Nga ‘bứt’ liên kết yếu nhất trong EU

Theo dõi VGT trên

Tranh thủ sự ủng hộ của các nước nhỏ và khó khăn bằng những thỏa thuận kinh tế, Nga đang nện búa vào những rạn nứt trong Liên minh châu Âu (EU) và từ đó tìm cách loại bỏ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Nga bứt liên kết yếu nhất trong EU - Hình 1

Tổng thống Nga Putin (phải) và người đồng cấp Cộng hòa Síp Nicos Anastasiades. Ảnh: Stratfor

Khi Síp thu giữ hàng trăm triệu USD tiền gửi ngân hàng, trong đó cả tiền của người Nga theo thỏa thuận quốc tế hai năm trước để cứu hệ thống tài chính sụp đổ, Tổng thống Vladimir V. Putin lên án động thái này là “nguy hiểm” và “không công bằng”, cảnh báo mối quan hệ hai nước có thể xấu đi.

Tuy nhiên, ông Putin hồi tháng hai lại tươi cười khi đón tiếp Tổng thống Síp, Nicos Anastasiades, tại Moscow. Ông ca ngợi mối quan hệ với quốc gia Địa Trung Hải là “luôn thật sự hữu nghị và cùng có lợi”. Nga còn đồng ý gia hạn hợp đồng cho vay 2,5 tỷ USD có nhiều điều khoản có lợi cho Síp.

Sự thay đổi từ giận dữ sang tuyên bố tình hữu nghị thể hiện chiến thuật tinh tế của Putin và cho thấy quyết tâm mạnh mẽ thoát khỏi lệnh trừng phạt của phương Tây.

Theo New York Times, ông Putin nhắm mục tiêu vào những liên kết yếu nhất, tức các nước khó khăn trong EU, thông qua các biện pháp “quyến rũ”, hứa hẹn về tiền bạc, lập luận về quan hệ trong lịch sử và ý thức hệ. Mục tiêu của Nga rõ ràng là nhằm khẳng định tầm ảnh hưởng với các nước này và từ đó phá vỡ sự đoàn kết vốn mong manh của phương Tây về xung đột Ukraine.

Tân Thủ tướng Hy Lạp, Alexis Tsipras hôm nay là lãnh đạo tiếp theo đến thăm Moscow. Trước chuyến đi, ông Tsipras tuyên bố phản đối lệnh trừng phạt với Nga, miêu tả chúng là “chính sách bế tắc”.

Hôm 5/4, nỗ lực lôi kéo các nước ủng hộ Nga đã mở ra một rạn nứt mới trong EU, sau khi đại sứ Mỹ ở Prague chỉ trích quyết định đến dự cuộc diễu binh ở Moscow ngày 9/5 của Tổng thống Cộng hoà Czech Milos Zeman. Ông Putin hồi tháng hai đến thăm Hungary, một thành viên khác của EU để xúc tiến các thỏa thuận kinh tế.

Nga cho đến nay đã chưa thể biến những cú bắt tay đó thành một cột trụ cụ thể để chống đỡ biện pháp trừng phạt của EU. Tuy nhiên, áp lực dẫn đến rạn nứt bên trong liên minh thì ngày càng được bồi đắp.

Quân cờ trong cuộc chơi của các ông lớn

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tuần trước ở thủ đô Síp, Nicosia, ông Anastasiades cho biết Síp nghi ngờ về chính sách của châu Âu với Nga và tuyên bố nước này thuộc “một nhóm quốc gia thành viên có quan điểm tương tự”.

Ông không trực tiếp bày tỏ phản đối việc gia tăng áp lực kinh tế với Nga, nhưng ông cho rằng sẽ có nhiều nước ủng hộ việc bỏ lệnh trừng phạt trong cuộc họp đánh giá vào mùa hè này.

Anastasiades tin rằng Putin “đã nhận ra hậu quả” từ vai trò của Nga trong khủng hoảng Ukraine và đã “rất nghiêm túc” trong việc thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn hồi tháng hai.

Rạn nứt trong chính sách của châu Âu đối với Nga đặt ra khó khăn cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk. “Thách thức lớn nhất hiện nay là giữ cho châu Âu thống nhất”, ông Tusk tháng trước nói, đề cập đến “sự đồng thuận mong manh và khó khăn” mà các nước đạt được sau khi Moscow sáp nhập Crimea hồi tháng ba năm ngoái.

Moscow đang khiến rạn nứt trong EU thêm sâu sắc và điều này được thể hiện tại Síp. Quốc gia nhỏ bé này phải đóng một vai trò “quá khổ” là một người chơi quan trọng trong cuộc đấu tranh địa chính trị do xung đột Ukraine châm ngòi.

Video đang HOT

Síp bị cuốn theo các hướng khác nhau dưới tác động của các cường quốc bên ngoài. Trong khi có quan hệ lịch sử, tôn giáo và kinh tế chặt chẽ với Nga, Síp lại là chủ nhà của các căn cứ quân sự và cơ sở nghe lén lớn của Anh. Nước này cũng cho phép hải quân Mỹ sử dụng cảng và là thành viên EU kể từ năm 2004.

Tuy nhiên, Síp vẫn coi Nga là một bên bảo vệ ngoại giao hết sức quan trọng, đặc biệt khi Thổ Nhĩ Kỳ còn chiếm đóng quân sự tại miền bắc nước này. Không chỉ vậy, Nga còn là bên làm ăn quan trọng với ngành tài chính của Síp, ngành vẫn là trụ cột của nền kinh tế, dù từng lâm vào khủng hoảng năm 2013.

Thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm của Anastasiades tới Moscow cho phép tàu chiến Nga cập cảng Limassol. Đây là trung tâm thương mại của Síp và phụ thuộc nhiều vào giới giàu Nga muốn lập công ty để chuyển tài sản ra nước ngoài.

Ông Anastasiades khẳng định hiệp ước quân sự được ký tại Moscow chỉ là tiếp nối thỏa thuận năm 1996 và “không có gì mới”. Tuy nhiên, các điều khoản của thỏa thuận được giữ kín, vì vậy không thể biết Nga đã đạt được lợi thế gì.

Tổng thống Anatasiades, người đến Moscow sau khi hồi phục từ ca phẫu thuật tim ở New York, bác bỏ quan điểm cho rằng ông đang “bỏ phương Tây để theo Nga”. Síp là một quốc gia nhỏ bị chia rẽ chia từ cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974, vì vậy, Anastasiades cho biết ông tìm kiếm quan hệ tốt với tất cả các bên. “Tôi không có cơ hội lựa chọn bạn bè”, ông nói.

Đại sứ Nga tại Síp, Stanislav Osadchi, nói với một tờ báo tiếng Nga rằng cuộc họp của ông Anastasiades với Putin “chứng minh rằng, bất chấp nỗ lực cô lập Nga và hồi sinh Chiến tranh Lạnh, có những nước không muốn điều này xảy ra”.

Bên thắng thế

Đại sứ quán Nga tại Nicosia năm ngoái phản ứng mạnh mẽ khi Makarios Drousiotis, một nhà sử học bán thời gian và là cố vấn tổng thống, xuất bản sách về lịch sử ngoại giao, trong đó chỉ trích Nga trong quan hệ với Síp. Đại sứ quán lên án cuốn sách là “không thể chấp nhận về mặt chính trị” và chỉ trích tác giả. Drousiotis sau đó phải rời ghế cố vấn tổng thống.

Ngược lại, tiếng nói của Mỹ tại quốc gia này không được nhiều người ủng hộ. Khi Nga nhận được nhiều lời tán dương từ công chúng Síp trên mạng xã hội vì cơ cấu lại khoản vay của mình, đại sứ Mỹ. John M. Koenig cố gắng làm giảm sự nồng nhiệt này bằng một bài đăng trên Twitter. Thông điệp của ông Koenig được nhiều người cho là ám chỉ có liên kết giữa chuyến thăm Moscow của ông Anastasiades và vụ ám sát chính trị gia đối lập Nga Boris Nemtsov vài ngày sau đó.

Bài đăng Twitter này làm dấy lên làn sóng bất bình, khiến đại sứ Mỹ phải đưa ra tuyên bố xin lỗi rằng ý kiến của ông bị “hiểu lầm.”

“Đối với nhiều người trên quốc đảo này, Nga là một vị cứu tinh”, Harry Tzimitras, Giám đốc Trung tâm PRIO Síp, một nhóm nghiên cứu do Na Uy tài trợ ở Nicosia cho biết. Điều này cho Moscow mảnh đất màu mỡ để “thâm nhập vào EU” và cho thấy “nước này có thể phá vỡ những chính sách do Washington và Brussels thúc đẩy”, ông nói thêm.

Vasilis Zertalis, người đứng đầu Prospectacy, một công ty dịch vụ tài chính, mô tả Síp như một “quân cờ nhỏ trên một bàn cờ lớn”. Châu Âu từng cố gắng thúc đẩy vị trí của mình trong cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2013. EU muốn tìm cách chấm dứt vai trò của Síp là một thiên đường cho tiền từ Nga.

“Họ muốn khiến người Nga biến khỏi đây”, ông nói. “Nhưng cuối cùng những khoản tiền phải rời đi lại là từ Anh, các nước châu Âu khác và Mỹ.

“Dân thường Síp và các chính trị gia, đều từ bỏ hy vọng vào EU” vì các điều khoản cứu trợ tài chính khó khăn liên minh đưa ra năm 2013. Họ cũng cho rằng “Mỹ sẽ không bao giờ chống lại Thổ Nhĩ Kỳ”.

“Vì vậy”, ông nói, “đồng minh Síp thực sự có chỉ là Nga, và có thể là Trung Quốc”.

Phương Vũ

Theo VNE

Nga lấy lòng các nước nhỏ bằng đường ống khí đốt mới

Dự án xây dựng tuyến đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một đòn bẩy lợi thế của Nga trước phương Tây, góp phần giúp nước này tranh thủ sự ủng hộ của một số nước ở nam châu Âu.

Nga lấy lòng các nước nhỏ bằng đường ống khí đốt mới - Hình 1

Các đường ống chuyển khí đốt đến châu Âu của Nga. Đồ họa: RT

Đầu tháng 12 năm ngoái, Nga tuyên bố hủy bỏ dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Nam, trị giá gần 40 tỷ USD, đi xuyên Biển Đen và qua Bulgaria. Thay vào đó, Mosccow chuyển hướng sang hợp tác với các nhóm đồng minh nhỏ bé hơn, bắt tay đặt nền móng xây dựng tuyến đường ống mới, tạm gọi là Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Reuters, đường ống này dự kiến dài 180 km, có khả năng vận chuyển tối đa 63 tỷ mét khối khí mỗi năm, đi qua một loạt quốc gia châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Macedonia, Serbia rồi đổ vào Hungary. Nếu thành công, dự án sẽ góp phần giúp Moscow duy trì một đòn bẩy lợi thế trước phương Tây.

Thế độc quyền

Hầu hết lượng khí đốt thiên nhiên mà vùng đông nam châu Âu đang sử dụng đều do Nga cung cấp dựa vào hệ thống đường ống qua Ukraine.Nhưng căng thẳng giữa Kiev và Moscow, bắt nguồn từ việc Crimea sáp nhập vào Nga và các cáo buộc của phương Tây cho rằng Kremlin hậu thuẫn phe ly khai miền đông Ukraine, khiến tuyến cung cấp quan trọng này trở nên dễ bị gián đoạn.

Nga từng ngừng bơm khi đốt tới Ukraine ba lần trong một thập kỷ, vào các năm 2006, 2009 và 2014. Hành động này phát sinh từ những bất đồng về giá cả. Tuy nhiên, các học giả châu Âu cho rằng thực chất Moscow muốn sử dụng át chủ bài năng lượng như một vũ khí để thu về lợi thế địa chính trị.

Hôm 24/2, Tập đoàn Khí đốt Quốc gia Nga Gazprom tiếp tục dọa sẽ cắt nguồn cung cấp tới Ukraine nếu Kiev không trả trước tiền khí đốt cho tháng ba. Công ty này cũng cảnh báo tuyến vận chuyển khí đốt tới châu Âu đang trong tình thế nguy hiểm. Thực tế, 1/3 lượng dầu mỏ, khí đốt mà EU sử dụng đều nhập từ Nga.

EU đang áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nối tiếp lên Moscow. Tuy nhiên, khối này phải đối mặt với không ít thử thách trong việc thuyết phục 28 quốc gia thành viên gia tăng áp lực lên Nga. Nhiệm vụ càng trở nên khó khăn khi Tổng thống Vladimir Putin gần đây tích cực tranh thủ sự ủng hộ của một số thành viên EU, ví dụ như Hungary, bằng những hợp đồng khí đốt hấp dẫn.

Mỹ và EU đều đồng tình cho rằng việc cần làm nhất hiện tại là đa dạng hóa nguồn cung bằng cách liên kết chặt chẽ hơn với mạng lưới các láng giếng của EU hay nhập khí gas hóa lỏng từ Qatar.

Những giải pháp này sẽ đe dọa vị thế độc quyền của Nga đối với vùng đông nam châu Âu. Vì thế, Điện Kremlin phải cố gắng tìm mọi cách để vận chuyển khí đốt tới khu vực nhưng không cắt qua Ukraine nhằm bảo toàn lợi thế độc quyền. Tuyến Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của nỗ lực đó.

"Nga chưa từ bỏ kế hoạch duy trì thế độc quyền về khí đốt", Reuters dẫn lời ông Michael Labelle, chuyên gia về dầu khí tại Đại học Trung Âu, Budapest, nhận định.

Tuyến đường ống giao hảo

Nga lấy lòng các nước nhỏ bằng đường ống khí đốt mới - Hình 2

Ông Putin ký vào một đường ống khí đốt Nga. Ảnh: Politico

Theo Reuters, trong khi các nước như Anh, Pháp, Đức quay lưng với Nga, Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phần nào giúp Moscow củng cố mối giao hảo với một số nước châu Âu khác.

Nếu trở thành hiện thực, hệ thống đường ống mới sẽ " tạo cơ hội lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ trong việc hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trung tâm năng lượng trong khu vực", ông Sinan Ulgen từ Viện Cernegie, Brussels, nhận xét. Thổ Nhĩ Kỳ từ đó có thể "tổng hợp nhiều nguồn khí đốt tự nhiên khác nhau, trao đổi và xuất khẩu chúng sang châu Âu với các điều kiện của riêng mình", ông nói thêm. Chính vì những lợi thế tiềm năng này, việc Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng bênh vực và ủng hộ Nga là dễ hiểu.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho hay nước này sẵn sàng thảo luận về phương án luân chuyển khí đốt của Nga tới đông nam châu Âu. "Lưu lượng cũng như nhu cầu chi tiết cần được thảo luận kỹ càng hơn", ông nói trong cuộc họp báo tại Budapest.

Tuyến đường ống Nabcco - phương Tây và Dòng chảy phương Nam giúp luân chuyển khí đốt từ Nga sang Hungary đã không thể thành hiện thực. Việc Nga định ngừng bơm khí đốt sang châu Âu thông qua Ukraine trong những năm tới khiến Hungary không khỏi lo lắng trong việc tìm cách giải quyết vấn đề về nguồn cung khí đốt. Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là cách giúp nước này tháo gỡ rắc rối trên.

Hungary vừa trở thành thành viên EU đầu tiên ông Putin tới thăm trong 6 tháng trở lại đây. Nhân cơ hội này, Thủ tướng Viktor Orban gửi thông điệp tới các nước châu Âu rằng suy nghĩ có thể tự lực cánh sinh mà không cần Nga chẳng khác gì "đuổi theo những bóng ma".

"Hungary đang theo đuổi một chính sách chủ động để có thể tiếp nhận dòng khí đốt chuyển tới từ Thổ Nhĩ Kỳ" Ông Orban nói sau cuộc gặp mặt với Thủ tướng Davutoglu.

Sự khoa trương?

Đến nay vẫn còn khá nhiều mối nghi hoặc xung quanh tính khả thi của dự án. Nga sẽ phải rất vất vả để có thể huy động đủ tiền đầu tư cho công trình khi không thể tiếp cận với nguồn vốn từ phương Tây bởi áp lực của các lệnh trừng phạt.

Bên cạnh đó, tình hình tài chính của những quốc gia mà tuyến đường ống đi qua cũng không khả quan. Trưởng ban phụ trách vấn đề năng lượng của EU từng nhận định dự án của Moscow thật sự là một sai lầm, xét trên khía cạnh kinh tế. Mặt khác, nó cũng vi phạm một số hợp đồng ràng buộc về pháp lý.

"Hiện tại, dự án đó không khác gì một câu chuyện cổ tích", Attila Holoda, giám đốc điều hành công ty tư vấn năng lượng Aurora Energy Kft, trụ sở ởHungary, nhận xét. Ông này cho rằng đề xuất mà Nga đưa ra chỉ là một sự "khoa trương".

Tuy nhiên, miễn là dự án còn triển vọng trở thành hiện thực, nó vẫn có khả năng gây cản trở đối với các đối thủ khi tạo ra một môi trường nhiễu loạn khiến các nhà đầu tư cẩn trọng và dè dặt hơn.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây ngày càng gay gắt bởi xung đột ở đông Ukraine, đường ống mới sẽ là tác nhân gây bất đồng ý kiến trong nội bộ các nước châu Âu quanh việc có nên tiếp tục phụ thuộc về năng lượng vào Nga hay không.

Nga lấy lòng các nước nhỏ bằng đường ống khí đốt mới - Hình 3

Đường ống dùng trong dự án Dòng chảy phương Nam đã bị hủy bỏ của Nga. Ảnh:Reuters

Vũ Hoàng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024

Tin đang nóng

TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024
Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ
13:56:54 08/11/2024

Tin mới nhất

Hàng chục hành khách nghi ngộ độc thực phẩm trên các chuyến bay từ Guam đến Nhật Bản

16:06:28 08/11/2024
Các hành khách có triệu chứng như nôn mửa, trong đó 14 người đã phải nhập viện ngay sau khi máy bay hạ cánh. Một số hành khách cho biết đã cảm thấy không khỏe trước khi lên máy bay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng đối thoại với Tổng thống đắc cử Donald Trump

15:59:40 08/11/2024
Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, ông Trump đã bày tỏ một số quan điểm về cuộc xung đột ở Ukraine vốn kéo dài hơn 2,5 năm qua, trong đó đề cập đến những cam kết của Washington dành cho Kiev.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Indonesia: Tạo hiệu quả đòn bẩy ngoại giao

15:01:22 08/11/2024
Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, chuyến thăm này có tầm quan trọng đáng kể đối với cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Indonesia và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực.

Vấn đề người di cư: Hàng nghìn người vượt biển đến Anh bất chấp thời tiết xấu

15:01:03 08/11/2024
Đáng chú ý, số người di cư thiệt mạng khi tìm cách vượt biển đến Anh từ đầu năm đến nay đã lên tới 66 người, cao hơn 5 lần so với tổng số 12 nạn nhân của cả năm ngoái, trong đó chỉ riêng trong 2 ngày đầu tuần này đã có 5 người di cư thi...

Máy bay F-15 có mặt tại Trung Đông, tăng cường cảnh báo tới Iran

14:57:33 08/11/2024
Trước đó, trong ngày 1/11, Mỹ tuyên bố nước này sẽ điều động máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp nhiên liệu cùng tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo đến Trung Đông.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cam kết chuyển giao quyền lực hòa bình

14:09:56 08/11/2024
Tổng thống Biden cũng đã chúc mừng ông Donald Trump, cho biết sẽ chỉ đạo toàn bộ chính quyền làm việc với nhóm đại diện của Tổng thống Mỹ thứ 47 nhằm đảm bảo việc chuyển giao hòa bình và có trật tự .

Công ty tài chính Mỹ tìm cách giảm thiểu rủi ro ở Trung Quốc sau chiến thắng của ông Trump

14:04:39 08/11/2024
Trung Quốc là thị trường "béo bở" cho các ngân hàng đầu tư Phố Wall và các công ty quản lý tài sản lớn của Mỹ mở rộng trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19.

Chiến lược phát triển tên lửa đạn đạo của Iran đối mặt thử thách chưa từng có

14:03:04 08/11/2024
Iran đã tự phát triển các hệ thống phòng không như Bavar 373 và 3rd Khordad mà nước này tuyên bố là có khả năng tương đương với hệ thống S-300.

Bầu cử Mỹ 2024: tốn kém, sít sao nhưng rồi nhanh ngã ngũ

09:09:16 08/11/2024
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 từ chỗ tốn kém nhất, sít sao và nhiều bước ngoặt nhất đã ngã ngũ một cách nhanh chóng.

Vì sao bà Harris thất bại trước ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?

09:02:30 08/11/2024
Một số chuyên gia đã nêu bật những trở ngại chính góp phần vào lý do Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thua trước cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2024.

Israel thỏa thuận mua hàng chục tiêm kích F-15IA từ viện trợ quân sự của Mỹ

08:58:40 08/11/2024
Trong thỏa thuận trị giá 5,2 tỉ USD có 25 tiêm kích F-15IA với lựa chọn mua thêm 25 chiếc nữa, toàn bộ được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm tích hợp công nghệ tiên tiến của Israel.

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga

08:56:37 08/11/2024
Cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tại nước Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự phát triển vũ bão công nghiệp, xã hội và văn hoá mà những thành tựu của nó được dành cho tất cả mọi nguời trong xã hội thụ hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Hiện trường máy bay Yak -130 rơi tại Đắk Lắk

Tin nổi bật

16:38:12 08/11/2024
Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay Yak -130 rơi gần một trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk). Hiện các đơn vị chuyên môn đang khẩn trương vào hiện trường và lên phương án xử lý.

Quang Vinh, Xuân Son khả năng không dự AFF Cup

Sao thể thao

16:25:44 08/11/2024
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant vẫn chưa có quốc tịch mới, trong khi tiền đạo Nguyễn Xuân Son không đủ điều kiện thi đấu cho tuyển Việt Nam trong năm 2024 theo quy định của FIFA.

Cô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì lớp học ở nơi 7 không

Netizen

16:17:44 08/11/2024
Hơn 16 năm bám bản gieo chữ, cô giáo Long Thị Duyên (SN 1986) luôn nuôi dưỡng tình yêu trẻ với mong muốn đem con chữ đến với vùng cao.

Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe

Sao việt

15:42:44 08/11/2024
Đến nay, một nửa chặng đua tại cuộc thi Miss Universe đã trôi qua và đại diện Việt Nam - Hoa hậu Kỳ Duyên đang ngày càng nhận được nhiều điểm cộng.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.

'Red One': Màn giải cứu Giáng sinh dễ thương nhưng thiếu thuyết phục

Phim âu mỹ

15:35:03 08/11/2024
Red One (tựa tiếng Việt: Mật mã đỏ) được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi có sự tham gia của hai tài tử ăn khách - Chris Evans và Dwayne Johnson.

Em trai Phạm Băng Băng bị chê diễn dở đến mức muốn 'đuổi khán giả'

Hậu trường phim

15:31:49 08/11/2024
Nam ca sĩ, diễn viên gây thất vọng vì ánh mắt đờ đẫn, thường trợn tròn mắt hay nhướng mày ngơ ngác, cùng những biểu cảm gượng gạo, thiếu sức sống.

Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo 6 tỷ đồng đầu tư tiền ảo, công an tìm thêm bị hại

Pháp luật

14:50:49 08/11/2024
Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) thông báo tìm bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mượn tiền đáo hạn của một nhân viên ngân hàng trên địa bàn.

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.