Nga bổ sung 40 tên lửa đạn đạo vào kho vũ khí
Tổng thống Vladimir Putin hôm nay thông báo Nga sẽ bổ sung thêm 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa vào kho vũ khí hạt nhân trong năm 2015, trong khi đó một quan chức quốc phòng nước này cáo buộc NATO tạo
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại hội chợ vũ khí ở ngoại ô thủ đô Moscow hôm nay. Ảnh: RIA Novosti.
“Hơn 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có khả năng vượt qua những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất sẽ được đưa vào kho vũ khí hạt nhân trong năm nay”, Reuters dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu tại một hội chợ quân sự và vũ khí.
Ông Putin đưa ra thông báo chỉ một ngày sau khi Moscow lên án kế hoạch của Mỹ, đưa xe tăng cùng vũ khí hạng nặng đến các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có chung biên giới với Nga, là hành động hung hăng nhất của Washington kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Giới chức Nga cảnh báo Moscow sẽ đáp trả thích đáng nếu Mỹ thực hiện kế hoạch đưa thiết bị quân sự hạng nặng đến Đông Âu, trong đó có các nước Baltic từng thuộc Liên Xô.
“Có cảm giác rằng đồng nghiệp tại các quốc gia NATO đang đẩy chúng tôi vào một cuộc đua vũ trang”, hãng tin RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov phát biểu bên lề hội chợ vũ khí.
Căng thẳng giữa Nga và Mỹ đang ở mức cao do cuộc khủng hoảng Ukraine. Moscow bất đồng quan điểm với Washington trong nhiều vấn đề. Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ năm ngoái cũng khiến châu Âu lo ngại.
Video đang HOT
Tổng thống Putin hôm 6/6 nhấn mạnh Nga không phải là mối đe dọa đối với phương Tây, và rằng chỉ có kẻ bệnh mới nghĩ đến chuyện Moscow tấn công NATO.
Như Tâm
Theo VNE
Khám phá một phần kho vũ khí "khủng" của Liên Xô (2)
Sau pháo binh và tên lửa phòng không, hãy cùng tiếp tục khám phá các loại vũ khí Liên Xô đáng sợ bậc nhất thế giới tên lửa đạn đạo.
Trong chiến tranh Lạnh và hiện nay, tên lửa đạn đạo luôn là thứ vũ khí đáng sợ nhất của Liên Xô (Nga sau này). Có thể nói, kho vũ khí Liên Xô sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo đa dạng nhất thế giới, vượt xạ cả Mỹ-Anh-Pháp gộp chung lại. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Pháo, Kỹ thuật và Thông tin Nga lưu giữ khá đẩy đủ các thế hệ tên lửa Liên Xô. Ảnh: xe phóng tự hành 2P129 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K79 Tochka đạt tầm bắn 70-120km. Xe phóng tự hành 9P113 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K52 Luna-M đạt tầm bắn 70km. Xe phóng tự hành 2P16 của tổ hợp tên lửa chiến thuật 2K6 Luna đạt tầm bắn 45km. Xe phóng tự hành 9P120 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K76 Temp-S đạt tầm bắn 900km. Xe phóng tự hành 9P71 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K714 Oka đạt tầm bắn 400km. Đây là một trong những loại vũ khí Liên Xô từng khiến Mỹ-NATO cực kỳ lo sợ. Dù tầm bắn ngắn nhưng 9K714 Oka là vũ khí gần như không thể đánh chặn. Theo các chuyên gia, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ thời điểm những năm 1980 gần như bất lực trước Oka. Xe phóng tự hành 9P117 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K72 Elbrus. Đây là một trong số ít tên lửa đạn đạo Liên Xô được sử dụng rộng rãi nhất trên chiến trường với cái tên do NATO đặt, Scud. Tên lửa có tầm bắn 300km. Xe phóng tự hành 15U168 của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa 15P158 Topol - từng là một trong những tên lửa nguy hiểm nhất kho vũ khí chiến lược Liên Xô. Tên lửa nặng 45,1 tấn, kết cấu 3 tầng động cơ, tầm bắn 10.500km, tốc độ bay 25.000km/h, lắp đầu nổ đơn khối 800 kiloton. Trong ảnh là xe hỗ trợ chiến đấu 15V148 của tổ hợp Topol. Xe trinh sát tín hiệu 15V75 của Topol. Còn đây là một trong những tên lửa đạn đạo thời kỳ sơ khai của nước Nga - tổ hợp tên lửa 2K1 Mars đặt trên khung thân xe tăng PT-76, tầm bắn 17km, lắp đầu đạn hạt nhân 10 kiloton.
Trong chiến tranh Lạnh và hiện nay, tên lửa đạn đạo luôn là thứ vũ khí đáng sợ nhất của Liên Xô (Nga sau này). Có thể nói, kho vũ khí Liên Xô sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo đa dạng nhất thế giới, vượt xạ cả Mỹ-Anh-Pháp gộp chung lại. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Pháo, Kỹ thuật và Thông tin Nga lưu giữ khá đẩy đủ các thế hệ tên lửa Liên Xô. Ảnh: xe phóng tự hành 2P129 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K79 Tochka đạt tầm bắn 70-120km.
Xe phóng tự hành 9P113 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K52 Luna-M đạt tầm bắn 70km.
Xe phóng tự hành 2P16 của tổ hợp tên lửa chiến thuật 2K6 Luna đạt tầm bắn 45km.
Xe phóng tự hành 9P120 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K76 Temp-S đạt tầm bắn 900km.
Xe phóng tự hành 9P71 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K714 Oka đạt tầm bắn 400km. Đây là một trong những loại vũ khí Liên Xô từng khiến Mỹ-NATO cực kỳ lo sợ. Dù tầm bắn ngắn nhưng 9K714 Oka là vũ khí gần như không thể đánh chặn. Theo các chuyên gia, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ thời điểm những năm 1980 gần như bất lực trước Oka.
Xe phóng tự hành 9P117 của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K72 Elbrus. Đây là một trong số ít tên lửa đạn đạo Liên Xô được sử dụng rộng rãi nhất trên chiến trường với cái tên do NATO đặt, Scud. Tên lửa có tầm bắn 300km.
Xe phóng tự hành 15U168 của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa 15P158 Topol - từng là một trong những tên lửa nguy hiểm nhất kho vũ khí chiến lược Liên Xô. Tên lửa nặng 45,1 tấn, kết cấu 3 tầng động cơ, tầm bắn 10.500km, tốc độ bay 25.000km/h, lắp đầu nổ đơn khối 800 kiloton.
Trong ảnh là xe hỗ trợ chiến đấu 15V148 của tổ hợp Topol.
Xe trinh sát tín hiệu 15V75 của Topol.
Còn đây là một trong những tên lửa đạn đạo thời kỳ sơ khai của nước Nga - tổ hợp tên lửa 2K1 Mars đặt trên khung thân xe tăng PT-76, tầm bắn 17km, lắp đầu đạn hạt nhân 10 kiloton.
Theo_Kiến Thức
Phiến quân IS đánh chiếm kho vũ khí lớn nhất Syria Phiến quân IS đánh chiếm ột trong những kho vũ khí lớn nhất Syria sau khi kiểm soát phần lớn thành phố cổ Palmyra, một di sản thế giới của UNESCO. Phiến quân IS đánh chiếm ột trong những kho vũ khí lớn nhất Syria sau khi kiểm soát phần lớn thành phố cổ Palmyra, một di sản thế giới của UNESCO. Thành...