Nga biến Crimea thành lá chắn trên không
Thiếu tướng Victor Gumennyi, chỉ huy lực lượng tên lửa phòng không trực thuộc Không quân Nga ngày 6/12 cho biết kể từ đầu tháng 12, hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động trên bán đảo Crimea và tại bán đảo này cũng đã hình thành trường radar liên tục.
Ông Gumennyi được dẫn lời nói: “Giờ không một phương tiện bay nào có thể bay vào Crimea mà không bị lưu ý, nó sẽ bị phát hiện và tiêu diệt”. Ông lưu ý mọi công việc cần thiết để tổ chức trực chiến của lượng phòng không ở Crimea đã hoàn tất hôm 1/12.
Hôm 26/11, các máy bay tiêm kích của Nga đã được đưa tới sân bay quân sự Belbek ở Sevastopol. Trước đó, có tin nói Nga muốn lập một đơn vị ở Crimea “do tình hình ở Ukraine và quan điểm chống Nga của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”.
Hệ thống rocket Tornado-G.
Việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga tại Crimea được bắt đầu gần như ngay sau cuộc trưng cầu ý dân về việc Crimea và Sevastopol sáp nhập vào Nga. Các ưu tiên chính của Bộ Quốc phòng Nga tại bán đảo này là tăng cường các hệ thống phòng phủ bờ biển, không quân và phòng không. Cụ thể ở Crimea, Nga đã triển khai một trung đoàn pháo binh mới và hoàn chỉnh với pháo tự hành Msta-S, hệ thống chống tăng hạng nặng Khrizantema và nhiều hệ thống rocket Tornado-G, cũng như sư đoàn tên lửa bờ biển di động Bastion-P trang bị tên lửa có cánh Onyx.
Ngoài ra, ở Crimea đã hiện diện đơn vị không quân của lục quân và không quân tiền tuyến Nga với vài chục máy bay và trực thăng, hệ thống tên lửa S-300P và các hệ thống vũ khí khác. Trên bán đảo cũng triển khai lục quân Nga cùng xe tăng hạng nặng và pháo binh.
Video đang HOT
Mở căn cứ hải quân tại Cuba, Venezuela, Nicaragua
Trang mạng Nga trích nguồn báo “La Nacion” cho biết Nga vẫn tiếp tục các cuộc đàm phán thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước Mỹ Latinh, cụ thể là ở Cuba, Venezuela và Nicaragua.
Tháng 2/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thông báo kế hoạch tăng cường sự hiện diện của quân đội Nga, trong đó có việc sử dụng các cảng nước ngoài cho tàu chiến Nga và các căn cứ không quân để máy bay Nga tiếp nhiên liệu. Theo tờ “La Nacion”, kể từ đó Nga vẫn tích cực đàm phán với các nước này.
Tháng 10/2014, Argentina đã đồng ý cho phép triển khai căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ nước này. Khi đó báo “Guardian Liberty Voice” viết: “Mỹ thực sự đang ngủ quên trước sự nổi lên của các căn cứ quân sự Nga”.
Hiện tại, Chính phủ Nga đã phê chuẩn thỏa thuận giữa nước này với Nicaragua về việc đơn giản hóa thủ tục cập cảng của tàu chiến Nga tại quốc gia Trung Mỹ này. Cần nhớ rằng tháng 7/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thăm Nicaragua nhân chuyến công du tới Mỹ Latinh và gặp Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega.
Trong chuyến thăm, 2 bên đã thảo luận về hợp tác quân sự, việc đặt các trạm mặt đất của hệ thống GLONASS trên lãnh thổ Nicaragua, cũng như sự tham gia của Nga vào dự án xây dựng kênh đào nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Theo T.N
Tin tức
Nga, Pháp tiếp tục găng nhau trong vụ tàu chiến Mistral
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua cảnh báo danh tiếng của Pháp sẽ bị tổn hại nếu Paris không bàn giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga theo đúng hợp đồng đã ký. Đáp lại , Paris khẳng định việc bàn giao có khả năng sẽ không bao giờ diễn ra.
Ngoại trưởng Lavov cảnh báo Pháp sẽ mất danh tiếng nếu hủy hợp đồng tàu chiến với Nga.
Ông Lavrov đưa ra tuyên bố trên bên lề Hội nghị Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tại Thụy Sĩ.
"Việc Pháp không bàn giao đúng hạn tàu chiến lớp Mistral không còn là vấn đề của Nga mà liên quan đến danh tiếng của Pháp", Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Ông Lavov yêu cầu Pháp phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng đã ký giữa hai bên, đồng thời khẳng định phương Tây đã sai lầm khi đổ lỗi cho Nga về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo hợp đồng ký năm 2011, Pháp sẽ bán cho Nga 2 tàu chiến chở trực thăng hiện đại lớp Mistral với tổng giá trị 1,5 tỷ USD. Chiếc đầu tiên phải được bàn giao chậm nhất vào ngày 14/11/2014 và chiếc thứ hai được bàn giao sau đó một năm. Tuy nhiên, đến nay Paris vẫn trì hoãn bàn giao tàu chiến "vô thời hạn" với lý do Mátxcơva không có những bước đi cụ thể trong việc ngăn chặn xung đột ở miền Đông Ukraine.
Tuy nhiên, lý do mà Pháp đưa ra không hề được quy định trong hợp đồng tàu chiến. Do đó, nếu phá vỡ hợp đồng, Paris sẽ phải trả tiền đền bù lên tới 3 tỷ USD.
Bất cấp những thiệt hại về kinh tế và cảnh báo của phía Nga về việc Pháp sẽ bị mất thanh danh nếu phá vỡ hợp đồng, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian vẫn cương quyết khẳng định 2 tàu chiến Mistral mà Nga đặt hàng có khả năng không bao giờ được chuyển giao.
"Việc chuyển giao tàu Mistral cho Nga có khả năng sẽ không bao giờ diễn ra nếu tình hình ở Ukraine không thay đổi", ông Drian tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình BFM.
Ông nhấn mạnh phía Nga phải nhận ra điều này, đồng thời tái khẳng định quan điểm của Paris về việc chỉ giao tàu chiến cho Nga khi có một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài ở miền Đông Ukraine và một thỏa thuận chính trị ở quốc gia Đông Âu này.
Ukraine trở thành tâm điểm của cuộc đối đầu Đông - Tây do quốc gia này nằm ở vị trí kẹp giữa Nga và châu Âu. Trong khi Nga muốn Ukraine giữ vị trí trung lập thì ban lãnh đạo Kiev lại muốn ngả sang phương Tây thông qua việc hội nhập với Liên minh châu Âu (EU) và gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Đức đưa ra dự luật siết chặt quyền lưu trú với người nước ngoài Chính phủ Đức ngày 3/12 đã thông qua dự luật siết chặt quyền lưu trú đối với người nước ngoài tại quốc gia này. Dự luật trên nằm trong chính sách tổng thể về nhập cư theo Hiệp ước liên minh thành lập Chính phủ Đức hồi cuối năm ngoái. Tổng thống J. Gauck (thứ 2 từ trái sang) sau lễ trao tặng...