Nga, Biển Đông và luật chơi mới của phương Tây 2016
Những gì sẽ chờ đợi Nga và thế giới (trong đó có Biển Đông) trong năm 2016, hãy cùng xem các học giả Nga và Phương Tây dự báo. (Nguồn “Lenta.ru” 01/2016).
Để khách quan và có cái nhìn đa chiều, xin chia thành hai phần- phần của các học giả Nga và phần của các học giả Phương tây. Có thể có những dự báo trùng lặp nhưng người dịch vẫn giữ nguyên để tiện đối chiếu, mong bạn đọc thông cảm.
PHẦN MỘT: CỦA HỌC GIẢ NGA
Trong năm nay, Nga khó có thể trông chờ việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Phương Tây. Nhưng cũng không loại trừ khả năng Nga vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế chống Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Âu sẽ áp dụng các biện pháp gắt gao và cứng rắn hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư. Nga và Liên minh do Mỹ đứng đầu sẽ tăng cường các đòn tấn công vào các mục tiêu của IS ở Iraq và Syria, nhưng sẽ không thể tiêu diệt tận gốc các phần tử cực đoan trong khu vực.
Đấy là các ý chính mà các chuyên gia Nga đưa ra khi dự báo những gì sẽ xảy ra trên thế giới trong năm 2016. Sau đây là những ý kiến chi tiết.
* * *
Aleksey Malashenko, chuyên gia Trung tâm Carnegie Moscow:
Aleksey Malashenko
Để đấu tranh với IS, có thể sẽ có một liên minh được thành lập với sự tham gia của Nga. Nhưng đấy sẽ là một cuộc “sinh nở nhọc nhằn”. Và Liên minh này sẽ hiệu quả đến đâu – hiện vẫn chưa rõ.
Video đang HOT
Không ai có thể hình dung được tiến trình bình thường hóa tình hình ở Syria sẽ diễn ra như thế nào: hoặc là đất nước sẽ bị chia cắt (nhiều chuyến gia cho rằng Syria có thể bị chia thành từ 3 đến 10 khu vực), hoặc là xuất hiện một chính quyền mới, hoặc là cuộc nội chiến vẫn tiếp tục.
Trong năm nay sẽ có cái gì đó rõ ràng hơn xuất hiện. Vấn đề người Kurd sẽ không thể được giải quyết mà chỉ có thể trở nên căng thẳng hơn.
Dù có điều gì xảy ra với IS đi nữa thì bản thân vấn đề thành lập một Quốc gia Hồi giáo – (bản chất của vấn đề là các thế lực Hồi giáo cực đoan tìm kiếm một mô hình Hồi giáo mới thay thế để chống lại tiến trình toàn cầu hóa) vẫn còn nguyên đó. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng có một cái gì đó tương tự (như ở Syria, Iraq) sẽ xảy ra ở Lybia, Niegria, Afganistan trong năm nay.
Châu Âu sẽ tập trung nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn nạn di cư. Mặc dù chúng ta đang phải chứng kiến sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) ở khắp mọi nơi, nhưng không thể xây hàng rào thép và rải dây thép gai được. Do IS ở Iraq và Syria bị trấn áp mạnh. Sẽ có nhiều các phần tử Hồi giáo cực đoan hơn xâm nhập vào EU, Trung Á và Nga.
* * *
Xergey Karaganov, Chủ tịch danh dự Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng:
Xergey Karatanov
Nhiều khả năng hơn cả là quan hệ (Nga) với Mỹ trong năm 2016 không có gì thay đổi. Nếu xét từ quan điểm chính sách đối ngoại thì nước Mỹ trước thềm bầu cử sẽ ở trong tình trạng “ngủ đông”. Mối quan hệ (Nga) với các nước Phương Tây khác vẫn sẽ phức tạp và không có hy vọng được cải thiện.
Rất mong muốn mối quan hệ phối hợp hành đông với Trung Quốc phát triển mạnh như trong những năm gần đây. Trong những việc đã làm được, chúng ta (Nga và Trung Quốc) đã đạt được một số thỏa thuận như kết nối Vành đai kinh tế con đường tơ lụa với Liên minh Á- Âu, Nga chuyển sang hướng Đông, còn Trung Quốc sang hướng Tây.
Nhưng vào thời điểm này, rất tiếc là tôi chưa thấy tiến trình đưa “dự án vào cuộc sống” diễn ra một cách thực sự. Giới lãnh đạo Nga không có đủ thời gian và năng lượng để hoạt động một cách tích cực ở hướng Đông. Chúng ta đã không tận dựng các khả năng khi mối quan hệ với Phương Tây xấu đi. Mặc dù không loại trừ kịch bản sẽ có những bước đi nhất định nhằm thành lập một ” Đại cộng đồng Á-Âu”.
Điều quan trọng là trong năm nay Nga sẽ không can dự thái quá vào một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Cận Đông. Sự tham gia của Nga (vào cuộc chiến tranh này) đã mang lại những lợi ích nhất định , nhưng trong tương lai cần hạn chế mức độ tham gia của Nga . Không thể đạt được một lợi ích lớn trong tình huống này. Vụ tấn công Su-24 và giết hại phi công Nga – đấy là hậu quả tất yếu nếu tham gia vào những cuộc xung đột như vậy.
VietBao.vn (Theo_Báo Đất Việt
Bloomberg: Nga Ukraine đã đến lúc chia tay
Trước khi Liên Xô cũ sụp đổ, Nga và Ukraine được xem là 'cặp song sinh' nhưng trong hai năm qua, những bất đồng ngoại giao đã kéo quan hệ kinh tế và chính trị của hai quốc gia xuống vực thẳm và tình trạng này chưa thể chấm dứt trong năm 2016.
Theo Bloomberg, kể từ khi tuyên bố độc lập vào tháng 8/1991, Ukraine đã tìm mọi cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga. Thậm chí, cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma đã cho công bố cuốn sách mang tên "Ukraine không phải là Nga" hồi năm 2003. Trên thực tế, Ukraine vẫn ăn theo quốc gia láng giềng hùng mạnh ngay cả trong giai đoạn Kiev thất bại trong công cuộc "phương Tây hóa" hồi năm 2005 - 2010.
Quan hệ Nga - Ukraine lạnh nhạt liên quan tới những bất đồng chính trị.
Một thời gắn bó
Về mặt kinh tế, Ukraine từng được xem là thuộc địa của Nga. Theo Cục thống kê của Ukraine, trong năm 2013, doanh thu từ hoạt động thương mại giữa hai nước đạt 31,8 tỷ USD, chiếm 28% tổng giá trị thương mại của Ukraine. Còn đối với Moscow, Ukraine được đánh giá không mấy quan trọng dù Kiev vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Nga và doanh thu thương mại giữa hai nước chiếm 5% đối với nền kinh tế Nga. Trong năm 2013 - năm bình yên cuối cùng giữa hai nước, 6,1 triệu người dân Ukraine trong tổng số 45,5 triệu dân nước này, đã đặt chân tới Nga với 2/3 trong số này tới Nga để làm việc.
Thậm chí, hồi năm 2013, Tổng thống Vladimir Putin vẫn một mực khẳng định: "Người dân Nga và Ukraine chung một quốc gia". Tuy nhiên, tuyên bố của ông Putin không còn duy trì được lâu sau một chuỗi sự kiện như Ukraine tiến hành "cuộc cách mạng chân giá trị", Nga sáp nhập bán đảo Crimea và Moscow bị cáo buộc ủng hộ phe ly khai miền đông trong cuộc chiến chống lại quân chính phủ Kiev. Những sự kiện này không chỉ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng mà còn đẩy quan hệ giữa Moscow và phương Tây xuống vực thẳm kể từ sau Thế chiến thứ Hai.
Do đó trong năm 2014, chỉ 4,6 triệu người dân Ukraine tới Nga. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng người dân Ukraine tới Nga sụt giảm là do Moscow đã thắt chặt các quy định giám sát hoạt động lao động di cư từ quốc gia láng giềng. Ngoài ra, kể từ mùa hè năm 2014, hai nước cũng không thực hiện bất cứ chuyến bay thẳng nào từ Nga tới Ukraine và ngược lại. Trong năm 2016, người dân Ukraine sẽ còn được hưởng chế độ miễn thị thực khi di chuyển tới khu vực Liên minh châu Âu (EU). Chính sách này sẽ khuyến khích công dân Ukraine tới châu Âu thường xuyên hơn.
Trong năm 2015, cả Nga và Ukraine đều chịu cảnh đồng nội tệ rớt giá so với đồng đôla Mỹ. Cụ thể, đồng rúp của Nga bị mất giá 20% so với đồng đôla và đồng hryvnia là 34%. Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng sụt giảm đáng kể so với toàn thế giới.
Nhiều doanh nghiệp Ukraine vẫn đang tìm cách duy trì hoạt động buôn bán sang Nga bằng cách sử dụng khu vực tự do thương mại trên bán đảo Crimea. Đây là nơi Kiev và Moscow vẫn duy trì hoạt động trung chuyển thực phẩm Ukraine giá rẻ. Tuy nhiên vào mùa thu năm 2015, lực lượng người Tatar ở Crimea và các nhà hoạt động cánh tả Ukraine đã chặn đường giao thông tới Crimea buộc Kiev ngăn chặn việc làm này.
Về lĩnh vực nhập khẩu, nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga đã giảm mạnh trong khi phần lớn hoạt động sản xuất năng lượng ở Ukraine tập trung ở khu vực chiến sự miền đông, đẩy nguy cơ người dân nước này phải đối mặt với mùa đông lạnh giá. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, chính phủ Kiev đang tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế từ châu Âu.
Song theo Bloomberg, trong năm 2016, chắc chắn mối quan hệ giữa Ukraine và Nga sẽ tiếp tục tuột dốc bởi Moscow đã quyết định đóng cửa khu vực tự do thương mại với Kiev. Đây là đòn đáp trả của Nga trước việc Ukraine và EU bắt tay hợp tác thương mại. Ngoài ra, cả Kiev và Moscow sẽ còn tiếp tục tranh luận về việc trao quyền tự trị của khu vực miền đông Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai cũng như việc bao giờ Ukraine có thể trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Nga.
Nga cắt giảm lượng lớn khí đốt vận chuyển tới Ukraine.
Đôi bên cùng chịu thiệt
Một điều chắc chắn là khi nảy sinh bất đồng quan hệ ngoại giao, nền kinh tế Nga và Ukraine đều chịu thiệt hại.
Cụ thể, về mặt kinh tế, so với lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đang chịu thiệt thòi nhiều hơn từ tình trạng giá dầu giảm mạnh. Trong khi đó, để đáp trả phương Tây, chính quyền của Tổng thống Putin cũng đưa ra hàng loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ nhiều nước phương Tây. Tuy nhiên, quyết định này được xem là một thảm họa. Bởi lệnh cấm nhập khẩu đã ảnh hưởng lớn tới ngành bán lẻ khi mà so với hồi tháng 11/2014, doanh số bán lẻ của Nga đã giảm mất 13% trong tháng 11/2015. Còn theo dự báo của Bloomberg, GDP của Nga trong năm 2015 giảm mất 3,8%. Và trong năm 2016 là 0,25%.
Riêng với Ukraine, quốc gia này đã mất khoảng 3 triệu dân trong năm 2015 so với năm 2013. Quyết định Nga sáp nhập bán đảo Crimea bị coi là thủ phạm gây ra tình trạng Ukraine bị hao hụt dân số. Ngoài ra, Kiev cũng chứng kiến cảnh tượng ngành công nghiệp sụt giảm 20% bởi phần lớn các nhà máy tại miền đông đã ngừng hoạt động. Mặc dù trong năm 2015, Bloomberg dự báo nền kinh tế Ukraine sụt giảm 10,7% song không ít nhà kinh tế cho rằng trong năm 2016, Ukraine sẽ đạt mức tăng trưởng 1,4%.
Theo Bloomberg, dù trong năm 2016, Nga vẫn duy trì là quốc gia giàu có hơn Ukraine nhưng với quyết tâm triệt tận gốc nạn tham nhũng cùng sự trợ giúp từ Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và việc châu Âu cho phép miễn thị thực với công dân Ukraine, chắc chắn đây sẽ đòn bẩy cần thiết để Kiev khôi phục nền kinh tế.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.
MINH THU (lược dịch)
Theo Infonet
1 tỉ đồng một trẻ em đã "tẩy não" để đánh bom tự sát(!) Các chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Pakistan đang tăng cường bắt cóc và tẩy não trẻ em thành kẻ đánh bom tự sát để bán lấy tiền. Tờ Daily Star dẫn một nguồn tin giấu tên ở Anh tiết lộ nhiều trẻ em Hồi giáo ở Pakistan bị bắt cóc và tẩy não để trở thành những kẻ đánh bom tự...