Nga cân nhắc quốc hữu hóa tài sản của Ukraine
Tài sản của các quan chức và thành viên quân đội Ukraine liên quan đến vụ pháo kích vào lãnh thổ của Nga và vùng Donbass có thể bị quốc hữu hóa, theo bản đề nghị được gửi lên Chính phủ và Ủy ban Điều tra Nga.
Trụ sở Hạ viện Nga. Ảnh: duma.gov.ru
Nhiều người cho rằng số tiền quốc hữu hóa nên được dùng để bồi thường cho các nạn nhân.
Báo Izvestia đưa tin những người soạn thảo đề xuất trên khẳng định động thái này sẽ là một phản ứng cân xứng đối với việc Tổng thống Ukraine Vlodymyr Zelensky ký ban bành đạo luật về việc cưỡng chế thu giữ tài sản của chính phủ và công dân Nga ở Ukraine.
Video đang HOT
Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) vốn ủng hộ ý tưởng này, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cần thiết trong việc phát triển một cơ chế pháp lý để có thể duy trì thể chế tài sản tư nhân.
Hôm 11/5, Chính phủ Ukraine quyết định quốc hữu hóa các tài sản của Nga bằng cách chuyển chúng cho Quỹ đầu tư quốc gia, nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội nước này. Theo báo chí đưa tin, vào cuối tháng 5, các tài sản của Nga và Belarus ở Ukraine trị giá hơn 1 tỷ USD đã bị chính quyền địa phương tịch thu.
Nghị sĩ Nga Sergey Obukhov nói với Izvestia: “Phản ứng tương xứng đối với hành động tịch thu tài sản Nga ở Ukraine sẽ là một tín hiệu rõ ràng cho cả các nước khác – những quốc gia nước đã bắt đầu thảo luận về cách xử lý tài sản bị đóng băng của Nga”.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về An ninh Quốc gia và Chống Tham nhũng Anatoly Vyborny cho rằng sáng kiến này cần phải tuân thủ luật pháp Nga và quốc tế.
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại quốc gia láng giềng vào cuối tháng 2/2022, sau khi Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk, cũng như không cộng nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng ở Donetsk và Lugansk.
Điện Kremlin kể từ đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia NATO. Trong khi đó, Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ, đồng thời bác bỏ tuyên bố đang có kế hoạch chiếm lại Donetsk và Lugansk bằng vũ lực.
Tòa án châu Âu hủy phong tỏa tài sản gia đình cố Tổng thống H. Mubarak
Ngày 6/4, Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đã ra phán quyết hủy lệnh phong tỏa các tài sản của gia đình cố Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ hơn một thập kỷ trước.
Cố Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tháng 3 năm ngoái, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định chấm dứt các lệnh trừng phạt nhằm vào gia đình nhà lãnh đạo này, vốn được áp đặt sự kiện "mùa Xuân Arab" tại Ai Cập hồi tháng 1/2011 dẫn đến chính quyền của ông bị sụp đổ sau 30 năm lãnh đạo đất nước. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản của gia đình cựu tổng thống tại các nước thành viên EU, cấm các cá nhân hoặc tổ chức thuộc EU tài trợ cho những người trong "danh sách đen" gồm vợ chồng ông Mubarak cùng vợ chồng hai người con trai của họ. Lệnh trừng phạt trên nhằm hỗ trợ các nhà chức trách Ai Cập thu hồi tài sản quốc gia bị chiếm đoạt.
Trong phán quyết ngày 6/4, ECJ cho rằng việc kéo dài biện pháp trừng phạt trên là không còn cần thiết và phù hợp.
Gia đình cựu Tổng thống Mubarak đã nhiều lần đệ đơn lên tòa, phản đối các biện pháp trừng phạt, dẫn đến một cuộc chiến pháp lý kéo dài hơn một thập kỷ. Chính khách này đã qua đời năm 2020 ở tuổi 91.
Elon Musk trên đà trở thành 'tỷ phú nghìn tỷ' đầu tiên vào năm 2024 Theo danh sách tỷ phú dựa trên thời gian thực của tạp chí Forbes, giá trị tài sản ròng của Giám đốc điều hành hãng Tesla và SpaceX Elon Musk đã đạt mốc kỷ lục 267,3 tỷ USD ngày 24/3. Ông Elon Musk. Ảnh: AP Năm ngoái, ông Elon Musk đã giành được danh hiệu người giàu nhất hành tinh từ tay Giám...