Nga bị một loạt nước láng giềng thách thức
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz hôm qua (25/1) tuyên bố, một sư đoàn mới bao gồm sự đóng góp quân từ Ba Lan, Lithuanian và Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ năm 2017.
Ảnh minh hoạ
Ông Macierewicz đã cung cấp thông tin trên khi có bài phát biểu tại lễ thành lập lực lượng mới ở thành phố miền đông Lublin. Sư đoàn vừa ra đời sẽ bao gồm khoảng 4.000 quân và được thiết lập nhằm củng cố khả năng phòng thủ của những nước này trước cái mà họ gọi là sự “gây hấn” của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Juozas Olekas đến từ Lithuania và Bộ trưởng Quốc phòng Stepan Poltorak đến từ Ukraine đều tham gia vào buổi lễ ra mắt lực lượng mới.
Sư đoàn của 3 nước Ba Lan, Lithuanian và Ukraine sẽ tham gia vào các nhiệm vụ gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc cũng như sẽ giúp Ukraine – một nước chưa phải là thành viên của NATO, nâng cấp lực lượng vũ trang của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Macierewicz nhấn mạnh, lực lượng mới của họ nên được coi là một sự răn đe đối với bất kỳ ai có thể đe doạ đến hoà bình của khu vực. Phát biểu này rõ ràng ám chỉ đến Nga trong bối cảnh những nước như Ba Lan đang cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Video đang HOT
Ba Lan – nước chủ trì hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tới, cùng với một số nước khác trong khu vực đang ngày càng tỏ ra lo ngại về an ninh của mình sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên kèm theo vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga năm 2014.
Warsaw muốn hội nghị thượng đỉnh của NATO sắp tới sẽ ra quyết định về việc triển khai một lực lượng cố định của liên minh quân sự này trong khu vực nhằm đối phó với Nga. Tuy nhiên, một số thành viên của NATO chỉ ra rằng, thoả thuận mà họ ký với Nga năm 1997 cấm thực hiện điều trên.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ba Lan lại làm Nga giận tím mặt
Ba Lan lại vừa có hành động thách thức cao độ đối với nước láng giềng Nga khi tính chuyện cùng tham gia với các nước Châu Âu khác trong việc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Đây là thông tin vừa được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Tomasz Szatkowski tiết lộ hồi cuối tuần vừa rồi.
Ảnh minh họa
Phát biểu với báo giới địa phương, ông Szatkowski cho hay, Bộ Quốc phòng Ba Lan đang bàn bạc về khả năng tham gia vào chương trình "chia sẻ hạt nhân" của NATO. Chương trình này cho phép các quốc gia không có vũ khí hạt nhân như Ba Lan có thể mượn vũ khí hạt nhân của Mỹ để triển khai trên lãnh thổ của mình.
"Mỹ đang điều hành chương trình và là nước được ra quyết định về việc sẽ phân phát vũ khí hạt nhân và chương trình chia sẻ hạt nhân giữa các nước thành viên NATO. Nhiều thành viên của Đảng Cộng hòa ở Washington đã bày tỏ sự ủng hộ cho ý tưởng nói trên nhưng tôi cho rằng Mỹ sẽ chỉ có câu trả lời sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới", ông Szatkowski cho hay.
Khi được hỏi: "liệu Ba Lan có thực sự cần vũ khí hạt nhân trên đất của mình hay không?", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Szatkowski đã trả lời rằng, đó không phải là vấn đề Ba Lan có cần hay không, mà là "Ba Lan đang bị điều khiển bởi Mỹ và nếu người Mỹ quyết định đưa vũ khí hạt nhân đến Đông Âu thì họ sẽ làm mà không cần phải hỏi ý kiến công luận Ba Lan cũng như không cần xem xét đến các lợi ích quốc gia của Ba Lan".
Đề cập đến phản ứng của Nga, ông Szatkowski cho rằng, việc triển khai vũ khí hạt nhân trên đất Ba Lan sẽ phá hỏi mọi thỏa thuận hiện nay giữa Nga với NATO và sẽ khiến mối quan hệ giữa Nga-Ba Lan, Nga-NATO xấu đi một cách nghiêm trọng.
Khi được đề nghị tóm tắt về mối quan hệ giữa Ba Lan và NATO vào thời điểm hiện tại, Thứ trưởng Szatkowski thẳng thừng cho biết, chính phủ Ba Lan và Tổng thống Andrzej Duda "đang hoàn toàn bị kiểm soát bởi giới chính khách ở Mỹ".
"Họ (giới chức cầm quyền Ba Lan) là phiên bản Ba Lan của giới bảo thủ mới ở Mỹ.... Họ coi NATO như là nhân tố quan trọng nhất trong chính sách quốc phòng và đối ngoại của Ba Lan. Điều đó đồng nghĩa với việc chính sách đó sẽ không độc lập mà sẽ phụ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ cũng như các quyết định của Mỹ. Họ đang chờ đợi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nếu Đảng Cộng hòa thắng cử, Ba Lan có thể trở thành một trong những nước diều hâu, hiếu chiến nhất Châu Âu", ông Szatkowski kết luận.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ba Lan đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận kế hoạch mà Thứ trưởng của họ tiết lộ. "Bộ Quốc phòng không tham gia vào bất kỳ công việc nào nhằm tiếp cận với việc tham gia chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân", đài truyền hình quốc gia dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết cùng ngay sau thông tin gây giật mình mà ông Szatkowski tung ra trước đó cùng ngày.
Phát ngôn viên trên cũng nhắc lại rằng, Ba Lan là một nước đã ký vào Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân.
Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski đã kêu gọi các thành viên của NATO hủy bỏ Dự luật về An ninh, Hợp tác và Mối quan hệ chung với Nga. Theo dự luật này, NATO cam kết sẽ không đưa các lực lượng chiến đấu lớn hay vũ khí hạt nhân đến đồn trú lâu dài ở khu vực Trung và Đông Âu.
Mỹ, Pháp và Anh là các thành viên duy nhất trong liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương gồm 28 thành viên có vũ khí hạt nhân nhưng chỉ có Mỹ sẵn sàng cung cấp vũ khí hạt nhân cho các nước khác theo chương trình chia sẻ hạt nhân. Bỉ, Đức, Italia, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ của mình theo chương trình nói trên.
Việc Ba Lan được cho có ý định triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ của mình sẽ được xem là hành động thách thức cao độ đối với Nga. Sự thách thức này không chỉ đến từ Ba Lan mà cả Mỹ và NATO. Chắc chắn, Moscow sẽ phản ứng rất mạnh nếu kế hoạch trên được thực hiện.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga tiếp nhận thêm sư đoàn tàu hỏa tên lửa Hệ thống vũ khí tàu hỏa tên lửa dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2018 cho đến 2040. Hôm 5-5, theo nguồn tin của Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết, số lượng sư đoàn tên lửa có đội hình liên kết với hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên tàu hỏa Barguzin của Lực lượng Tên...