Nga bình luận về dự thảo Thỏa thuận hòa bình mới của Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các điều khoản trong dự thảo Thỏa thuận được Ukraine trình bày với các nhà đàm phán Nga hôm 6/4 khác với những điều khoản được đưa ra tại cuộc đàm phán ở Istanbul vào cuối tháng trước.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Sputnik
“Hôm qua, phía Ukraine đã trình bày các thỏa thuận dự thảo với các nhà đàm phán của chúng tôi. Tuy nhiên, bản dự thảo này hoàn toàn khác với các điều khoản chính đã cam kết tại cuộc đàm phán ở Istanbul vào hôm 29/3. Hơn nữa, những điều khoản trong văn bản do ông David Arakhamia, trưởng đoàn đàm phán Ukraine ký kết, đã được sửa đổi”, đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Lavrov nói trong một cuộc họp video ngày 7/4.
Ngoại trưởng Nga nhắc lại rằng trong văn bản ở Istanbul, phía Ukraine đã đồng ý rằng việc đảm bảo an ninh trong tương lai đối với Kiev sẽ không được áp dụng cho Crimea và Sevastopol. Tuy nhiên, ông Lavrov cho biết bản dự thảo được trình bày ngày 6/4 không có tuyên bố rõ ràng này. Thay vào đó, văn bản chỉ đưa ra các điều khoản mơ hồ về một số biện pháp kiểm soát hiệu quả, và chỉ tính đến ngày 23/2 – thời điểm trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ngoài ra, ông Lavrov cũng tiết lộ phía Ukraine đã đưa ra yêu cầu rằng các vấn đề của Crimea và Donbass phải được thảo luận ở cấp tổng thống của hai bên.
Video đang HOT
“Tất cả chúng ta đều nhớ Tổng thống Zelensky đã nhiều lần nhắc lại rằng cuộc gặp cấp cao như vậy chỉ có thể diễn ra sau khi xung đột kết thúc. Có thể ở giai đoạn tiếp theo, phía Ukraine sẽ yêu cầu rút quân, và ngày càng nhiều điều kiện hơn. Điều kiện này có thể hiểu được, nhưng chưa thể chấp nhận được”, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Trong cuộc hội đàm ở Istanbul hôm 29/3, phái đoàn Nga cho biết họ đã nhận được lập trường nhất quán, rõ ràng từ các nhà đàm phán Ukraine. Theo đó, Kiev đã cam kết trạng thái trung lập, không liên kết với bất kỳ tổ chức quân sự nào và phi hạt nhân hóa.
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 6/4
Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 6/4.
Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ đàm phán với Nga: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định với báo giới rằng ông "không có lựa chọn nào khác" ngoại trừ tiếp tục duy trì các kênh trao đổi mở với Nga. Ông cũng nhấn mạnh "cần tìm kiếm cơ hội" để tiến hành những hoạt động như đàm phán. Nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng để đạt được vị thế đàm phán lớn hơn, Kiev cần có những vũ khí mạnh mẽ và một xã hội đoàn kết.
Nga tiết lộ lý do chiến dịch ở Ukraine không diễn ra nhanh chóng như dự đoán: Theo Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya, việc Nga không nhắm vào các cơ sở dân sự để cứu sống nhiều dân thường nhất có thể là lý do cuộc tiến công của Moscow không diễn ra nhanh chóng như dự đoán. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cũng tuyên bố, mục tiêu của Nga tại Ukraine là đạt được hòa bình ở khu vực Donbass chứ không phải kiểm soát lãnh thổ Ukraine.
EU tiết lộ lý do không thể cấm hoàn toàn khí đốt Nga: Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell thông báo rằng ý tưởng cấm nhập khẩu hoàn toàn khí đốt Nga đã bị loại bỏ bởi khối này không thể đạt được sự nhất trí do lập trường của Hungary. Quan chức đối ngoại EU cũng vạch ra tình thế khó khăn của liên minh này khi một mặt muốn hỗ trợ Ukraine nhưng mặt khác lại không muốn can thiệp vào cuộc xung đột bởi điều đó có thể khiến chiến tranh leo thang trong khi EU không phải một liên minh quân sự.
Ông Borrell cũng cho biết hiện EU trả tiền mua năng lượng Nga cao gấp 35 lần số tiền hỗ trợ quốc phòng Ukraine
Châu Âu "đau đầu" xử lý các siêu du thuyền liên quan đến Nga: Các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Italy đã thu giữ nhiều siêu du thuyền liên quan đến người Nga. Chi phí liên quan đến các du thuyền này có thể lên tới hàng triệu USD mỗi tháng. Trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí đó lại tùy thuộc vào tình trạng pháp lý của du thuyền.
Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO sau khi "xói mòn lòng tin" với Nga: Ngoại trưởng Pekka Haavisto cho biết, chính phủ Phần Lan sẽ trình nghị viện một bản đánh giá về khả năng gia nhập NATO vào giữa tháng này. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters, ông Haavisto cho biết Phần Lan cần chuẩn bị cho việc đáp trả từ phía Nga và cũng cần "lắng nghe phản ứng của các nước NATO".
Nga cho rằng phương Tây không lắng nghe những lập luận của Nga về Bucha: Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định, Nga đã giải thích một cách có hệ thống lập trường của mình về tình hình Bucha nhưng phương Tây đã "nhắm mắt, bịt tai" và không sẵn sàng lắng nghe những điều đó.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cho rằng, những cáo buộc sai lệch ở Bucha được đưa ra nhằm phá vỡ các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Mỹ tiếp tục viện trợ vũ khí chống tăng trị giá hơn 100 triệu USD cho Ukraine: Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, chính quyền Tổng thống Biden đã phê duyệt viện trợ an ninh trị giá hơn 100 triệu USD cho Ukraine để đáp ứng nhu cầu của quốc gia này về vũ khí chống tăng.
EU lần đầu đề xuất trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng Nga: Căng thẳng giữa Nga và phương Tây tiếp tục leo thang khi Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu than đá.
Trong bối cảnh các nước châu Âu vẫn cố gắng gây sức ép kinh tế lên Nga liên quan đến sự kiện Ukraine, dư luận rất quan tâm liệu cuộc gặp của các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính EU có thể tìm ra những biện pháp mới, những cách tiếp cận mới để thực hiện mục tiêu này.
Trước làm sóng châu Âu trục xuất một loạt các nhà ngoại giao Nga, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao nước này cho biết sẽ đáp trả mọi hành động không thân thiện chống lại Nga./.
Nhà du hành vũ trụ Mỹ khẳng định quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp Nga trên ISS Sau gần một tuần từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trở lại Trái Đất, phi hành gia thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Mark Vande Hei cho biết mối quan hệ giữa các nhà du hành vũ trụ của Mỹ và Nga vẫn tốt đẹp khi ở trên ISS, bất chấp mâu thuẫn giữa hai nước liên quan xung...