Nga bị tình nghi bố trí tên lửa Iskander trên biên giới với EU
Báo Đức Bild ngày 14/12 dẫn nguồn tin giấu tên từ các cơ quan thực thi pháp luật cho hay Nga bố trí tại tỉnh Kaliningrad các tổ hợp tên lửa chiến thuật “Iskander-M:.
Hiện chưa có chính thức xác nhận thông tin này, cũng như ý kiến của các nhà chức trách Nga.
Theo tờ báo, hình ảnh vệ tinh đã ghi nhận “số lượng có hai chữ số” tên lửa đóng tại Kaliningrad, cũng như dọc theo biên giới với Estonia, Latvia vàLithuania.
Theo báo Đức, tên lửa Iskander có thể được trang bị cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến năm 500 cây số, tức là bao trùm toàn bộ lãnh thổ Ba Lan và có thể đạt tới Berlin, ở tầm xa 527 km.
Video đang HOT
Nga và Nato ban đầu đã nhất trí cùng hợp tác trên hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ khởi xướng đặt ở Miền đông Châu Âu. Nhưng sau đó, các cuộc đàm phán đã không đi đến kết quả, do Nato từ chối đảm bảo về pháp lý với Nga rằng hệ thống sẽ không được triển khai nhằm vào hệ thống phòng thủ hạt nhân của Nga.
Theo Dantri
Mỹ triển khai thêm hệ thống phòng thủ tên lửa ở đảo Guam
Mỹ lên kế hoạch triển khai thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ - Ảnh: AFP
Theo tờ South China Morning Post ngày 11.12, trong năm 2014, Mỹ sẽ tăng cường lực lượng quân sự đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời triển khai thêm hệ thống THAAD trên đảo Guam.
Hệ thống THAAD bao gồm một bệ phóng gắn trên xe tải, các tên lửa đánh chặn, một radar theo dõi AN/TPY-2 và một hệ thống kiểm soát khai hỏa tích hợp, theo AFP.
Mỹ trước đây đã triển khai hệ thống THAAD và các tên lửa đánh chặn Patriot ở Guam, nay có kế hoạch triển khai thêm THAAD với lý do đề phòng nguy cơ tấn công tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, các nhà phân tích lại cho rằng động thái này của Mỹ là nhằm để đối phó với Trung Quốc.
"Mặc dù Mỹ nói là đề phòng Triều Tiên, nhưng thật ra là đề phòng những cuộc tấn công từ Trung Quốc", South China Morning Post dẫn lời nhận định của ông Go Ito, giáo sư ngành quan hệ quốc tế của Trường đại học Meiji (Nhật Bản).
"Triều Tiên có tên lửa nhưng hiện đang bất ổn bên trong nội bộ chính quyền Bình Nhưỡng, còn Trung Quốc đã phát triển tên lửa nội địa, đây là mới chính là mối lo ngại lớn hơn đối với Mỹ", theo ông Ito.
Thiếu tướng Mark Montgomery, Tư lệnh Đội tác chiến tàu sân bay USS George Washington và lực lượng chiến đấu của Hạm đội 7, hồi tháng 10.2013, cho biết mặc cho ngân sách quốc phòng eo hẹp nhưng Mỹ vẫn tiếp tục tăng cường triển khai các tàu chiến và chiến đấu cơ tại châu Á - Thái Bình Dương trong năm tới.
Hôm 6.12, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Mỹ vẫn duy trì cam kết chuyển hướng chiến lược về châu Á.
Theo TNO
MIRV: Công nghệ xuyên phá mọi hệ thống phòng thủ tên lửa Liên tiếp trong tháng 11 vừa qua, Mỹ và Nga đã dùng 1 tên lửa đẩy phóng lên quỹ đạo lần lượt 29 và 32 quả vệ tinh. Đằng sau công nghệ 1 tên lửa phóng nhiều vệ tinh này là công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) hết sức siêu việt. Có thể nói MIRV chính là khắc tinh không thể...