Nga bị tố làm giảm niềm tin vào vaccine Mỹ
Các cơ quan tình báo Nga bị cáo buộc chia sẻ thông tin sai lệch nhằm làm làm giảm niềm tin vào vaccine Covid-19 của hãng dược Mỹ Pfizer.
Tờ Wall Street Journal hôm 7/3 cho biết 4 trang web liên quan tới tình báo Nga gồm New Eastern Outlook, Oriental Review, News Front và Rebel Inside, đã nhấn mạnh về các tác dụng phụ, tính hiệu quả cùng qusa trình phê duyệt gấp rút của vaccine Covid-19 Pfizer.
Theo một quan chức thuộc Trung tâm Tương tác Toàn cầu (GEC) của Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là 4 trang web không có nhiều độc giả theo dõi, song các thông tin về vaccine Pfizer của họ đã được nhiều phương tiện truyền thông quốc tế khác dẫn lại.
“Chúng tôi có thể kết luận các trang web này có liên hệ trực tiếp với những cơ quan tình báo Nga. Chúng khác nhau rất nhiều về phạm vi tiếp cận và giọng điệu, nhưng đều là một phần trong chiến dịch tuyên truyền và thông tin sai lệch của Nga”, quan chức Mỹ nói.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine Pfizer- BioNTech ở Cardiff, Wales, tháng 12/2020. Ảnh: NY Times
Wall Street Journal tiếp tục cáo buộc ngoài chiến dịch “tấn công” vaccine phương Tây, các phương tiện truyền thông nhà nước và tài khoản Twitter của chính phủ Nga liên tục làm gia tăng lo ngại về chi phí và độ an toàn của vaccine Pfizer. Wall Street Journal cũng hoài nghi đây có thể là một phần trong nỗ lực nhằm thúc đẩy vaccine Sputnik V của Nga.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngay lập tức bác cáo buộc của truyền thông Mỹ, gọi đây là điều vô nghĩa và khẳng định tình báo Nga không liên quan đến bất cứ lời chỉ trích nào nhằm vào các loại vaccine Covid-19.
Video đang HOT
“Nếu chúng tôi cũng coi mọi thông tin tiêu cực về vaccine Sputnik là do tình báo Mỹ gây ra, chúng tôi sẽ phát điên vì phải thấy chúng hàng ngày, hàng giờ và trên khắp các phương tiện truyền thông”, Peskov nói.
Vaccine Pfizer đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp lần lượt vào tháng 12 năm ngoái và đầu năm nay. Đánh giá của WHO cho thấy vaccine Pfizer đáp ứng các tiêu chí “phải có” về an toàn và hiệu quả.
Viện Nghiên cứu Clalit và Đại học Ben-Gurion ở Israel, cùng Đại học Harvard ở Mỹ, hôm 24/2 đã công bố nghiên cứu cho thấy vaccine Covid-19 của Pfizer “rất hiệu quả” trong ngăn ngừa ca nghiêm trọng hoặc tử vong, ngay cả sau một liều.
Trong khi đó Nga hồi tháng 8/2020 đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Sputnik V dù chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Tuy nhiên, Tổng thống Putin khẳng định Sputnik V đã trải qua mọi thử nghiệm cần thiết và là vaccine Covid-19 đầu tiên giúp tạo “hệ miễn dịch bền vững”.
Giới khoa học Nga hôm 27/2 đã tuyên bố vaccine Sputnik V chống biến chủng nCoV “rất hiệu quả”, bao gồm chủng ở Anh và Nam Phi. Chuyên gia độc lập trước đó cũng nhận định vaccine Sputnik V của Nga đạt hiệu quả 91,6% chống Covid-19, trở thành vaccine thứ ba trên thế giới đạt hiệu quả hơn 90%.
Mỹ phê duyệt vaccine Pfizer
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 của Pfizer, sử dụng cho nhân viên y tế tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão.
Quyết định đưa ra ngày 11/12, được coi là bước ngoặt mang tính lịch sử trong đại dịch đã cướp đi sinh mạng hơn 290.000 người Mỹ. Với quyết định này, Mỹ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới phê duyệt vaccine Pfizer sử dụng khẩn cấp.
FDA đã thông báo đến các quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cùng Chiến dịch Thần tốc để họ kịp thời thực hiện kế hoạch phân phối. Đối tượng được ưu tiên dùng vaccine là nhân viên y tế, lao động tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão. Song việc triển khai sẽ đối mặt với các thách thức đáng kể về mặt hậu cần do các mũi tiêm cần được bảo quản và vận chuyển trong tủ đông siêu lạnh.
Hồi tháng 7, chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD để mua 100 triệu mũi vaccine của Pfizer, đủ dùng cho khoảng 50 triệu người. Đây được coi là thỏa thuận vaccine lớn nhất từ trước đến nay. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cho biết sẽ triển khai chiến dịch tiêm phòng hoàn toàn miễn phí cho công dân.
Mỗi bang cùng với 6 thành phố lớn đã đệ trình lên chính phủ danh sách các địa điểm tiêm chủng, chủ yếu là các bệnh viện.
Mỹ phê duyệt vaccne Pfizer
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 của Pfizer, sử dụng cho nhân viên y tế tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão.
Quyết định đưa ra ngày 11/12, được coi là bước ngoặt mang tính lịch sử trong đại dịch đã cướp đi sinh mạng hơn 290.000 người Mỹ. Với quyết định này, Mỹ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới phê duyệt vaccine Pfizer sử dụng khẩn cấp.
FDA đã thông báo đến các quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cùng Chiến dịch Thần tốc để họ kịp thời thực hiện kế hoạch phân phối. Đối tượng được ưu tiên dùng vaccine là nhân viên y tế, lao động tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão. Song việc triển khai sẽ đối mặt với các thách thức đáng kể về mặt hậu cần do các mũi tiêm cần được bảo quản và vận chuyển trong tủ đông siêu lạnh.
Hồi tháng 7, chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD để mua 100 triệu mũi vaccine của Pfizer, đủ dùng cho khoảng 50 triệu người. Đây được coi là thỏa thuận vaccine lớn nhất từ trước đến nay. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cho biết sẽ triển khai chiến dịch tiêm phòng hoàn toàn miễn phí cho công dân.
Mỗi bang cùng với 6 thành phố lớn đã đệ trình lên chính phủ danh sách các địa điểm tiêm chủng, chủ yếu là các bệnh viện.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech ở Cardiff, Wales, tháng 12/2020. Ảnh: NY Times
Trước đó, trong buổi họp ngày 10/12, hội đồng cố vấn về vaccine của FDA đã bỏ phiếu để đi đến quyết định này, trong đó 17 phiếu chấp thuận phê duyệt vaccine Pfizer, 4 phiếu không đồng thuận hoặc để trắng.
Trong cuộc họp, các thành viên hội đồng cố vấn đã đặt câu hỏi với chuyên gia vaccine của Pfizer về độ hiệu quả 95% của vaccine trong thử nghiệm giai đoạn cuối. Một số thành viên bày tỏ lo ngại hãng chưa cung cấp đủ dữ liệu từ những người 16 đến 17 tuổi, cho thấy vaccine có tác dụng bảo vệ. Song, ủy ban vẫn kết luận lợi ích của sản phẩm vượt qua các rủi ro tiềm tàng.
Ngày 18/11, Pfizer báo cáo hoàn tất thử nghiệm lâm sàng, công bố vaccine có hiệu quả 95% và không để lại tác dụng phụ đáng kể. Hãng và đối tác BioNTech bắt đầu nghiên cứu về sản phẩm kể từ tháng 1/2020, ngay sau khi Trung Quốc phân lập được trình tự gene của nCoV.
Hôm 8/12, FDA đã đưa ra phân tích độc lập, công nhận sản phẩm hoạt động tốt bất kể chủng tộc, cân nặng hay tuổi tác. Tác dụng phụ điển hình là sưng tại vùng tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp và sốt. Đây là biểu hiện thông thường khi tiêm các loại vaccine. Phản ứng có hại, nghiêm trọng hơn khá hiếm gặp, thường xảy ra sau mũi thứ hai và ít gặp ở người trên 55 tuổi.
Chính phủ Anh đã đặt mua 40 triệu mũi vaccine Pfizer, nhận được các lô hàng đầu tiên hôm 6/12. Hai ngày sau Anh bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng với tên gọi V-day (Ngày Vaccine). Các lô vaccine đầu tiên được chuyển tới 50 trung tâm y tế. Đối tượng ưu tiên bao gồm người từ 80 tuổi trở lên, nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà và các y bác sĩ tuyến đầu của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).
Ngày 10/12, Canada cũng chấp thuận khẩn cấp vacicne Pfizer, dự kiến chỉ tiêm cho người trên 16 tuổi. Chính phủ Canada đã đặt hàng 6 triệu mũi vaccine Pfizer, đủ dùng cho khoảng 3 triệu người. Lô hàng 249.000 mũi tiêm đầu tiên được chuyển đến nước này từ các nhà máy ở Mỹ và Bỉ.
Trước đó, Bahrain cũng phê duyệt vaccine Pfizer.
Những bác sĩ trao 'mũi tiêm hy vọng' Các nhân viên y tế tại một trung tâm tiêm chủng dã chiến ở Wales ví von rằng mỗi lần họ tiêm vaccine Covid-19 là một lần họ trao đi hy vọng. Suốt 9 tháng qua, bác sĩ Venkat Chandra đã chiến đấu trên tuyến đầu chống Covid-19 tại Anh. Cha mẹ ông ở Ấn Độ nhớ con trai mình da diết. Cuộc...