Nga: Các lệnh trừng phạt không ảnh hưởng tới xuất khẩu vũ khí
Các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga không ảnh hưởng tới các thương vụ xuất khẩu vũ khí trị giá nhiều tỷ USD của nước này, tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga ngày 13/8 tuyên bố.
(Ảnh minh họa)
“Các lệnh trừng phạt không ảnh hưởng tới các thị trường của chúng tôi”, hãng tin Interfax dẫn lời phát ngôn viên của tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport tại triển lãm vũ khí OboronExpo-2014, được tổ chức ở ngoại ô Mátxcơva.
Ông Igor Sevastyanov, phó giám đốc Rosoboronexport, cho biết rằng việc xuất khẩu vũ khí trên bộ, vốn chiếm khoảng 10-12% tổng vũ khí xuất khẩu, dự kiến sẽ tăng lên.
“Các cuộc xung đột cục bộ không phải lúc nào cũng cần các máy bay, tàu ngầm, các hệ thống phòng không”, ông Sevastyanov. “ Xe tăng, pháo, súng tự động và súng trường là những thứ luôn cần đến”.
Video đang HOT
Rosoboronexport dự đoán sẽ xuất khẩu khoảng 13 tỷ USD các loại vũ khí và thiết bị trong năm nay, tương đương năm ngoái, bất chấp các lệnh trừng phạt.
Liên minh châu Âu và Mỹ trước đó đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga vì sáp nhập bán đảo Crimea và hỗ trợ lực lượng ly khai thân Nga ở đông Ukraine.
Các lệnh trừng phạt của EU bao gồm một lệnh cấm mua bán vũ khí mới với Nga.
An Bình
Theo dantri/AFP
Mỹ bất ngờ ngừng mua trực thăng vũ trang Nga
Bộ Quốc phòng Mỹ bất ngờ hủy bỏ kế hoạch mua thêm 15 trực thăng vũ trang Mi-17 của Nga theo yêu cầu của Thượng viện nước này.
Ngày 13/11, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố họ sẽ không mua thêm bất cứ máy bay trực thăng vũ trang Mi-17 nào từ nhà xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga sau khi hoàn tất gói hợp đồng trị giá 572 triệu USD được ký hồi tháng 6.
Người phát ngôn Maureen Schumann của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Bộ Quốc phòng đã đánh giá lại các yêu cầu mua sắm gói trực thăng này sau khi tham vấn với Quốc hội. Hiện tại chúng tôi không có bất cứ kế hoạch nào mua sắm thêm trực thăng Mi-17 của Nga ngoài 86 chiếc đã mua để trang bị cho quân đội Afghanistan."
Trực thăng vũ trang Mi-17 được Mỹ trang bị cho quân đội Afghanistan
Lầu Năm Góc nói rằng Rosoboronexport là nguồn xuất khẩu duy nhất trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất cho quân đội Afghanistan kể từ những năm 1980. Tuy nhiên các nghị sĩ Mỹ đã phản đối thương vụ mua sắm này vì Rosoboronexport cũng đã cung cấp vũ khí cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Thượng nghị sĩ John Cornyn cho biết: "Tôi hoan nghênh quyết định của Bộ Quốc phòng chấm dứt kế hoạch mua thêm trực thăng Nga. Làm ăn với nhà cung cấp loại trực thăng này là một sự phá sản về đạo đức, và nước Mỹ chúng ta không nên tiếp tay cho chế độ của Assad."
Với quyết định này, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ không tiếp tục bỏ ra 345 triệu USD để mua thêm 15 trực thăng Mi-17 của Nga sau khi ủy ban quốc phòng của Thượng viện bác bỏ yêu cầu này trong năm tài khóa 2013.
Gói hợp đồng trị giá 572 triệu USD ký hồi tháng 6 sẽ cung cấp cho quân đội Afghanistan 30 trực thăng vũ trang Mi-17.
Từ hồi tháng 8, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi Bộ Quốc phòng "cắt đứt hoàn toàn quan hệ làm ăn" với Rosoboronexport, trong đó có việc hủy bỏ hợp đồng ký hồi tháng 6.
Theo tổ chức nghiên cứu GlobalSecurity.org ở Virginia, hãng Rosoboronexport ở Moscow chiếm tới 85% lượng xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2010. Theo Lầu Năm Góc, đây là công ty duy nhất của Nga kiểm soát việc xuất khẩu trực thăng vũ trang Mi-17 ra nước ngoài.
Trí Dũng (Theo Bloomberg
Việt Nam là khách hàng nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga Tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2012 đạt 15,7 tỉ USD và Việt Nam là một trong những khách hàng nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga. Tàu ngầm lớp Kilo mà Nga đóng cho Việt Nam, mang tên Hà Nội - Ảnh: TTXVN Nga hiện là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu...