Nga – Belarus thúc đẩy chương trình Hội nhập Nhà nước Liên minh
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 13/5, phát biểu tại Diễn đàn Pháp lý Quốc tế St-Peterburg, Thư ký Nhà nước Liên minh Nga – Belarus, ông Dmitry Mezentsev cho hay hơn 80 chương trình của Nhà nước Liên minh với tổng trị giá 56,7 tỷ ruble (hơn 74 triệu USD) đã được thực hiện trong khuôn khổ Hiệp ước Nhà nước Liên minh.
Thư ký Nhà nước Liên minh Nga – Belarus, ông Dmitry Mezentsev. Ảnh: TASS
Ông Mezentsev nói: “Kể từ khi Hiệp ước Nhà nước Liên minh có hiệu lực, 82 chương trình liên minh với tổng số tiền 56,7 tỷ ruble Nga đã được thực hiện. Chúng liên quan đến lĩnh vực vi điện tử và điện tử, chăm sóc sức khỏe, khoa học vật liệu và tôi đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực khám phá không gian”. Ông Mezentsev cũng khẳng định hiệp ước này quyết định tương lai của sự tương tác giữa Nga và Belarus.
Ngày 8/12/1999, các nhà lãnh đạo của Nga và Belarus là Boris Yeltsin và Alexander Lukashenko đã ký Hiệp ước thành lập Nhà nước Liên bang Nga và Belarus (văn bản vô thời hạn có hiệu lực vào ngày 26/1/2000 sau khi được quốc hội hai nước phê chuẩn).
Video đang HOT
Điều này thể hiện nỗ lực của Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus trong bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, cơ cấu nhà nước, hiến pháp và các biểu tượng quốc gia, cũng như tư cách thành viên của họ trong các tổ chức quốc tế.
Tổng thống Nga và Belarus nhất trí triển khai nhóm quân sự chung
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko đã nhất trí thành lập một lực lượng quân sự chung trong khu vực.
Lực lượng Belarus tham gia huấn luyện chung với Nga trong cuộc tập trận ở vùng Vitebsk, Belarus. Ảnh: Sputnik
"Trước bối cảnh tình hình biên giới phía tây của Nhà nước Liên minh ngày càng leo thang căng thẳng, chúng tôi đã nhất trí triển khai một lực lượng quân sự trong khu vực Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus. Điều này tuân thủ các quy định của hai bên. Nếu mối đe dọa đạt đến mức độ như hiện nay, chúng tôi sẽ sử dụng lực lượng của Nhà nước Liên minh Nga - Belarus", hãng thông tấn Belta News dẫn lời ông Lukashenko cho biết.
Trước đó, Tổng thống Belarus đã tổ chức một cuộc họp với các lực lượng quân đội và an ninh của nước này. Ông Lukashenko cho biết ông nhận được thông tin rằng Ukraine đang lên kế hoạch tạo ra một kịch bản kiểu "cầu Crimean phần II" ở Belarus.
"Câu trả lời của tôi rất đơn giản: Hãy nói với Tổng thống Ukraine và giới chức khác rằng cầu Crimean sẽ giống như những bông hoa đối với họ nếu họ chạm vào dù chỉ một mét", ông tuyên bố.
Tổng thống đã ra lệnh cho quân đội và lực lượng an ninh xác định những vấn đề cần hành động để tăng cường an ninh Belarus, khi tình hình đang thay đổi nhanh chóng. Bộ Quốc phòng Belarus trước đó cũng tuyên bố rằng họ có khả năng triển khai 500.000 quân được huấn luyện "nếu cần".
Theo hãng thông tấn Interfax của Nga, Minsk đã cáo buộc Kiev lên kế hoạch thực hiện các vụ tấn công nhằm vào lãnh thổ Belarus. Trước đó, hôm 9/10, Chủ tịch Ủy ban Biên giới Nhà nước Belarus Anatoly Lappo cho rằng các lực lượng Ukraine đã phá hủy hầu hết các cây cầu và đặt mìn dọc biên giới với Belarus. Ông nói: "Hiện tại, hầu hết các cây cầu biên giới đã bị phá hủy, các tuyến đường sắt và đường ô tô ở biên giới bị cài mìn hoàn toàn.Các lực lượng Ukraine đã củng cố biên giới chặt chẽ đến mức họ đặt mìn chống tăng thành 3 hàng trên các con đường".
Theo ông Lappo, những binh sĩ được Ukraine triển khai tại khu vực biên giới không phải là lính biên phòng. Ông Lappo nói: "Chúng tôi đang bị gây sức ép. Họ đang nhắm vào lực lượng bảo vệ biên giới của chúng tôi. Đôi khi họ bắn chỉ thiên và liên tục tiến hành việc do thám trên không".
Một ngày trước đó, Đại sứ Ukraine tại Belarus đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Belarus nhận công hàm phản đối chính thức với cáo buộc Ukraine đang có kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh thổ của Belarus. Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết họ kiên quyết bác bỏ cáo buộc đồng thời cho rằng đây có thể là một phần trong kế hoạch của Nga nhằm khiêu khích và đổ lỗi cho Kiev.
Mặc dù các lực lượng Nga đã sử dụng lãnh thổ của Belarus trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự ở Ukraine, Belarus cho đến nay vẫn cố gắng đứng ngoài cuộc xung đột. Các lực lượng của nước này chủ yếu được triển khai ở phía tây để đối mặt với các lực lượng NATO tập trung ở Ba Lan và vùng Baltic.
Trước đó, Belarus cũng cáo buộc quân đội Ukraine đã tiến hành một số cuộc tấn công nhằm vào nước này hồi tháng 3, khi một tên lửa Tochka-U của Ukraine đã bị lực lượng phòng không Belarus bắn hạ. Cuộc tấn công thứ hai hồi tháng 6 - nhắm vào các mục tiêu quân sự của Belarus - cũng đã thất bại.
Tất cả thành viên các NATO đều ủng hộ Ukraine gia nhập khối Tổng thư ký Tổ chức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết tất cả các quốc gia thành viên đều ủng hộ Ukraine gia nhập khối, nhưng phải sau khi xung đột với Nga kết thúc. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Washington Post vào tuần trước tại...