Nga ca ngợi vũ khí Trung Quốc: Lý giải về lợi ích
Trong thời gian gần đây báo chí Nga liên tiếp có những bài viết ca vũ khí Trung Quốc – sự ca ngợi được cho là mang động cơ riêng của Nga.
Mới đây nhất tờ Military-Industrial Courier của Nga nhận định, Trung Quốc sẽ trở thành nhà sản xuất máy bay không người lái (UAV) lớn nhất thế giới trong 10 năm tới. Theo các phân tích trong ngành công nghiệp quân sự, tờ báo Nga cũng cho hay số lượng UAV của Trung Quốc được mua bán trên thị trường thế giới cũng sẽ chiếm 1/2 giao dịch toàn cầu trong một thập niên tới.
Theo tờ Military-Industrial Courier, không thể phủ nhận là trong 10 năm qua, Trung Quốc đã có những bước tiến đột phá trong quá trình nghiên cứu và phát triển UAV.
Điển hình, tại Cuộc triển lãm Hàng không và Không gian vũ trụ quốc tế Trung Quốc được tổ chức thường niên trong những năm gần đây tại thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông, các nhà sản xuất Trung Quốc đã giới thiệu hơn 20 mẫu UAV mới như WZ-200 năm 2000 và AN-229A năm 2008.
Video đang HOT
UAV Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm quốc phòng hồi tháng 8/2014 tại Thiên Tân.
Ngoài ra, trong mấy năm trở lại đây, Trung Quốc cũng đã bắt đầu xuất khẩu UAV ra một số nước. Hồi tháng 6/2013, truyền thông Trung Quốc cho hay các mẫu UAV nội địa đã được bán cho 3 nước nhưng không nêu tên và Bắc Kinh đang trong quá trình đàm phán với 5 quốc gia khác.
Bài báo cũng từng đề cập tới việc các Ả Rập Xê-út đã mua thế hệ UAV hoạt động tầm xa ở độ cao trung bình Chengdu Pterodactyl I của Trung Quốc hồi tháng 5/2014. Song, số lượng UAV Chengdu trong thương vụ này không được tiết lộ.
Tờ Military-Industrial Courier nhấn mạnh Trung Quốc sẽ sớm thúc đẩy chương trình quảng cáo UAV nội địa nhằm thu hút các khách hàng đến từ châu Phi và Trung Đông. Bởi so với giá thành UAV phương Tây, UAV của Trung Quốc có giá bán khá thấp và không vấp phải những điều kiện giới hạn xuất khẩu.
Được biết, trong danh sách những vũ khí Trung Quốc sản xuất được Nga ca ngợi còn có dòng tiêm kích nhái của Sukhoi và chiến đấu cơ J-10B. Để ca ngợi những tiêm kích đã sao chép của mình, báo chí Nga khẳng định &’hàng nhái’ Sukhoi sẽ bắn Rafale (Pháp sản xuất) rụng như muỗi nếu xảy ra đối đầu.
Tiêm kích J-11 được sao chép từ Su-27 của Nga
Không chỉ dừng lại ở đó, Nga còn khẳng định sẽ hậu thuẫn Trung Quốc phát triển dòng chiến đấu cơ J-10B để đối đầu với máy bay F-15J của Nhật Bản. Sự ưu ái thái quá của phương tiện truyền thông Nga dành cho vũ khí Trung Quốc đã được truyền thông quốc tế bóc mẽ.
Mục đích của Nga không nằm ngoài việc để Trung Quốc bán được nhiều vũ khí. Nếu Bắc Kinh bán được thì Nga cũng dự phần vì thành phần cơ bản trong những vũ khi do Trung Quốc sản xuất vẫn phải mua của Nga. Chuyện này ngày càng quan trọng vì bản thân Nga cũng đang mất thị phần trong những nước mới nổi.
Theo Reuters, không phải ngẫu nhiên mà Nga ca ngợi dòng tiêm kích sao chép của Sukhoi, bởi hiện nay dòng tiêm kích này đang được Trung Quốc tiếp thị ra thị trường thế giới và nếu thành công, Nga cũng kiếm lời không nhỏ ở những thương vụ này bởi hiện nay những chiến đấu cơ loại này đang sử dụng phần lớn động cơ do Nga sản xuất.
Không những vậy, Nga còn cam kết cung cấp đủ động cơ để Trung Quốc phát triển chiến đấu cơ J-10B có thể đối đầu với tiêm kích F-15J của Nhật Bản trong cuộc đối đầu tiềm tàng trong tương lai.
Theo Đất Việt