Nga: Cấm quan chức mở tài khoản ở nước ngoài
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev
Hôm 12/9, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã yêu cầu các quan chức chính phủ Nga phải gửi tiền trong các ngân hàng Nga.
“Họ phải gửi tiền trong nước để chia sẻ rủi ro tài chính với đất nước,” ông Medvedev nói. Sắp tới Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, sẽ thảo luận dự luật do cả 4 phái trong Duma đưa ra, trong đó cấm các quan chức chính phủ có tài khoản ngân hàng ở nước ngoài hoặc sở hữu tài sản ở nước ngoài. Theo các nhà soạn thảo, dự luật sẽ được áp dụng cho cả vợ/ chồng của các quan chức chính phủ, tuy nhiên cũng có ngoại lệ, chẳng hạn như cho phép quan chức được trả tiền điều trị bệnh ở nước ngoài.
Hạ nghị sỹ Valery Trapeznikov thuộc đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền cho biết: “Mục đích cốt lõi của dự luật là các quan chức chính phủ mọi cấp, từ cấp thành phố tới thủ tướng hoặc tổng thống, sẽ không được phép có bất động sản hoặc ở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài”. Ai bị bắt quả tang vi phạm luật sẽ bị phạt tới 5 triệu rúp (156.656 USD) hoặc thậm chí 5 năm ngồi tù. Ông Trapeznikov tỏ ý hy vọng rằng hình phạt sẽ chỉ phải đưa ra trong những trường hợp rất đặc biệt, bởi “không một thống đốc hoặc quan chức chính phủ nào muốn rủi ro với thanh danh của họ”.
Video đang HOT
Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin phát biểu, việc hạn chế sở hữu tài khoản ở nước ngoài và bất động sản ở nước ngoài sẽ góp phần cho các nỗ lực chống tham nhũng. Nếu Duma thông qua dự luật trên vào mùa thu này, dự luật sẽ có hiệu lực từ 2013.
Tuy nhiên Thủ tướng Medvedev phản đối việc cấm quan chức sở hữu bất động sản ở nước ngoài. “Tôi không cho rằng việc cấm này sẽ củng cố các dịch vụ nhà nước,” ông nói. Ông cho rằng, các quan chức chính phủ cần phải kê khai thu nhập và các chi phí.
Hồi tháng Ba năm nay, ông Medvedev, lúc đó còn là Tổng thống, đã yêu cầu các quan chức nhà nước Nga, các nghị sỹ phải kê khai tài sản. Theo đó, họ phải kê khai việc mua nhà, cổ phiếu trong các công ty, xe hơi, nếu số tiền của quan chức hoặc thành viên gia đình quan chức chi cho một vụ mua bán vượt quá tổng thu nhập chính thức trong 3 năm của các thành viên gia đình họ. Cũng theo dự luật kê khai tài sản, quan chức nào không thể làm rõ sự khác biệt giữa thu và chi của gia đình có thể bị cách chức, tài sản gây tranh cãi có thể bị sung công. Nhưng các nhà làm luật cũng phải chứng minh được rằng tài sản gây tranh cãi đó được mua bất hợp pháp.
Theo xếp hạng công bố tháng 12/2011 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Nga xếp thứ 143 trong số 183 nước về chỉ số nhận thức tham nhũng, và bị coi là một trong những nền kinh tế lớn có tham nhũng nhiều nhất.
Theo 24h
4,5 triệu kiều bào là nguồn lực lớn của Việt Nam
Việt Nam đang có nguồn lực to lớn là 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài luôn hướng về quê hương, mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước, đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định.
Tại buổi công bố thông tin Hội nghị người Việt ở nước ngoài lần 2 diễn ra cuối tháng này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho biết, ý nghĩa của sự kiện này là đáp lại mong mỏi của đồng bào ở xa tổ quốc muốn có dịp gặp gỡ, giao lưu và tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Hội nghị người Việt ở nước ngoài lần 2 sẽ được tổ chức tại TP HCM. Chương trình có chủ đề: "Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước". Hội nghị sẽ khai mạc ngày 27/9, sau đó là 4 hội nghị chuyên đề diễn ra song song. Các đề tài gồm: bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc trí thức Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa doanh nhân kiều bào vì tương lai cộng đồng, đất nước...
Theo Thứ trưởng, mục đích của hội nghị là đánh giá đầy đủ và sát thực hơn về tình hình, xu hướng phát triển của người Việt ở nước ngoài. Đây cũng là dịp nhìn nhận hiệu quả của các chủ trương, chính sách đối với kiều bào. Từ đó làm cơ sở xây dựng các đề án vận động cộng đồng người Việt ở xa Tổ quốc đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Doanh nhân trẻ Nguyễn Minh Trí (đang kinh doanh tại Mỹ và TP HCM, Việt Nam) nhận giải thưởng từ Chủ tịch Trung tâm phát triển doanh nhân Mỹ gốc Á John Wang năm 2010. Ảnh: CTV.
Ông Sơn cho biết thêm, cách đây 3 tháng, Bộ Ngoại giao đã dẫn đoàn kiều bào đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ ra thăm Trường Sa. Chuyến đi giúp đồng bào nhìn thấy dấu ấn của người Việt trên quần đảo này, từ đó hiểu được quan điểm nhất quán của Việt Nam về vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
"Kiều bào là bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Chính phủ và Bộ Tài chính đang xem xét chính sách thu hút trí thức là Việt kiều. Dự kiến sắp tới sẽ có chương trình vinh danh kiều bào có thành tựu và đóng góp trong mọi lĩnh vực trên thế giới", ông Sơn nhấn mạnh.
Năm 2009, hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị thu hút sự tham dự của gần 900 đại biểu kiều bào từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và đại diện lãnh đạo trong nước.
Theo VNE
Tặng nhà cho con phải lập thành văn bản Việc bố mẹ bạn nói nhiều lần trước mặt cả gia đình sẽ cho bạn toàn bộ mảnh đất khi họ còn sống không được coi là căn cứ để xác lập quyền sở hữu cho bạn. Theo Điều 467 Bộ luật dân sự, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải...