Nga cam kết không đưa quân vào đông Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói quân đội Nga không có ý định tây tiến vào Ukraine.
Ngày 20/3, trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã hứa là Nga sẽ không dùng lực lượng quân sự tấn công vào khu vực phía đôngUkraine.
Trong cuộc điện đàm này, ông Hagel đã bày tỏ lo ngại về các động thái quân sự của Nga, tuy nhiên ông Shoigu đã đảm bảo rằng “lực lượng Nga đang triển khai ở biên giới chỉ là để diễn tập và không hề có ý định tiến vào Ukraine, và họ sẽ không có bất kỳ hành động xâm lược nào”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hỏi ông Shoigu cuộc diễn tập này sẽ kéo dài bao lâu, song ông Shoigu nhấn mạnh rằng “ông không thể khẳng định chắc chắn về thời gian kết thúc diễn tập”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (Ảnh: Getty Images)
Washington hiện đang theo dõi chặt chẽ các động thái quân sự của Nga tại khu vực biên giới phía đông Ukraine với nỗi quan ngại ngày càng lớn trong khi Nga ráo riết chuẩn bị các bước để sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình.
Nga đưa ra lời hứa không can thiệp quân sự trên trong bối cảnh Ukraine cảnh báo rằng họ sẽ có hành động quân sự đáp trả nếu Nga tìm cách tiến vào các khu vực có đông đảo người dân nói tiếng Nga ở khu vực miền đông nước này.
Hôm thứ Tư, Tổng Thư ký NATO Anders Rasmussen tuyên bố khối này rất lo ngại rằng Nga sẽ tiến xa hơn qua khu vực Crimea vào khu vực miền đông Ukraine.
Video đang HOT
Trong cuộc điện thoại kéo dài khoảng một giờ đồng hồ trên, ông Hagel đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Nga giải thích “ý định của Nga liên quan đến các lực lượng quân sự mà họ đang bố trí dọc biên giới phía đông và phía nam Ukraine”.
Hai bộ trưởng quốc phòng này cũng nhất trí sẽ tiếp tục đối thoại bất chấp căng thẳng đang lên cao. Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố những biện pháp trừng phạt mới trước động thái sáp nhập Crimea của Nga, trong khi Nga cũng đáp trả bằng cách tuyên bố lệnh cấm vận của họ đối với 9 quan chức Mỹ.
Mặc dù vậy, ông Obama đã loại trừ khả năng sử dụng lực lượng quân sự để can thiệp vào Ukraine, đồng thời nhấn mạnh sẽ tiếp tục tìm cách cô lập Nga trên trường quốc tế bằng các biện pháp cấm vận và ngoại giao.
Theo Khampha
Ukraine đào hào, điều xe tăng phòng ngừa Nga
Chính quyền Donetsk chi tiền xây dựng hệ thống hầm hào phòng thủ ngăn ngừa Nga.
Ngày 17/3, quân đội Ukraine đã hối hả điều nhiều xe tăng tới thung lũng Donbas, trong khi bộ binh đào hệ thống chiến hào dọc vùng đất này, làm nhiều người liên tưởng tới trận chiến xe tăng ác liệt nhất trong lịch sử từng xảy ra ở đây trong Thế Chiến II.
Vùng đất Donbas màu mỡ và nên thơ của Ukraine tiếp giáp biên giới với nước Nga này chính là nơi mà lực lượng Hồng Quân Liên Xô đã buộc các đơn vị thiết giáp khét tiếng Panzer của Đức Quốc xã phải chùn bước.
Còn lần này, khi các đơn vị xe tăng vốn rất ít ỏi của Ukraine được điều đến những cánh đồng lầy lội phía nam thành phố Donetsk như một động thái "giữ thể diện", những khẩu pháo xe tăng kiểu T-64 và T-72 lại chĩa thẳng về phía Nga.
Thiết giáp Ukraine rầm rập kéo tới khu vực biên giới giáp với Nga
Thế nhưng khi những chiếc xe tăng cũ kỹ này rầm rập tiến tới Donbas, họ đã ngay lập tức phải đối đầu với những người dân địa phương tìm cách cản đường. Tại ngôi làng Elenvola ở rìa đồng bằng Donbas, dân làng còn tỏ thái độ giận dữ với những cuộc hành quân kiểu này của binh lính Ukraine.
Ông Ivan Inozemev, một giám thị trại giam lên tiếng: "Người Nga và người Ukraine không muốn đánh nhau. Chúng tôi sẽ rất hạnh phúc khi trở thành một phần của Nga nếu điều đó xảy ra."
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea không khiến họ ngạc nhiên, tuy nhiên chính điều này lại khiến cho các binh sĩ Ukraine đang đóng quân ở các khu vực giáp biên giới với Nga trở nên kích động.
Các quan chức ở Donetsk đang phải đối mặt với trận chiến trên hai mặt trận. Moscow cảnh báo họ sẽ sẵn sàng can thiệp nếu người dân ở Donetsk khẩn cầu Nga giúp đỡ, trong khi ngày càng có nhiều người dân địa phương muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý kiểu Crimea.
Thống đốc Donetsk tuyên bố sẽ dành nguồn lực ít ỏi của địa phương để xây dựng một hệ thống chiến hào cùng các vị trí phòng thủ khác để chứng minh với người Nga rằng họ sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt nếu tấn công vào đây.
Sergei Taruta, một ông trùm luyện kim ở Ukraine trở thành lãnh đạo của Donetsk sau khi chính quyền lâm thời Ukraine lên nắm quyền tuyên bố: "Chi phí xây dựng hệ thống hầm hào này có thể ngang với giá trị của 15 chiếc trực thăng mới cứng."
Ngoài ra, Thống đốc Taruta còn tuyên bố áp dụng những chính sách mới trong thành phố Donetsk. Lần đầu tiên sau khi lên nắm quyền, Taruta tuyên bố sẽ xử lý các phong trào biểu tình thân Nga nổ ra ở đây.
Lính Ukraine đào hệ thống chiến hào ngăn chặn Nga
Một ngày sau khi nhiều người biểu tình đột nhập vào ba tòa nhà ở Donetsk, trong đó có trụ sở công ty của thống đốc, ông Taruta tuyên bố cảnh sát sẽ tăng cường bắt bớ và giải tán các cuộc tụ tập trái phép. Ông này hùng hồn: "Đã hết thời nhẹ tay rồi, bây giờ là lúc chúng tôi phải tự bảo vệ mình."
Tuyên bố của ông Taruta ngay lập tức được thử thách ở ngay trước tòa nhà hội đồng. Các lãnh đạo biểu tình thân Nga đã tụ tập tại đây để đưa ra yêu cầu của mình một cách hòa bình.
Một lãnh đạo biểu tình tên là Robert Donia tuyên bố rằng họ sẽ không dùng bạo lực để tìm đường đột nhập vào trụ sở chính quyền. Ông này nói: "Chúng tôi đã gửi yêu cầu đi. Hội đồng thành phố phải thông báo với Kiev về một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của chúng tôi. Họ phải chấp nhận điều này."
Trong khi đó, những người ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraine ở Kiev lại yêu cầu chính quyền địa phương ở Donetsk phải có cách xử lý cứng rắn hơn với người biểu tình thân Nga, đặc biệt là sau khi cuộc đụng độ nổ ra hôm thứ Năm tuần trước làm 1 người thiệt mạng. Việc Donetsk điều xe tăng, binh sĩ tới khu vực biên giới với Nga cũng nhằm thể hiện quyết tâm này.
Lực lượng biên phòng Ukraine ở Novoazovsk cũng tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát tại mũi đất tiếp giáp với lãnh thổ nước Nga, và rất nhiều người đang tỏ ra sợ hãi trước viễn cảnh vùng đất này bị chia cắt khỏi Ukraine.
Một người dân địa phương tại Novoazovsk nói: "Nếu việc ly khai diễn ra ở đây, chắc chắn nó sẽ dẫn tới chiến tranh. Một cuộc tàn sát thực sự khi những người anh em tấn công lẫn nhau. Tôi chỉ muốn mọi thứ lại trở lại yên bình như trước."
Theo Khampha
TT Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea độc lập Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận Crimea là một nhà nước độc lập, mở đường cho bán đảo này sáp nhập vào Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sắc lệnh được Điện Kremlin công bố ngày hôm qua (17/3) cũng công nhận thành phố cảng Sevastopol của Crimea, nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đang đồn trú,...