Nga cách chức chỉ huy lực lượng tại Syria
Trung tướng Sergey Kisel trước đó đã được cử tới Syria sau khi lực lượng do ông chỉ huy, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1, thất bại trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột với Ukraine.
Trung tướng Sergey Kiselyov. Ảnh: uawire
Theo thông tin từ kyivpost, Cục tình báo Ukraine cho biết, Moskva đã cách chức Trung tướng Sergey Kisel, chỉ huy lực lượng Nga tại Syria. Mặc dù chưa có xác nhận chính thức từ phía Nga, các nguồn tin cho rằng tướng Alexander Chaiko có thể đã được bổ nhiệm thay thế ông Kisel.
Trung tướng Sergey Kisel trước đó đã được cử tới Syria sau khi lực lượng do ông chỉ huy, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1, thất bại trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột với Ukraine. Việc Kisel bị thay thế dường như là một phần trong chuỗi chỉ trích từ các kênh truyền thông Nga đối với cách xử lý nhân sự quân sự hiện tại.
Báo cáo của tình báo Ukraine còn nhấn mạnh những thiệt hại mà Nga phải gánh chịu tại Syria trong những ngày gần đây.
Đáng chú ý, Đô đốc Alexander Moiseyev, chỉ huy Hải quân Nga, được cho là đã xuất hiện tại căn cứ hải quân Tartus, một động thái làm dấy lên đồn đoán về khả năng điều chỉnh chiến lược tại khu vực này.
Video đang HOT
Trong những ngày gần đây, giao tranh ở Syria ngày càng gia tăng và tình hình tại các tỉnh có tầm chiến lược quan trọng như Aleppo, Hama và Idlib vẫn vô cùng phức tạp. Hoạt động quân sự ngày càng gia tăng, bao gồm cả nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), đòi hỏi một cách tiếp cận cứng rắn và phối hợp hơn trong hoạt động chỉ huy chiến đấu.
Tướng Kisel, được bổ nhiệm vào vị trí trên theo hình thức luân phiên, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động quân sự của Nga tại Syria, kể cả hỗ trợ quân đội Syria, tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các vị trí của phiến quân và đảm bảo an ninh cho các căn cứ của Nga trong khu vực. Nếu các tay súng tấn công vào thành phố Hama chiếm được thành phố này trong tương lai gần, thì mục tiêu tiếp theo của họ sẽ là thành phố Homs có tầm quan trọng chiến lược.
Theo các nhà phân tích, việc để mất các điểm dân cư then chốt này có thể dẫn đến những thay đổi căn bản trong cán cân sức mạnh trong khu vực. Các chuyên gia cảnh báo nếu thành công ở Hama và Homs, một số lực lượng vũ trang có thể tiến tới các khu vực ven biển của Syria để tiếp cận Địa Trung Hải.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 1/12, phát biểu trong buổi tiếp Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi tại Damascus, Tổng thống Syria Bashar al-Assad khẳng định sẽ tiếp tục cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố “với tất cả sức mạnh và quyết tâm”.
Theo hãng thông tấn nhà nước SANA, Tổng thống Assad đã nhấn mạnh rằng cuộc chiến đấu của Syria nhằm chống lực lượng phiến quân không chỉ phục vụ lợi ích quốc gia và còn vì sự ổn định của cả khu vực. Ông Assad nêu rõ: “Đương đầu với chủ nghĩa khủng bố, triệt phá cơ cấu tổ chức của chúng và làm cạn kiệt nguồn lực của khủng bố có lợi cho cả khu vực”.
Tổng thống Syria cũng nêu bật tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ các đồng minh trong việc chống lại các cuộc tấn công khủng bố do các thế lực bên ngoài hậu thuẫn.
Về phần mình, ông Araghchi đã truyền đạt thông điệp của các nhà lãnh đạo Iran về sự ủng hộ của nước Cộng hòa Hồi giáo, khẳng định cam kết của Tehran đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ toàn diện cho Damascus trong cuộc xung đột đang diễn ra ở quốc gia Trung Đông này.
Chuyến thăm Damascus của Ngoại trưởng Iran diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang khi quân đội Syria đang tham gia vào các cuộc giao tranh quyết liệt với các nhóm phiến quân. Tình hình trên thực địa cho thấy lực lượng phiến quân đã triển khai nhiều cuộc tấn công và giành được quyền kiểm soát các tỉnh Aleppo và Idlib.
Tại sao Tổng thống Syria đến thăm Nga?
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Syria đang phục hồi sau nội chiến và nỗ lực bình thường hóa quan hệ với các quốc gia Arab.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Syria Bashar Assad tại Moskva. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai nước, tình hình ở Trung Đông và những nỗ lực chung để vượt qua các thách thức trong khu vực.
Ivan Bocharov, điều phối viên chương trình tại Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga (RIAC) cho rằng, ngoài các vấn đề khu vực, hai bên có thể đã đề cập đến việc phục hồi sau cuộc nội chiến của Syria. , Ông Bocharov nhắc lại rằng năm ngoái, Syria đã bình thường hóa quan hệ với một số quốc gia Arab và nước này đã được gia hạn tư cách thành viên trong Liên đoàn các quốc gia Arab, với sự hỗ trợ của Nga.
Chuyên gia Bocharov lưu ý: "Nga ủng hộ nguyện vọng của Saudi Arabia tham gia vào các định dạng hợp tác đa phương, như BRICS, và hỗ trợ đưa các khoản đầu tư từ các quốc gia Arab giàu có vào Syria".
Ông Bocharov cũng dự báo rằng các bên có thể đã thảo luận về tình hình xung quanh Dải Gaza và vấn đề người Kurd ở Syria. Ông Bocharov giải thích: điều này là vì Moskva có thể đóng vai trò trong việc giải quyết cuộc xung đột này thông qua đối thoại giữa Chính phủ Syria và lực lượng người Kurd địa phương.
Về phần mình, Ikbal Durre, Phó Giáo sư tại Đại học Ngôn ngữ Nhà nước Moskva, sau khi Damascus nới lỏng lập trường về việc rút quân của Thổ Nhĩ Kỳ, cơ hội đã mở ra cho khả năng nối lại các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Trước đây, Tổng thống Assad nhấn mạnh rằng việc bắt đầu bất kỳ cuộc đối thoại nào sẽ phụ thuộc vào việc rút quân. Tuy nhiên, hiện tại, Tổng thống Syria đã sẵn sàng thảo luận về khung thời gian cho việc rút quân.
Chuyên gia Durre lưu ý rằng một điểm bế tắc khác đối với các cuộc đàm phán Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là vấn đề người Kurd ở Syria, mà Ankara coi là lực lượng thù địch. Thổ Nhĩ Kỳ không muốn người Kurd sống dọc biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ nhận được bất kỳ địa vị chính trị nào.
Điều này đang làm trì hoãn quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Damascus và Ankara. Ông Durre cho rằng Ankara khó có thể rút quân cho đến khi vấn đề người Kurd được giải quyết, nhưng các cuộc đàm phán có thể khởi động một quá trình hòa giải giữa hai nước thông qua sự trung gian từ Moskva.
Đằng sau việc Saudi Arabia bổ nhiệm đại sứ đầu tiên tại Syria sau hơn một thập kỷ Đây động thái mới nhất trong quá trình bình thường hóa giữa Saudi Arabia với Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) gặp Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammad bin Salman Al Saud. Ảnh: SANA Saudi Arabia đã bổ nhiệm một đại sứ mới tại Syria vào ngày 26/5, động thái mới nhất trong việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa...