Nga ‘bí mật đề xuất’ với Triều Tiên về vũ khí hạt nhân?
Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora khẳng định Nga chưa bao giờ đề xuất Triều Tiên xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở nước này để đổi lấy việc Bình Nhưỡng phá hủy các vũ khí hạt nhân của họ.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow.
“Nga hoặc như họ tuyên bố là đại diện của chính quyền Nga chưa bao giờ đưa ra đề xuất xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Triều Tiên. Bất cứ ai có hiểu biết về vấn đề này hoàn toàn hiểu được rằng đề xuất đó là ngu ngốc”, hãng tin TASS của Nga dẫn lời Đại sứ Matsegora nói.
Phát biểu của Đại sứ Nga được đưa ra sau khi tờ The Washington Post dẫn các nguồn tin giấu tên cho rằng Nga đã đề nghị Chính phủ Triều Tiên xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở nước này để đổi lấy việc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của mình.
Video đang HOT
Theo The Washington Post, đề xuất trên đa được đưa ra vào mùa thu năm ngoái. Nguồn tin của tờ báo này cũng khẳng định tình báo Mỹ đã phát hiện đề xuất này.
Vẫn theo The Washington Post, điều kiện được Nga được đưa ra là Nga sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân, xuất khẩu phụ phẩm và chất thải từ hoạt động của nhà máy này sang lãnh thổ cua Nganhăm giảm nguy cơ Triều Tiên sử dụng các vật liệu này để chế tạo vũ khí.
Tuy nhiên, theo nhà ngoại giao cấp cao của Nga, một trong những lập luận rõ ràng nhất để phản bác thông tin vô căn cứ của báo chí Mỹ là chi phí rất cao để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.
“Một nhà máy điện hạt nhân có thể tốn đến vài tỉ USD”, ông Matsegora nhấn mạnh. Ngoài ra, để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng năng lượng của Triều Tiên, bao gồm mạng lưới điện, cũng sẽ tốn số tiền gần bằng số tiền xây nhà máy điện.
Chi phí để duy trì một nhà máy như vậy cũng là cả một vấn đề lớn. “Chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành và bảo trì đều quá tốn kém so với mức chi trả của thị trường Triều Tiên”, người đứng đầu phái đoàn ngoại giao Nga ở Bình Nhưỡng nói.
Hà Dung
Theo PLVN
Mỹ định đưa radar tiên tiến tới Nhật để ứng phó tên lửa Trung Quốc
Mỹ đang nghiên cứu triển khai loại radar tiên tiến nhất của nước này tới Nhật Bản để gia tăng khả năng phòng thủ đối với các cuộc tấn công tiềm tàng bằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên, Nga và Trung Quốc.
Một hệ thống radar X-band mà Mỹ đã triển khai tới Nhật
Cụ thể, Washington muốn sớm khởi động đàm phán chính thức với chính quyền Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về việc triển khai "Radar phòng thủ tổ quốc" tới Nhật, theo tờ Yomiuri Shimbun ngày 28.1 dẫn một số nguồn tin cho hay.
Radar nói trên có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) bay hướng tới lục địa Mỹ, bang Hawaii hoặc đảo Guam. Thông tin này sau đó sẽ được chia sẻ cho Lực lượng phòng vệ Nhật.
Hiện nay, Lầu Năm Góc duy trì một hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ ở 2 bang Alaska và California để bảo vệ lục địa Mỹ. Tuy nhiên, hệ thống này được đánh giá là không đủ khả năng phát hiện dấu hiệu của cuộc phóng tên lửa tấn công từ nước ngoài sau khi Trung Quốc phát triển ICBM mới có thể được triển khai từ các bệ phóng di động.
Trong chiến lược phòng thủ tên lửa mới được công bố cách đây vài tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa và nội dung văn kiện này cũng chỉ rõ nguy cơ về ICBM từ Triều Tiên, Nga và Trung Quốc.
Theo Thanhnien
Cơ hội quyết định an ninh toàn cầu Các cuộc họp sẽ diễn ra ở Bắc Kinh, Washington và Vancouver trong tuần này Dư luận toàn cầu đang tập trung dõi theo 2 sự kiện quan trọng sẽ diễn ra vào ngày 30-1 tới: cuộc gặp gỡ giữa 5 cường quốc hạt nhân lớn trên thế giới - Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp - ở Bắc Kinh và vòng đàm...