Nga cải tiến vũ khí từ xung đột ở Ukraine
Các nhà phân tích quân sự tiết lộ với hãng thông tấn Sputnik: Hoạt động quân sự ở Ukraine đã thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của Nga phát triển thêm, mặc kệ những lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Những loại vũ khí như xe tăng và máy bay đã có thêm sự cải tiến. Đổi mới máy bay là một trong những kế hoạch phát triển tiếp theo của ngành quốc phòng Nga.
Nga đã tăng đáng kể sản lượng vũ khí trong năm qua, bất chấp nguồn áp lực từ vô số lệnh trừng phạt. Trả lời phỏng vấn Sputnik nhân Ngày Thợ súng Nga 19/9, các nhà phân tích quân sự Nga đã trình bày về những loại vũ khí được cải tiến, cũng như những cải tiến nào đã được thực hiện trong lĩnh vực quốc phòng trong bối cảnh xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn.
Tổng thống Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu.
Theo ông Viktor Litovkin – cựu Đại tá quân đội Nga kiêm nhà phân tích quân sự, những thiết bị được sản xuất chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ, đạn pháo nhiều kích thước đa dạng, xe tăng, trực thăng và máy bay tùy theo mục đích, áo chống đạn và radio, ống nhòm, máy đo tầm xa. “Bất kỳ hoạt động quân sự nào, nhất là hoạt động quân sự quy mô lớn như chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chắc chắn sẽ tạo ra số lượng nhu cầu lớn từ phía Bộ Quốc phòng, cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp quân sự. Điều này chắc chắn là đúng… Hầu hết tất cả những lĩnh vực quốc phòng đều có động lực phát triển”, ông nói.
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhu cầu mua sắm quốc phòng đã tăng gấp 10 lần, nhất là nhu cầu về máy bay không người lái, thiết bị liên lạc và trinh sát.
Ông Litovkin cũng có chia sẻ tương tự: “Nhìn chung, tất cả những lĩnh vực liên quan đến việc cung cấp cho lực lượng vũ trang những hệ thống hỗ trợ chiến đấu cũng như hệ thống hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng công và thủ, tất cả đều đã được phát triển. Với Nga, hoạt động quân sự đặc biệt có tầm ảnh hưởng rất lớn”.
Phòng chống phương tiện bay không người lái (UAV)
Theo ông Dmitri Drozdenko – nhà phân tích quân sự và Tổng biên tập cổng thông tin Fatherland Arsenal, kể từ Thế chiến II, Nga chưa bao giờ thực hiện bất kỳ hoạt động quân sự với cường độ, sức mạnh và quy mô lớn như vậy. Ông nhấn mạnh: Chiến thuật, chiến lược và khoa học quân sự của Nga đã “xung đột” với phương Tây. Điều này đã thúc đẩy các nhà sản xuất vũ khí Nga khám phá thêm những lối tiếp cận mới, thu về kết quả tương xứng hoặc lạ thường. “Ví dụ điển hình nhất là biến máy bay không người lái dân dụng 4 cánh thành vũ khí đáng gờm. Trước đây, chúng tôi đã cố gắng ngụy trang xe tăng và xe bọc thép, tức là làm cho chúng trở nên vô hình trên chiến trường. Giờ đây, những phương tiện này đã được trang bị những thứ được gọi là “hiên nhà” hoặc “giỏ”. Đó là biện pháp phòng chống nguy cơ bị dội bom từ máy bay không người lái… Sau đó, máy bay không người lái FPV xuất hiện, và kết quả là, lớp phòng vệ đặc biệt cũng xuất hiện, và hiện đang được lắp đặt với số lượng lớn trong các xưởng”, trích lời giải thích của ông Dmitri Drozdenko.
Máy bay không người lái kamikaze Lancet của Nga đã tiêu diệt các vũ khí của phương Tây do Ukraine triển khai trong cuộc chiến đang diễn ra.
Tại Diễn đàn Kỹ thuật – Quân sự Nga Army 2023 – được tổ chức vào tháng 8 vừa qua tại Công viên Patriot ở Moscow, một chiếc xe tăng T-90M của Nga đã được trưng bày. Phần thân trên của xe có tích hợp khả năng phòng thủ chống tên lửa chống tăng Javelin và UAV. Bên cạnh đó, một mẫu xe bộ binh chiến thuật 4×4 đa năng siêu bảo vệ mới, gọi là Tigr-M, cũng đã được ra mắt trong buổi triển lãm này.
Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu nhiều phương tiện quân sự khác với khả năng bảo vệ bổ sung phòng chống UAV, được thiết kế dựa trên kinh nghiệm từ hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Video đang HOT
Giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan trong cuộc chiến phản pháo
Ông Dmitri Drozdenko trình bày tiếp: Chiến thuật pháo binh đang ngày càng đóng góp vai trò lớn trên chiến trường. Khi tham gia vào cuộc chiến phản pháo (tập trung vào việc phá hủy hoặc vô hiệu hóa những hệ thống hỗ trợ hỏa lực của đối phương), những loại pháo nòng dài M-47 152mm thời Liên Xô (ví dụ: 2S19 Msta-S) có thể bị những loại pháo nòng dài M-52 155 mm của NATO vượt mặt, vì phạm vi tấn công của M-52 lớn hơn. Vị chuyên gia giải thích chi tiết: “Trong trường hợp này, tầm bắn của pháo rất quan trọng: Trong một cuộc chiến phản pháo, nếu địch bắn vào bạn từ khoảng cách tối đa và bạn không thể tiếp cận địch, thì đó là một vấn đề”.
Nhằm giải quyết vấn đề nan giải này, các thợ chế tác súng của Nga đã tạo ra 2S35 Koalitsia-SV, một loại pháo tự hành được kỳ vọng sẽ đóng vai trò bổ sung và thay thế cho 2S19 Msta của Nga. Koalitsia được trang bị đạn pháo 152,44 mm hoặc 155 mm, có tầm bắn tối đa 80 km và tốc độ bắn 16 phát/phút. Ông Drozdenko nhấn mạnh, đặc tính chiến đấu của Koalitsiya sẽ cho phép nó tiếp cận những loại pháo của NATO, hệt như pháo tự hành CAESAR của Pháp.
Nhà phân tích cũng cho biết: UAV kamikaze Lancet của Nga (loại UAV cảm tử, hay được gọi là “đạn dược lảng vảng”) cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong cuộc chiến phản pháo. “Bằng cách sử dụng Lancet để tấn công, chúng tôi đã đẩy lùi pháo binh phương Tây ra khỏi tiền tuyến. Nhờ đó, chúng tôi đã cải thiện được chất lượng mạch điều khiển pin… Đó là một sự cải tiến, một sự cải tiến cực kỳ lớn”, ông nhấn mạnh.
Xe tăng T-90 được quân đội Nga sử dụng ở Ukraine.
Vũ khí đặc biệt hiệu quả
Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga hiện được chia làm 3 tổ nhằm đáp ứng kịp nhu cầu của quân đội Nga. Theo ông Pavel Kalmykov – nhà phân tích tại một văn phòng phân tích quân sự và chính trị kiêm trung tá lực lượng dự bị, cuộc xung đột ở Ukraine đã chỉ ra cho Nga một bài học: Cần phải phát triển và cải tiến vũ khí với độ chính xác cao. “Tôi nói đến tên lửa hành trình Kalibr, cùng nhiều loại tên lửa trên không có độ chính xác cao. Danh sách khá là dài: Tên lửa siêu thanh Kinjal, tên lửa trên mặt đất Iskander v.v… Rõ ràng ta là cần phải tăng sản lượng của chúng”, ông Kalmykov tuyên bố.
Theo vị chuyên gia quân sự này, bom dẫn đường có độ sát thương lớn của Nga cũng tỏ ra hữu ích, vì họ có thể thả chúng từ trên không mà không cần phải tiến vào vùng phòng không của đối phương. Và quả bom sẽ được điều khiển bằng GPS hoặc tín hiệu tương tự. Ngoài ra, xe tăng chiến đấu cũng đã xuất hiện trở lại một cách “ngoạn mục”.
Về điều này, ông Pavel Kalmykov giải thích: “Gần đây, với cường độ hoạt động chiến đấu yếu, vai trò của xe tăng nhìn chung đã bị lãng quên và dường như sắp trở thành món đồ của quá khứ. Mọi thứ đều được quyết định thông qua hàng không, pháo binh v.v… Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine cho thấy, trong một chiến trường quân sự rộng lớn, xe tăng vẫn đóng vai trò quyết định; khi hai bên đội quân giáp mặt nhau với quy mô lớn, thì vai trò của xe tăng rất quan trọng”.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk.
Vũ khí của tương lai
Theo các nhà phân tích, ngành sản xuất vũ khí của Nga đã học được rất nhiều điều từ cuộc xung đột đang diễn ra. Dựa trên cơ sở này, họ đã sản xuất ra được thêm nhiều hệ thống mới.
Ông Pavel Kalmykov tiết lộ: “Thứ nhất, tất cả các nhà phân tích đều khẳng định rằng, nhờ có sự hỗ trợ của máy bay không người lái, ta có thể điều khiển hỏa lực pháo binh với độ chính xác đáng kể”.
Nguyên tắc là như sau: Bắn lần lượt. Nguyên tắc này được áp dụng cho bất kỳ hệ thống pháo binh nào, cũng như hệ thống phóng nhiều tên lửa hay thậm chí là súng thần công. Nhờ vậy, đạn sẽ bắn trúng mục tiêu một cách chuẩn xác. Ông tiếp tục: “Bây giờ, nếu vấn đề này được giải quyết, xung đột sẽ chuyển sang một cấp độ hoàn toàn khác, chiến thuật tác chiến sẽ thay đổi. Hiện tại, các nhà sản xuất vũ khí của Nga đang nghiên cứu cách tạo ra những hệ thống sử dụng máy bay không người lái nhằm căn chỉnh pháo sao cho nhắm chính xác vào mục tiêu”.
Thứ hai, Nga đang cải thiện hệ thống tác chiến điện tử (EW). Trước đó, các cựu quan chức Lầu Năm Góc của Mỹ đã thừa nhận rằng hệ thống tác chiến điện tử của Nga là không ai sánh kịp. Giới chuyên gia quân sự Nga cũng nói bóng gió rằng hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga có thể làm gián đoạn hoạt động của các vệ tinh, hay thậm chí là vô hiệu hóa Starlink của SpaceX nếu cần thiết.
Thứ ba, theo ông Pavel Kalmykov, quân đội Nga đã nắm được những mẫu vũ khí mới nhất của phương Tây: Hệ thống phóng tên lửa đa nòng, xe tăng và pháo tự hành trong nhiều trận chiến. Vị chuyên gia cho biết, tất cả những điều này đều đang được nghiên cứu. Do đó, tổ hợp công nghiệp-quân sự quốc gia đang có được cơ hội sử dụng những giải pháp kỹ thuật tốt nhất.
Cuối cùng, ngành quốc phòng Nga đang nghiên cứu những loại vũ khí tiên tiến dựa vào “những nguyên tắc vật lý mới”, phỏng theo tuyên bố gần đây của Tổng thống Vladimir Putin. Dù nhà lãnh đạo Nga không cung cấp thêm thông tin chi tiết, nhưng giới quan sát thì cho rằng, loại vũ khí hiện đại này có thể sẽ tích hợp cả vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí điện từ, vũ khí địa vật lý, vũ khí phóng xạ v.v… Theo cựu quân nhân Nga và nhà quan sát Viktor Murakhovsky, rất có thể ông Vladimir Putin đang đề cập về tia laser và những loại vũ khí khác dựa theo vật lý năng lượng cao
Sự phụ thuộc kinh tế mới của Nga vào các quốc gia 'thân thiện'
Ai được coi là quốc gia thân thiện trong bối cảnh địa chính trị hiện tại của Nga? Nga đã áp dụng những bước đi và chiến lược nào để tăng cường giao dịch với họ? Thực tế và thách thức hiện nay đang ảnh hưởng đến các mối quan hệ này là gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tới tham dự Diễn đàn cấp cao "Vành đai và Con đường" lần thứ ba tại Bắc Kinh ngày 17/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bình luận với tờ Tin tức Arab (Arabnews) ngày 5/11, Tiến sĩ Diana Galeeva tại Đại học Oxford cho rằng, trong cuộc họp về các vấn đề kinh tế vào cuối tuần trước, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tuyên bố rằng tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 2,8% trong 9 tháng đầu năm nay.
Trong tháng 9, tỷ lệ tăng trưởng đã tăng gần gấp đôi - hơn 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các lĩnh vực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ông Mishustin liệt kê doanh thu phi dầu khí tăng 30% so với năm 2022. Ngoài ra, sản xuất hàng công nghiệp đã tăng hơn 3% từ tháng 1 đến tháng 9/2023.
Là một nhà quan sát về cuộc xung đột Nga - Ukraine và tác động của cuộc chiến đối với bối cảnh địa chính trị đang thay đổi, theo Tiến sĩ Galeeva, điều thú vị nhất trong số những kết quả này là xu hướng đang diễn ra của Nga nhằm tăng cường hợp tác với các quốc gia "thân thiện", bất chấp phản ứng và áp lực kinh tế của phương Tây.
Theo Bộ Phát triển Kinh tế Nga, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, kim ngạch thương mại với các quốc gia "thân thiện" đã tăng 22%. Điều này rất có nghĩa liên quan đến khả năng quản lý kinh tế của Nga trong bối cảnh hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh phương Tây.
Vậy ai được coi là quốc gia thân thiện trong bối cảnh địa chính trị hiện tại của Nga? Nga đã áp dụng những bước đi và chiến lược nào để tăng cường giao dịch với họ? Thực tế và thách thức hiện nay đang ảnh hưởng đến các mối quan hệ này là gì?
Các thuật ngữ "thân thiện" và "không thân thiện" nổi lên như một phần trong phản ứng của Nga đối với các quốc gia ủng hộ hoặc không ủng hộ các biện pháp trừng phạt kinh tế do phương Tây dẫn đầu đối với Moskva sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng nổ. "Thân thiện" thường bao gồm những nước thể hiện sự ủng hộ ngoại giao với Moskva hoặc ít nhất là giữ quan điểm trung lập trước các hành động của Nga vào tháng 2/2022. Trong số này có thể liệt kê khoảng 25 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Saudi Arabia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và Belarus.
Mặc dù Nga coi các quốc gia này là "thân thiện" ngoại giao, nhưng Moskva cũng nhận ra tầm quan trọng của họ trong việc vượt qua các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Có lẽ tác động rõ ràng nhất là chiến lược của Nga nhằm thay thế các quốc gia "không thân thiện" bằng các quốc gia "thân thiện" trong các thỏa thuận kinh tế của mình. Chẳng hạn, vào tháng 10/2022, Tổng thống Vladimir Putin đã chia sẻ ý định của Điện Kremlin cho phép các công ty từ các nước thân thiện tham gia vào các dự án khai thác mỏ trên lãnh thổ Nga.
"Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn bè và đối tác khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng của chúng tôi. Tại sao không? Chúng tôi đã làm điều tương tự với người châu Âu và người Mỹ, nhưng họ đã chọn rời khỏi thị trường của chúng tôi", ông Putin nói.
Chiến lược này được hỗ trợ bởi những cơ chế do các tổ chức tài chính quan trọng của Nga tạo ra đối với các quốc gia thân thiện. Vào tháng 10/2023, Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố đang xem xét khả năng dần dần tiếp nhận những người nước ngoài thân thiện đầu tư vào thị trường Nga. Sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây, Ngân hàng Trung ương Nga đã đóng băng các khoản đầu tư của người không có cư trú vào thị trường Nga, nhưng các nhà đầu tư từ các nước thân thiện hiện đã được gia hạn quyền tiếp cận.
Một diễn biến khác là những nỗ lực vượt qua các biện pháp trừng phạt của phương Tây thông qua hoạt động tài trợ và ngân hàng Hồi giáo, được thiết kế để thu hút một số quốc gia thân thiện từ thế giới Hồi giáo. Sau các cuộc thảo luận kéo dài, vào tháng 9 năm nay, Nga cuối cùng đã ra mắt ngân hàng Hồi giáo lần đầu tiên như một phần của chương trình thí điểm kéo dài hai năm. Loại ngân hàng này đã được thành lập tại các khu vực có đa số người Hồi giáo như Tatarstan, Bashkortostan, Dagestan và Chechnya. Nếu chương trình thành công, kế hoạch sẽ là áp dụng các quy định mới trên khắp nước Nga.
Cuối cùng, Nga đã có thông báo riêng rằng các biện pháp đang được thực hiện để đơn giản hóa quy trình đầu tư cho các nước thân thiện.
Tăng trưởng kinh tế của Nga đạt 2,8% trong 9 tháng đầu năm nay. Ảnh: RIA Nosvoti
Rủi ro
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhờ những nỗ lực tăng cường liên kết này, nhưng sự phụ thuộc của Moskva vào các quốc gia thân thiện đã ảnh hưởng đến Nga theo một số cách. Điều này bao gồm việc các nhà đầu tư Nga bị các ngân hàng và nhà môi giới từ các quốc gia mà Điện Kremlin cho là thân thiện lôi kéo. Vì vậy, không chỉ "tiền phương Tây" đã rời khỏi thị trường Nga mà tiền của các nhà đầu tư Nga cũng đã rời đi một phần hoặc đang rời đi, theo Ivan Chebeskov, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính Nga.
Ngoài ra, xung đột từ lâu đã báo hiệu nguy cơ dịch chuyển đầu tư tư nhân. "Nếu niềm tin của các nhà đầu tư tư nhân vào thị trường chứng khoán Nga giảm sút, sẽ có nguy cơ tiết kiệm của người dân bằng các công cụ tài chính nước ngoài tăng lên và dòng tiền chảy khỏi hệ thống ngân hàng Nga", ông Chebeskov cảnh báo.
Một thực tế đáng lo ngại khác xuất hiện vào cuối tháng 7 vừa qua, khi những người bán ròng cổ phiếu Nga chủ yếu là các nhà đầu tư từ các quốc gia thân thiện.
Tổng cộng, họ đã bán số chứng khoán trị giá 10,4 tỷ rúp (113 triệu USD), đây là giá trị kỷ lục trong một năm rưỡi qua, theo tờ Kommersant.
Tóm lại, Tiến sĩ Diana Galeeva kết luận, Nga đang phát triển chiến lược liên quan đến hợp tác với các quốc gia thân thiện nhằm khắc phục những hạn chế do lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra và chiến lược này là tích cực, có thể thực hiện được. Cùng với cơ hội tham gia vào các dự án khác nhau và cơ hội đầu tư dễ dàng hơn, ngân hàng Hồi giáo mới thành lập đang được coi là một giải pháp thay thế thực sự cho các thị trường phương Tây. Tuy nhiên, các chính sách không phải là không có rủi ro hoặc sự không chắc chắn. Điều này bao gồm sự dịch chuyển đầu tư tư nhân và các quốc gia thân thiện có thể thu hút các nhà đầu tư Nga rời khỏi đất nước.
Những thách thức vẫn còn và có khả năng cần thời gian để Nga hội nhập sâu hơn với các quốc gia thân thiện nhằm đạt được lợi ích đầy đủ và bền vững. Nhưng rõ ràng trong ngắn hạn, các quốc gia thân thiện đang đóng một vai trò thiết yếu trong việc giúp Nga duy trì tăng trưởng kinh tế. Họ cũng là những đối tác chính trong các thỏa thuận năng lượng, thương mại cũng như là động lực và tư vấn trong việc tạo ra các hệ thống tài chính thay thế.
Tác động của xung đột ở Gaza với mối quan hệ Nga - Israel Quan hệ xấu đi giữa Nga và Israel có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của Nga là một cường quốc đóng vai trò trung gian hòa giải ở Trung Đông. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải). Ảnh: Politico Nhận định trên trang web của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (CEIP) mới...