Nga bị tố gây nhiễu vận tải cơ Anh gần Syria
Nga có thể đã tìm cách chế áp hệ thống định vị vệ tinh trên vận tải cơ A400M chở binh sĩ Anh rời đảo Cyprus gần Syria.
Tờ Times và Telegraph của Anh tuần trước dẫn nguồn tin tình báo quân đội giấu tên cho biết hệ thống định vị vệ tinh (GPS) trên vận tải cơ A400M Atlas của nước này đã bị tác động khi cất cánh từ căn cứ không quân Akrotiri trên đảo Cyprus. Hệ thống GPS giúp máy bay định vị với độ chính xác cao, tăng độ an toàn và hiệu quả vận hành.
Đảo Cyprus nằm trên Địa Trung Hải, cách không xa bờ biển phía tây Syria, nơi Nga có một số căn cứ không quân, hải quân hiện đại.
“Nga là quốc gia thù địch duy nhất trong khu vực có khả năng gây nhiễu GPS theo cách đó. Điều này cũng phù hợp với phương thức hoạt động dưới ngưỡng khơi mào xung đột quân sự”, nguồn tin giấu tên cho hay.
Máy bay A400M Anh cất cánh từ căn cứ không quân Akrotiri trên đảo Cyprus. Ảnh: RAF .
Truyền thông Anh cho biết hoạt động gây nhiễu GPS có thể khiến phi công không xác định được vị trí và hướng bay, có thể dẫn tới tai nạn chết người. Tuy nhiên, các phi cơ hiện đại đều có hệ thống định vị dự phòng nhằm ngăn ngừa nguy cơ mất tín hiệu GPS trong khi bay.
Nguồn tin khẳng định các nỗ lực gây nhiễu GPS nhằm vào vận tải cơ Anh đều không thành công. Không rõ hoạt động này có ảnh hưởng tới hoạt động hàng không dân dụng quanh đảo Cyprus hay không.
“Đây là minh chứng cho thấy một nước có những hành động thù địch và liều lĩnh vô cớ. Đó là máy bay vận tải chở phụ tùng, không phải tiêm kích”, nguồn tin giấu tên nói thêm.
Video đang HOT
Quân đội Nga chưa bình luận về thông tin này. Nga đang triển khai nhiều tổ hợp tác chiến điện tử ở Syria, với tầm hoạt động hàng trăm km cùng khả năng vô hiệu hóa nhiều hệ thống trinh sát hiện đại của phương Tây.
Vị trí đảo Cyprus ở vùng biển phía tây Syria. Đồ họa: Medium .
Giới chuyên gia quân sự cho rằng đây có thể là cách Moskva gửi thông điệp đến London, cho thấy quân đội Nga có khả năng can thiệp vào hoạt động của Anh và đồng minh trong khu vực. Căn cứ Akrotiri nằm ở phía nam đảo Cyprus là cơ sở quân sự chủ chốt của không quân Anh tại Địa Trung Hải, nơi các chiến đấu cơ Anh xuất phát làm nhiệm vụ ở Trung Đông.
Đây không phải lần đầu tiên Moskva bị cáo buộc làm gián đoạn tín hiệu GPS. Na Uy và Phần Lan hồi năm 2018 tố Nga gây tê liệt hệ thống GPS trong thời gian diễn ra cuộc tập trận Trident Juncture của NATO ở Bắc Âu. 4 quan chức giấu tên Mỹ đầu năm 2018 cũng tiết lộ một số máy bay không người lái (UAV) của nước này hoạt động tại Syria đã bị Nga gây nhiễu suốt nhiều tuần.
Moskva phủ nhận và cho rằng đó là những cáo buộc vô căn cứ.
Những quốc gia 'gỡ rào chắn' với du khách từng tiêm vaccine COVID-19
Một số quốc gia đã tạo điều kiện cho phép du khách từng tiêm vaccine COVID-19 được nhập cảnh và miễn cách ly bắt buộc 14 ngày.
Đến nay đã có nhiều quốc gia áp dụng chương trình tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: Washington Post
Tuy nhiên, tờ Washington Post cho biết vẫn tồn tại rủi ro là những người từng tiêm vaccine lại mang theo mình virus đủ để gây lây nhiễm mà không có triệu chứng. Do vậy, một số quốc gia cho phép du khách từng tiêm vaccine COVID-19 nhập cảnh vẫn đặt ra điều kiện họ phải vượt qua xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Seychelles
Quần đảo Seychelles nằm trên Ấn Độ Dương. Ảnh: iStock
Quần đảo Seychelles cho phép du khách từng tiêm vaccine phòng COVID-19 từ mọi nơi trên thế giới được nhập cảnh miễn cách ly. Tuy nhiên, các du khách này vẫn phải xét nghiệm PCR trong khoảng thời gian 72 tiếng trước khi đến nơi. Chính quyền Seychelles tuyên bố các du khách từng tiêm vaccine và có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được tự do di chuyển trên quần đảo.
Gruzia
Bộ Ngoại giao Gruzia thông báo: "Công dân bất kỳ quốc gia nào di chuyển bằng đường hàng không đến Gruzia nếu có giấy tờ xác nhận đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19 sẽ được nhập cảnh". Gruzia không yêu cầu du khách phải trải qua thêm xét nghiệm.
Estonia
Estonia không bắt buộc du khách đã tiêm vaccine COVID-19 phải xét nghiệm tiếp. Ảnh: iStock
Chính quyền Estonia tuyên bố cho phép các công dân từ những quốc gia thuộc nhóm rủi ro thấp về COVID-19 từng tiêm vaccine hoặc đã nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng hồi phục trong vòng 6 tháng gần nhất được nhập cảnh vào quốc gia này không cần cách ly. Các giấy tờ liên quan chứng minh việc tiêm vaccine bằng tiếng Anh, tiếng Nga hoặc tiếng Estonia đều được chấp nhận.
Romania
Romania đã nới lỏng yêu cầu cách ly đối với du khách từng tiêm vaccine từ 18/1. Tuy nhiên, du khách Mỹ không được nhập cảnh vào quốc gia châu Âu này. Công dân nằm trong nhóm những nước được cho phép như Anh sẽ nhập cảnh vào Romania miễn cách ly và xét nghiệm trong vòng 10 ngày kể từ khi tiêm liều vaccine cuối.
Iceland
Kể từ tháng 5, du khách từ những quốc gia châu Âu rủi ro thấp về COVID-19 sẽ được nhập cảnh vào Iceland nếu đã tiêm đủ liều vaccine. Theo đó, các du khách sở hữu giấy tờ chứng minh đã tiêm vaccine hoặc từng khỏi COVID-19 có thể được miễn cách ly, xét nghiệm tại Iceland.
Cyprus
Đảo Cyprus không mở cửa với du khách Mỹ. Chính quyền đảo Cyprus tuyên bố rằng từ tháng 3 này sẽ chào đón những du khách từng tiêm vaccine COVID-19.
Ba Lan
Chính phủ Ba Lan cũng áp dụng lệnh cấm với các du khách Mỹ. Ảnh: iStock
Chính phủ Ba Lan tạo điều kiện để du khách thuộc các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) được nhập cảnh nếu chứng minh từng tiêm vaccine COVID-19. Ba Lan chấp thuận miễn cách ly bắt buộc với những trường hợp này. Quyết định có hiệu lực từ 28/12/2020.
Thổ Nhĩ Kỳ chính thức đề nghị nối lại đàm phán với Hy Lạp Ngày 11/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết nước này đã chính thức đề nghị Hy Lạp trong tháng này nối lại cuộc đàm phán về các tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi giữa hai nước ở Địa Trung Hải cũng như các vấn tồn đọng khác. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu trong cuộc họp...