Nga bóc trần âm mưu “chiếc tủ kính” Hy Lạp
Phương Tây đã rót tiền biến Hy Lạp thành một “chiếc tủ kính” nhằm phục vụ các mưu đồ của mình trong cuộc chiến với Nga và Đông Âu.
Tờ Bình luận quân sự của Nga mới đây cho đăng tải một bài viết đáng chú ý phân tích nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.
Bài báo có tựa đề “Hy Lạp – Chiếc tủ kính bị các nhà tư bản vứt bỏ” cho rằng Hy Lạp là nạn nhân trong chính sách của Mỹ và phương Tây sau Thế chiến II.
Tiền đã được rót nhằm xây dựng Hy Lạp trở thành một hình mẫu của chủ nghĩa tư bản với cuộc sống nhàn hạ, đời sống vật chất dư dả (một chiếc tủ kính để trưng bày, nhìn ngắm và thèm muốn).
Hy Lạp tiếp tục lún sâu trong gánh nặng nợ nần
Điều đó được lợi dụng cho chiêu bài tuyên truyền hòng tác động tới các nước xã hội chủ nghĩa khác trong khu vực như Liên bang Nam Tư hay Bulgaria.
Bên cạnh đó, phương Tây cũng sử dụng Hy Lạp làm bàn đạp để trực tiếp đưa lực lượng phá hoại xâm nhập Đông Âu.
Theo bài báo, hầu hết những người bình thường ngày nay đều tin rằng các vấn đề tài chính của Hy Lạp là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Trên thực tế, nguyên nhân của những khó khăn ngày nay chính là sự sai lầm trong quá khứ khi Hy Lạp lựa chọn gắn mình với lực lượng Anh-Mỹ cách đây 70 năm.
Kích động nội chiến
Sau khi quân Đức phát xít tấn công và chiếm đóng Hy Lạp trong Thế chiến II, ngày 28/9/1941, theo sáng kiến của Đảng Cộng sản Hy Lạp (KKE) Mặt trận Giải phóng Dân tộc đã được thành lập.
Video đang HOT
Tháng 1/1942, quân du kích giải phóng nhân nhân ra đời, bắt đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống lại quân Đức và Italy phát xít đang chiếm đóng Hy Lạp.
KKE là đảng gánh vác trách nhiệm chính trong cuộc chiến chống phát xít nên đã giành được cảm tình của người dân Hy Lạp và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ tự do đầu tiến sau Thế chiến II.
Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây đã không chấp nhận điều đó và đến tháng 10/1946 đã thành lập “quân đội dân chủ Hy Lạp”. Lực lượng này tiến hành cuộc chiến khủng bố chống lại chính quyền hợp hiến do dân bầu ở Hy Lạp.
Xe thiết giáp và binh sĩ Đức phát xít tại Athens năm 1941
Vào tháng 12/1947, một tổ chức mang tên “châu Âu Thống nhất” lần thứ hai trong vòng 10 năm tuyên bố KKE đứng ngoài vòng pháp luật. “Châu Âu Thống nhất” chính là tổ chức đã làm tay sai cho Hitler vào năm 1936. Đến năm 1947, tổ chức này lại trở thành công cụ của phương Tây và tiếp tục cuộc chiến chống lại nền văn minh phương Đông và Liên Xô.
Trong giai đoạn 1947-1948, khoảng 40.000 đảng viên Cộng sản Hy Lạp đã bị bắt bớ tù đày. Trong khi đó, hàng chục nghìn người khác đã phải chạy sang các nước xã hội chủ nghĩa khác như Bulgaria, Nam Tư và Liên Xô.
Ngày 16/10/1949, KKE đã chịu thất bại trận đánh cuối cùng trong cuộc nội chiến Hy Lạp vốn do phương Tây phát động.
Xây dựng “tủ kính”
Sau khi thiết lập chế độ mới ở Hy Lạp, người Mỹ bắt đầu ồ ạt đổ tiền vào nền kinh tế Hy Lạp. Hành động của Mỹ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên và dễ thấy nhất là Mỹ muốn lấy lòng người dân Hy Lạp và thể hiện rằng chủ nghĩa tư bản là ấm no còn chủ nghĩa cộng sản là đói khổ!
Trong giai đoạn 1950-1990, Hy Lạp có đường biên giới chung với 3 nước xã hội chủ nghĩa ở phía Bắc là Bulgaria, Liên bang Nam Tư và Albania. Trong số các nước này, đời sống người dân Albania lúc bấy giờ chưa được tốt lắm, song ở Bulgaria và Nam Tư đã rất sung túc.
Biểu tình bạo động tại Athens hôm 15/7 chống các điều kiện khắc khổ do chủ nợ quốc tế áp đặt
Vào những năm 1970, mỗi gia đình ở Bulgaria đều có một căn hộ riêng cùng với ti vi, tủ lạnh và máy giặt. Ngoài ra, một nửa số gia đình ở quốc gia này sở hữu một nhà nghỉ ở ngoại ô, và 1/3 gia đình mua được ô tô du lịch.
Sau năm 1985, người Bulgaria còn có thể mua máy tính cá nhân hiệu Pravetz. Trong khi đó, giáo dục y tế đều miễn phí, tỷ lệ tội phạm bằng không, còn giá cả các loại dịch vụ và hàng hóa đều rất rẻ.
Để chạy đua với các nước này, trong suốt nửa sau của thế kỷ 20, người dân Hy Lạp đã được hưởng cuộc sống dư thừa và được bảo đảm giống như ở các nước xã hội chủ nghĩa nhưng là với những đồng tiền của chủ nghĩa tư bản.
Theo_Báo Đất Việt
Hàng ngàn người biểu tình phản đối Hội nghị G7 tại Đức
Khoảng 4.000 người xuống đường biểu tình ngày 6.6 trước thềm Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại Đức.
Người biểu tình tập trung trên một con đường ở thành phố Garmisch-Partenkirche, Đức ngày 6.6 để phản đối hội nghị thượng đỉnh G7 - Ảnh: Reuters
Lực lượng cảnh sát hùng hậu được điều động để đảm bảo an ninh khu vực quanh nơi diễn ra thượng đỉnh G7 tại thành phố Garmisch-Partenkirchen, Đức, theo AFP. Trên 22.000 cảnh sát đã được triển khai, theo Reuters.
Chính quyền thành phố Garmisch-Partenkirchen cho biết có 7 cảnh sát và khoảng 30 người biểu tình bị thương trong một số vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. Ngoài ra, có một trường hợp cảnh sát dùng đến hơi cay để giải tán người biểu tình.
Những người biểu tình biểu tình phản đối Hội nghị thượng đỉnh G7 tập trung trên các con đường gần khách sạn xa xỉ Schloss Elmau ở thành phố ở Garmisch-Partenkirchen, nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh. Lực lượng cảnh sát chống bạo động được triển khai để theo dõi sát sao những người này.
Cảnh sát ước tính có 3.500 - 4.000 người biểu tình, trong khi những người tổ chức biểu tình cho biết có đến 7.500 người, theo Reuters.
Không khí biểu tình được ghi nhận là ồn ào với tiếng trống, lục lặc, trang phục và "đạo cụ" nhiều màu sắc... Người biểu tình hô to những khẩu hiệu phản đối G7, mang theo biểu ngữ như "cách mạng chống G7" và "G7 xuống địa ngục đi! Tôi thích Putin".
Người biểu tình phản đối thượng đỉnh G7 đụng độ với cảnh sát tại thành phố thành phố Garmisch-Partenkirche, Đức ngày 6.6 - Ảnh: Reuters
"Tôi biểu tình bởi vì những tập đoàn tài chính lớn chi phối chính trị. Vấn đề nghèo đói không được đem ra thảo luận giải quyết. Như vậy không công bằng", ông Thomas Schmidbauer, một người đàn ông 50 tuổi tham gia biểu tình, cho biết.
Ở tuổi 73, bà Margit Landgraf đứng đầu một nhóm người giơ biểu ngữ kêu gọi "biểu tình ôn hòa". "Tôi chỉ muốn mọi thứ diễn ra trong ôn hòa. Những gì người biểu tình kêu gọi là không sai. Nhưng đối với tôi quan trọng nhất là biểu tình ôn hòa", bà Landgraf nói với AFP.
Một phụ nữ 23 tuổi tham gia biểu tình, đề nghị không nêu tên, cho AFP biết: "Chúng tôi có mặt tại đây để lên án chủ nghĩa tư bản. G7 chỉ là sự thể hiện quyền lực và không còn phù hợp với dân chủ".
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nga sẽ bán được 20 máy bay chiến đấu cho Bolivia? Bộ Quốc phòng Bolivia đã nhận được các đơn chào hàng từ Nga, Trung Quốc và Argentine nhằm phục vụ kế hoạch mua thêm các máy bay chiến đấu. Sputnik đưa tin cho biết, Bộ Quốc phòng Bolivia đã nhận được các đơn chào hàng từ Nga, Trung Quốc và Argentine nhằm phục vụ kế hoạch mua thêm các máy bay chiến đấu...