Nga cân nhắc cung cấp tên lửa S-400 cho Iran
Giám đốc điều hành công ty sản xuất vũ khí Rostec của Nga Sergey Chemezov khẳng định Nga đang cân nhắc bán hệ thống tên lửa S-400 cho Iran, một động thái được xem là nỗ lực mới nhất nhằm thuyết phục Tehran rút đơn kiện Mátxcơva.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 tối tân của Nga (Ảnh: artileri.org)
Tờ Kommersant ngày 1/3 đã đưa ra thông tin trên, nhận định khả năng Mátxcơva cung cấp hệ thống S-400 cho Tehran là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ông Chemezov cũng nhắc lại hợp đồng Nga bán cho Trung Quốc 4 hệ thống tên lửa trị giá 1,9 tỷ USD công bố hồi tháng 9/2014 để minh chứng cho khả năng này.
Ông Sergey Chemezov hôm 24/2 vừa qua cũng cho biết Nga đã đề nghị bán cho Iran các hệ thống chống tên lửa đạn đạo Antey-2500 hiện đại trong một cuộc triển lãm quốc phòng quốc tế tại Abu Dhabi một ngày trước đó. Theo ông Chemezov, đề xuất trên đã được Nga đưa ra cách đây 2 tháng và hiện vẫn đang được Tehran cân nhắc.
Một số nhà quan sát quân sự nhận định, tên lửa S-400 rõ ràng là một đề nghị hấp dẫn hơn tên lửa Antey-2500 đối với quân đội Iran.
Kommersant bình luận rằng dường như Mátxcơva đang kỳ vọng những đề xuất mới này sẽ giúp họ kết thúc cuộc chiến pháp lý khi Tehran đòi Nga khoản bồi thường được cho là lên đến 4 tỷ USD vì đã không bàn giao tên lửa S-300PMU-1 như đã cam kết năm 2007 cho quân đội nước này.
Nếu Iran không đồng ý chấp nhận Nga cung cấp Antey-2500 thay cho S-300, Mátxcơva có thể sẽ bán cho Tehran hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất của mình là S-400.
Trong khi đó cũng theo báo này, Bộ ngoại giao của Iran cũng đã lên tiếng xác nhận đề nghị của phía Nga đồng thời thông báo rằng vấn đề hợp đồng giữa Nga và Iran đã được đưa ra thảo luận trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến Tehran cách đây không lâu.
Video đang HOT
Công ty Rosoboronexport của Nga đã ký hợp đồng bán 5 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 cho Bộ Quốc phòng Iran vào năm 2007 với trị giá 800 triệu USD.
Tehran đã trả khoản đăt cọc 167 triệu USD ngay lập tức. Tuy nhiên, 3 năm sau khi thương vụ trên được ký kết, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã ra nghị quyết cấm cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho Iran nhằm trừng phạt nước này về vấn đề hạt nhân, khiến Tehran không bao giờ nhận được các hệ thống S-300.
Mátxcơva đã nhiều lần thông qua các quan chức cấp cao đưa ra các tuyên bố công khai hoặc bóng gió rằng Nga sẵn sàng đàm phán với Iran về thỏa thuận mua bán hệ thống tên lửa phòng không mới, đổi lại Tehran phải rút lại đơn kiện Mátxcơva tại tòa án quốc tế.
Trước đó, Nga từng đề nghị bán cho Iran hệ thống phòng không Tor-M1V để thuyết phục Tehran rút đơn kiện bồi thường được cho là lên đến 4 tỷ USD, tuy nhiên đã bị nước này từ chối.
Theo Kommersant, một nguồn tin từ điện Kremlin hôm 23/2 tuyên bố rằng việc thuyết phục Iran bỏ đơn kiện Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu và xem đây là bước đi đầu tiên nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia sau một thời gian sóng gió. Mátxcơva cũng bày tỏ thiện chí sẵn sàng tăng cường hợp tác sâu rộng hơn nữa với Iran trong lĩnh vực công nghệ quân sự.
Tuy vậy, Mátxcơva vẫn muốn thuyết phục Iran chấp nhận mua tên lửa Antey-2500. Bởi hiện nhà phát triển tên lửa S-400 của Nga, Almaz-Antey, vẫn chưa thể hoàn thành các đơn đặt hàng trước đó bao gồm 56 hệ thống S-400, trong đó có 4 tổ hợp bán cho Trung Quốc và sẽ bàn giao cho Bắc Kinh trước năm 2020. Hơn nữa, đến năm 2016, hai dây chuyền mới của Almaz-Antey mới có thể đi vào hoạt động.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Want China Times
Iran phát sóng cảnh bắn tên lửa vào bản sao tàu sân bay Mỹ
Truyền hình quốc gia của Iran hôm qua đã phát sóng cảnh một cuộc tập trận của hải quân trong đó hơn 10 tàu cao tốc của họ đã tấn công một mục tiêu là bản sao của tàu sân bay Mỹ.
Chương trình truyền hình đã chiếu cảnh lực lượng tinh nhuệ của Vệ binh Cách mạng Iran tập trận ở lối vào của vịnh Ba Tư. Cuộc tập trận mang tên Great Prophet 9 đã được tổ chức vào tháng 12/2014 ở gần eo biển Hormuz, nơi mà 20% các con đường vận chuyển dầu của thế giới phải đi qua.
Cuộc tập trận diễn ra vài tuần trước thời hạn chót cho cuộc đàm phán hạt nhân Iran. Các cuộc tập trận của Iran không phải là hiếm nhưng đây là lần đầu tiên họ tập trận mô phỏng đánh chìm một tàu sân bay của Mỹ.
Tư lệnh Hải quân Iran, Đô đốc Ali Fadavi cho biết: "Tàu sân bay Mỹ là kho đạn dược rất lớn cùng rất nhiều tên lửa, rocket, ngư lôi và nhiều thứ khác". Ông nói thêm rằng một cú đánh trực tiếp bằng tên lửa vào nó có thể tạo ra một vụ nổ thứ cấp lớn. Tư lệnh Hải quân Iran cũng tự hào rằng lực lượng của ông có khả năng đánh chìm tàu sân bay Mỹ trong trường hợp chiến tranh. Trước đó ông Fadavi cũng gọi các tàu sân bay là những mục tiêu dễ dàng.
Theo Press TV, cuộc tập trận Great Prophet 9 được đặc trưng với "tàu cao tốc trang bị radar hải quân, hệ thống thông tin liên lạc điện tử, tên lửa hành trình với tầm bắn 25 km, tên lửa chống tàu tầm trung, ngư lôi cỡ trung và cỡ lớn, mìn biển, pháo hạm hạng nặng, các hệ thống phóng rocket và tên lửa phòng không vác vai".
Truyền hình Iran đã chiếu cảnh tên lửa bắn từ bờ biển và các tàu cao tốc bắn vào tàu sân bay. Nó cũng cho thấy lực lượng Vệ binh bắn rơi một máy bay không người lái và thả một quả mìn sâu xuống biển. Các hình ảnh không cho thấy là mục tiêu tàu sân bay bị đánh chìm nhưng nó đã bị hư hại nặng.
Các tàu cao tốc của Iran bắn rocket vào tàu sân bay mô phỏng.
Tư lệnh quân đội Iran, Đại tướng Mohammad Ali Jafari chỉ ra rằng cuộc tập trận đã gửi đi một thông điệp đến "quyền lực xuyên biên giới", một sự tham chiếu đến Hoa Kỳ.
Trung tá Kevin Stephens - phát ngôn viên Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ ở Bahrain cho biết cuộc tập trận này đã được Mỹ theo dõi kỹ. Tuy nhiên ông cho biết: "Mỹ không quan tâm đến hoạt động này và chúng tôi đang khá tự tin về khả năng tự bảo vệ mình của hải quân chúng tôi. Có vẻ như họ đã cố gắng phá hủy một thứ tương tự như một bộ phim Hollywood".
Hoa Kỳ vẫn đóng ít nhất một tàu sân bay và một tàu chiến khác trong và xung quanh vùng Vịnh. Họ và các đồng minh đã tiến hành tập trận hải quân định kỳ trong khu vực, bao gồm cả những bài tập chống lại sự đe dọa của mìn sâu dưới đáy biển - thứ có thể được sử dụng để phong tỏa các tàu thuyền qua lại eo biển Hormuz.
Hiện tại có tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đang được triển khai tại vùng Vịnh. Bên cạnh đó có tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle. Cả hai tàu đang tiến hành các cuộc không kích chống IS - nhóm khủng bố đã chiếm gần một phần ba lãnh thổ của cả Iraq và Syria.
Iran ủng hộ chính phủ Syria và đang hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến chống IS nhưng họ không phải là một phần của liên minh quốc tế chống IS do Mỹ dẫn đầu.
Cuộc tập trận nói trên của Iran đã không được báo trước nhưng cùng kỳ năm ngoái quân đội Iran đã có đợt tập trận tương tự.
Quân đội Iran hiện có khoảng 200.000 quân thường trực với nhiều quân binh chủng khác nhau cùng một lực lượng bán quân sự chưa có con số chính xác. Từ năm 2008, Iran đặt trách nhiệm bảo vệ vùng lãnh thổ của mình ở vùng Vịnh và tăng cường hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân.
Trần Vũ (Theo Dailymail)
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ nói TQ đã mua 6 tiểu đoàn tên lửa S-400 Trang mạng Chiến lược có trụ sở tại Washington báo cáo rằng Trung Quốc đã mua 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 để tăng khả năng phòng không chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Mỗi tiểu đoàn S-400 có 8 bệ phóng, một trung tâm điều khiển, một radar và 16 tên...