Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ “bán đứng”, lộ bí mật vũ khí cho Mỹ?
Bloomberg vừa dẫn hai nguồn tin cho biết một thông tin gây sốc, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã gợi ý các chuyên gia kỹ thuật của Mỹ nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mà Ankara mua của Nga để “hạn chế tổn thất” trong mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gây ra từ hợp đồng mua S-400.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không cực mạnh S-400 của Nga là nguồn cơn gây ra mối quan hệ căng thẳng giữa Ankara và đồng minh Washington. Mỹ lo ngại hệ thống S-400 sẽ giúp Nga do thám được những dữ liệu nhạy cảm của chiếc máy bay chiến đấu tàng hình tối tân F-35 mà Mỹ sắp bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga lo Mỹ vẫn nhúng tay can thiệp vào Syria dù rút quân
Tuy nhiên, với thông tin mới nhất, có lẽ Nga sẽ phải lo ngại vì có thể chính Nga mới là nước bị mất bí mật quân sự nằm trong hệ thống tên lửa phòng không lừng danh S-400.
Tuy nhiên, Nga dường như đặt sự tin tưởng vào đối tác Thổ Nhĩ Kỳ. Bình luận về thông tin gây giật mình nói trên, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, hợp đồng ký giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có những điều khoản quy định rõ ràng về việc Ankara không được phép tiết lộ những dữ liệu nhất định liên quan đến S-400 và ông Peskov cũng nhấn mạnh Moscow tin tưởng đối tác Ankara.
“Như thường lệ, trong mối quan hệ hợp tác quân sự và quốc phòng giữa Nga và các nước khác luôn bao gồm những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc về việc không tiết lộ những thông tin nhất định, những dữ liệu nhạy cảm liên quan đến mối quan hệ hợp tác này. Trong trường hợp với Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy, cũng có những nghĩa vụ như thế… Chúng tôi không thấy có lý do nào để không đặt sự tin tưởng vào các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Peskov nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác chính trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Chính phủ Mỹ nhiều lần bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và Mỹ không muốn bàn giao những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Ankara vì lo ngại công nghệ nhạy cảm có thể bị lộ hoặc được sử dụng để cải thiện hệ thống phòng không của Nga nếu Thổ Nhĩ Kỳ có trong tay cả hai vũ khí này.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nước này sẵn sàng từ bỏ hợp đồng S-400 với Nga nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thỏa thuận 3,5 tỉ USD trong đó cho phép Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống tên lửa Patriot. Không rõ đây có phải là nỗ lực cuối cùng của Washington nhằm phá hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Nga vẫn tự tin khẳng định, hợp đồng S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ đang được tiếp tục thực hiện đúng như kế hoạch.
Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.
Những lời cảnh báo, đe dọa của Mỹ và phương Tây đến nay vẫn không có tác dụng. Ankara kiên quyết đẩy nhanh tiến trình ký kết hợp đồng mua S-400 của Nga.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Theo Kiệt Linh (VNMedia)
Nga chính thức triển khai "rồng lửa" S-400 tại Crimea
Thông tin từ Nga cho biết quân đội nước này đã hoàn thành việc bổ sung các hệ thống phòng thủ tên lửa Triumf S-400 ở Crimea.
Nga tuyên bố triển khai xong S-400 ở Crimea. Ảnh: RIA Novosti
Ngày 18/12 Sputnik dẫn lời Thượng tướng Alexander Dvornikov, Tư lệnh Quân khu phía Nam, cho biết: "Hôm nay các đơn vị đang trực chiến và bảo vệ chắc chắn không phận lãnh thổ toàn bán đảo Crimea".
Vị tướng lý giải, để vô hiệu hóa các mối đe dọa khả dĩ, các lực lượng Quân khu phía Nam trong toàn bộ khu vực phụ trách của mình sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trực chiến phòng không phần biên giới phía nam của Liên bang Nga và bảo vệ các đồng minh trên không phận.
Ông cũng tiết lộ rằng trong năm nay hơn 3.000 cuộc tập trận ở nhiều cấp độ khác nhau đã được tiến hành trong toàn lực lượng vùng.
Theo lời ông, nhiệm vụ chính của quá trình huấn luyện các cơ quan kiểm soát quân sự là tăng hiệu quả và giảm thời gian chu kỳ chỉ huy kiểm soát, có tính đến kinh nghiệm tiến hành các hoạt động quân sự hiện đại, bao gồm cả chiến dịch ở Syria.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 (ảnh: Sputnik).
S-400 Triumf của Nga (tên báo cáo NATO: SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới nhất được đưa vào hoạt động năm 2007. Hệ thống được thiết kế để triệt hạ các tên lửa máy bay, hành trình và đạn đạo, bao gồm tên lửa tầm trung, và mục tiêu bề mặt.
Hệ thống này có thể bắn trúng các mục tiêu khí động học trong phạm vi 400km và các mục tiêu đạn đạo chiến thuật bay với tốc độ 4,8 km/s ở khoảng cách lên đến 60km. Các mục tiêu như vậy bao gồm tên lửa hành trình, máy bay chiến thuật và chiến lược và tên lửa đạn đạo.
Radar của hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách lên đến 600km. Tên lửa đối không 48N6E3 của hệ thống có thể tấn công các mục tiêu khí động học ở độ cao 10,000-27,000m và các mối đe dọa đạn đạo ở độ cao 2.000-25.000m.
Trong một diễn biến khác, lo ngại hệ thống tên lửa này sẽ đến tay Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã quyết định sẽ chuyển giao hệ thống tên lửa Patriot cho Ankara.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Reuters.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/12 cho biết, Bộ Ngoại giao đã thông qua việc bán 80 tên lửa Patriot trang bị hệ thống dẫn đường và 60 tên lửa khác cho Thổ Nhĩ Kỳ, cùng các thiết bị phụ trợ như hệ thống radar, trạm kiểm soát và bệ phóng với giá 3,5 tỷ USD.
Phía Mỹ từng đưa ra lời cảnh báo tới Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng hệ thống phòng thủ S-400 của Nga không phù hợp với hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của NATO, đồng thời khẳng định, việc mua S-400 sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay chiến đấu F-35 của tập đoàn Lockheed Martin Corp và có thể dẫn đến việc Washington áp đặt biện pháp trừng phạt Ankara.
Bá Di (Tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Mỹ ngừng bán tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ Mỹ vừa quyết định ngừng bán máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, trong đó bao gồm điều khoản cấm cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ...