Nga-Belarus vẫn bất đồng về giao thông hàng không
Sau một ngày đàm phán nỗ lực, các đại diện hàng không của Nga và Belarus vẫn chưa giải quyết dứt điểm những bất đồng đã làm gián đoạn giao thông hàng không giữa hai nước trong nhiều giờ vào sáng 26/3.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Cơ quan Hàng không Nga Rosavia sáng 27/3 cho biết phía Nga đã đề nghị bãi bỏ mọi hạn chế về giao thông hàng không giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng hành khách ngày càng đông trên tuyến Mátxcơva-Minsk và giảm giá vé.
Video đang HOT
Rosavia cũng khẳng định hiệp định hợp tác hàng không song phương không đưa ra mọi quy định cụ thể về số lượng chuyến bay và số lượng hãng hàng không tham gia giao thông hàng không giữa hai nước. Trong khi đó, Bộ Giao thông-Vận tải Belarrus đã đổ lỗi cho phía Nga đơn phương rút giấy phép hoạt động tuyến Minsk-Mátxcơva của Hãng Hàng không Belarus Belavia, khiến Minsk đáp trả bằng quyết định rút giấy phép bay tới Minsk của các hãng hàng không Nga, dẫn đến tình trạng gián đoạn trên.
Mặc dù vậy, Rosavia quả quyết rằng theo thỏa thuận tạm thời đạt được vào mùa Đông tính đến ngày 25/3/2012, các hãng hàng không của hai nước đều có quyền thực hiện 35 chuyến bay/tuần, nhưng phía Belarus lại muốn rút bớt số chuyến bay trong tuần của Nga xuống còn 28 chuyến.
Hiện tại hai bên mới đạt được thoả thuận sơ bộ là từ nay đến ngày 29/3, mỗi bên vẫn tổ chức năm chuyến bay/ngày đêm và cuộc đàm phán mới tại Mátxcơva vào ngày 29/3 sẽ đưa ra quyết định mới./.
Theo TTXVN
Bất đồng giữa Mỹ và Israel về vấn đề Iran
Ngay trước khi bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama bắt đầu nói chuyện với Israel về chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Năm 2008, ông đã gặp một số lãnh đạo Israel, trong số đó có ông Benjamin Netanyahu (trước khi ông Netanyahu trúng cử thủ tướng) và đã gây ấn tượng cho mọi người với quyết tâm ngăn chặn Iran sử dụng vũ khí hạt nhân.
Theo một nguồn tin nội bộ, ông Netanyahu tỏ ra tán thành. Nhưng điều phức tạp đối với ông ta là ông Obama đặc biệt không nói gì đến vấn đề an ninh của Israel. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra qua hàng loạt những cuộc hội kiến và thảo luận khi cả hai nhân vật này cùng nắm quyền lực. Ngày 12-1, ông Obama đã gọi điện cho ông Netanyahu để làm rõ vấn đề lần nữa. Một phần vì mối quan tâm và chính sách của Mỹ trong cách đối phó với chương trình hạt nhân của Iran.
Trên tất cả, Nhà Trắng chưa muốn Israel khởi động cuộc chiến. Đối với ông Obama, cuộc đối phó với Iran là một thế cờ ba chiều, yêu cầu ông ta phải đạt được một số mục tiêu: loại bỏ vũ khí hạt nhân ra khỏi "tầm tay của các giáo sĩ Hồi giáo", chuẩn bị cho nền kinh tế toàn cầu cơ bản dựa vào dầu hỏa không bị rơi vào thế khủng hoảng, và chuẩn bị đánh một ván bài quyết định đối với Israel. Đồng thời, ông Obama cũng muốn được tái đắc cử trong năm nay.
Nhưng mối quan tâm của Israel không phải lúc nào cũng giống như của Washington. Mỹ đã ra lệnh phong tỏa tất cả những tài sản của chính quyền Iran tại Mỹ, nước Anh đã cắt đứt những quan hệ với ngân hàng trung ương của Iran. Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ kết thúc những hợp đồng dầu khí đang có với Iran vào tháng 7. Iran có thể bị mất 1/4 hay hơn nữa những lợi nhuận về dầu hỏa, giá cả những thực phẩm cơ bản như gạo và thịt đang tăng lên.
Người Iran cầu nguyện bên ngoài một nhà máy chuyển đổi uranium để chống lại những đe dọa quân sự của Israel
Hiện nay, câu hỏi then chốt là phải mất bao nhiêu thời gian để đạt tới một giải pháp đàm phán? Các quan chức Israel nói nước Mỹ nghĩ rằng họ có thể chờ đợi cho đến lúc Iran tiến sát đến vấn đề sử dụng vũ khí, vì Mỹ có khả năng tổ chức rất nhiều cuộc đánh bom lâu dài và làm tê liệt chương trình hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, Israel không có khả năng thực hiện một cuộc tấn công lâu dài như vậy và cần tiến hành càng sớm càng hiệu quả, trước khi Iran có thể ẩn giấu nhiều chương trình của họ ở sâu dưới lòng đất.
Có nguồn tin nói rằng Israel đã yêu cầu ông Obama hỗ trợ nếu các biện pháp "trừng phạt" của họ bị thất bại, người Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự chống Iran. Nhưng ông Obama đã từ chối cung cấp sự bảo đảm hỗ trợ cho Israel.
Theo CATP
Thủ tướng Haiti từ chức chỉ sau 4 tháng tại nhiệm Ngày 24/2, Thủ tướng Haiti Gari Conille đã bất ngờ thông báo từ chức sau 4 tháng tại nhiệm, giữa lúc xảy ra bất đồng trong chính phủ nước này về việc một số quan chức cấp cao mang hai quốc tịch. Ông Gary Conille và Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon (Nguồn: UN)Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia...