn và các vũ khí chiến lược thông thường của Mỹ.
Theo_An ninh thủ đô
Nga phản đối Mỹ cấp nhiên liệu hạt nhân cho Ukraine
Nga đã phản ứng gay gắt trước việc một công ty của Mỹ ký thỏa thuận cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho Ukraine, cho rằng đây là hiểm họa đối với an toàn của Ukraine cũng như toàn châu Âu.
Bộ Ngoại giao Nga đưa ra phản ứng gay gắt trên trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua 30/12.
"Mátxcơva lo ngại trước tuyên bố của Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk ngày 30/12 về việc ký thỏa thuận với công ty Mỹ Westinghouse, cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân Ukraine", đoạn mở đầu của tuyên bố viết.
"Trên nguyên tắc, việc chinh phục các thị trường nhiên liệu hạt nhân mới không trái với thông lệ đã xác lập. Tuy nhiên, trường hợp của Westinghouse là không thể chấp nhận do sự vội vã, phớt lờ những cân nhắc an toàn hạt nhân", tuyên bố nhấn mạnh thêm.
Lý giải về những quan ngại này, Bộ Ngoại giao Nga cho biết các thanh phát nhiệt do công ty Westinghouse chế tạo không đáp ứng yêu cầu chất lượng dành cho lò phản ứng VVER-1000. Dẫn chứng là nhà máy điện hạt nhân Temelin của Cộng hòa Séc và các lò phản ứng điện hạt nhân của Ukraine đã xảy ra một loạt sự số khi đưa thanh nhiên liệu của Westinghouse vào hoạt động.
"Những hậu quả xảy ra hoàn toàn thuộc trách nhiệm của ban lãnh đạo Ukraine và nhà cung cấp nhiên liệu Mỹ... Động thái này sẽ đặt an toàn của người dân Ukraine nói riêng và châu Âu nói chung vào nguy hiểm", Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.
Bộ Ngoại giao Nga đưa ra tuyên bố trên sau khi nhà máy điện hạt nhân Energoatom của Ukraine ký hợp đồng với công ty Mỹ Westinghouse về việc mua các thanh nhiên liệu hạt nhân tới năm 2020. Hợp đồng được ký tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Hợp đồng được ký không lâu sau khi xảy ra một sự cố xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye của Ukraine dẫn tới việc nhà máy phải ngừng hoạt động một tổ máy. Chính quyền Kiev và ban lãnh đạo nhà máy đã cố tìm ém nhẹm vụ việc cho tới khi bị báo giới phát giác, gây ra những quan ngại không ít ở châu Âu.
Trước đó, Kiev công khai tuyên bố kế hoạch sẽ thay thế nguồn cung nhiên liệu hạt nhân từ Nga bằng sản phẩm của công ty Westinghouse để phục vụ hoạt động sản xuất điện đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Năm 1986, tại Ukraine đã xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ và bốc cháy, phun nhiều cột tro bụi chứa chất phóng xạ ra môi trường. Toàn bộ khu vực phía Bắc và Tây châu Âu đã phải hứng chịu các đám mây bụi phóng xạ trong thời gian dài sau đó, gây ra những hậu quả khôn lường cho môi trường và cong người.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Nga: Nhiên liệu hạt nhân mà Ukraine mua của Mỹ có thể gây ra sự cố Theo Bộ Ngoại giao Nga, nhiên liệu hạt nhân do công ty Mỹ sản xuất sẽ không phù hợp với các lò phản ứng hạt nhân do Liên Xô cũ xây dựng cho Ukraine. Các quan chức Nga sáng 31/12 tuyên bố, hợp đồng của Ukraine mua nhiên liệu hạt nhân do Mỹ sản xuất để dùng cho các lò phản ứng do...