Nga cấm xuất khẩu ô tô
Nga đang trả đũa các lệnh trừng phạt của phương tây bằng cách ban hành lệnh cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng, trong đó có ô tô.
Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết danh sách bao gồm thiết bị kỹ thuật, viễn thông và y tế cũng như phương tiện, máy móc nông nghiệp, đầu máy và toa xe lửa, xe hơi.
Các mặt hàng khác bao gồm một số loại khoáng sản, tua-bin, máy xử lý kim loại và đá, màn hình, máy chiếu…
Lada Vesta là mẫu xe Nga bán chạy nhất, sẽ bị cấm xuất khẩu ra nước ngoài
Lệnh cấm xuất khẩu nhắm vào khoảng 48 quốc gia mà chính phủ Nga cho rằng đã có những hành động không thân thiện với Nga.
Chính phủ nói thêm lệnh cấm nhằm đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn của các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đất nước.
Video đang HOT
Động thái này dường như đã có tác động khi tập đoàn xe hơi lớn thứ nhì châu Âu là Stellantis thông báo ngừng xuất nhập khẩu xe từ Nga.
Stellantis đang vận hành nhà máy lắp ráp ở Kaluga và xuất khẩu các mẫu xe Citroёn Jumpy, Peugeot Expert, và Opel Vivaro từ Nga.
Theo Reuters, chỉ cuối năm ngoái, Stellantis dự định đầu tư để biến nhà máy tại Nga thành trung tâm xuất khẩu động cơ và ô tô hoàn thiện cho châu Âu, Mỹ Latinh và Bắc Phi.
Hyundai cùng với Kia đang vận hành các cơ sở sản xuất tại Nga, cũng đã quyết định tạm ngừng hoạt động tại đây.
Thông cáo phát đi từ Hyundai viết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng các hoạt động của Hyundai Motor Manufacturing Russia (HMMR) đã bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới do các vấn đề hậu cần toàn cầu gây khó khăn cho khâu cung ứng linh kiện. Sự an toàn của nhân viên và sự quan tâm đến khách hàng vẫn là ưu tiên hàng đầu của Hyundai Motor. Chúng tôi chân thành hy vọng tình hình được giải quyết một cách hòa bình càng sớm càng tốt”.
Lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến các nhà máy sản xuất ô tô của Nga
Các nhà máy Volkswagen, Renault và Stellantis ở Nga có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt nếu phương Tây chính thức áp đặt.
Theo Reuters ngày 25/2/2022, các hãng xe Volkswagen, Renault và Stellantis đều có nhà máy lắp ráp ô tô ở Nga, với tư cách cổ đông sở hữu từng phần hoặc toàn phần.
Dieter Zetsche của Daimler, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tại lễ khai trương nhà máy Mercedes Benz
Cụ thể, tập đoàn Renault là đáng ngại nhất khi hãng xe Pháp sở hữu cổ phần kiểm soát tại AvtoVAZ, công ty chuyên sản xuất xe Lada, thương hiệu phổ biến nhất ở Nga.
CEO của Renault, ông Luca de Meo cho biết hầu hết linh kiện phụ tùng của nhà máy chế tạo xe Lada đều có sẵn tại Nga, tuy nhiên cũng phải dự trù nguồn cung cấp vi mạch dự phòng, trong trường hợp các lệnh trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng đến việc giao hàng vi mạch tới Nga.
Trong khi đó, Volkswagen và Stellantis đều có nhà máy ở Kaluga, một thành phố cách Moscow 180 km về phía tây nam, nơi được coi là một trung tâm ô tô của Nga.
Volkswagen chế tạo dòng xe Tiguan, Polo và Skoda Rapid, đồng thời lắp ráp xe Audi Q7 và Q8 SUV ở đó.
Trụ sở văn phòng điều hành của Volkswagen tại Nga
Stellantis và Mitsubishi cùng vận hành một nhà máy chuyên sản xuất và xuất khẩu xe tải Mitsubishi sang châu Âu.
Kaluga cũng là nơi đặt nhà máy của các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng lớn như Continental, Magna và Visteon.
BMW không có nhà máy sản xuất xe hơi hoàn thiện ở Nga, nhưng họ chế tạo các thành phần khung gầm tại nhà máy Avtotor ở Kaliningrad.
Gần đây, Mercedes đã đầu tư hơn 284 triệu đô la vào một nhà máy ở Kaluga để chế tạo dòng E-Class và SUV.
Người phát ngôn của Mercedes nói với tờ Automotive News Europe: "Chúng tôi rất lo ngại về những diễn biến gần đây của chiến sự, đặc biệt là các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của chúng tôi ở Nga".
Các công ty khởi nghiệp tìm lợi thế cạnh tranh trên thị trường xe tải điện Khi các hãng xe truyền thống chuẩn bị đẩy mạnh sản xuất xe tải điện, các công ty khởi nghiệp cũng đang cố gắng tìm ra lợi thế cạnh tranh hoặc công nghệ tiên tiến để có thể trụ vững trên đường đua. Bedeo bán các xe tải điện tự sản xuất cho khách hàng TNT của FedEx. Ảnh: FedEx Với lệnh cấm...