Nga “bắt tay” Trung Quốc khi Mỹ, EU quay lưng
Nga sẽ chào đón thêm các công ty Trung Quốc tới đầu tư khi Mỹ và châu Âu đang áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Matxcova sau vụ sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine, theo tờ Business News tại Thượng Hải.
Matxcova cũng đang lên kế hoạch phá bỏ các rào cản đầu tư từ Trung Quốc với hy vọng nguồn vốn từ Bắc Kinh có thể hỗ trợ cho nền kinh tế của Nga. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga mong muốn nguồn vốn trên sẽ được đầu tư trực tiếp vào thị trường bất động sản, cơ sở hạ tầng và các dự án khí đốt tự nhiên tại quốc gia này.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định phong tỏa tài sản của 21 quan chức Nga và Ukraine cũng như cấm cấp phép visa cho các nhân vật này từ ngày 17/3. Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng đã phong tỏa tài sản của 7 quan chức Nga cùng 17 công ty có mối quan hệ với Tổng thống Putin. Những quan chức Nga đã bị cấm tới Mỹ kể từ ngày 28/4. Nhà Trắng khẳng định Mỹ sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt kinh tế nếu quân đội Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine vào ngày 25/5 tới đây.
Nga – Trung đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực kinh tế
Chính lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đã khiến một lượng lớn dòng vốn chảy khỏi Nga. Theo Bộ Tài chính Nga, trong quý I năm nay, 51 tỷ USD đã bị rút khỏi Nga. Tuy nhiên, hồi tuần trước, Ngân hàng trung ương châu Âu tuyên bố con số trên vào khoảng 222 tỷ USD và vẫn tiếp tục gia tăng.
Video đang HOT
Chuyên gia phân tích Chris Weafer thuộc công ty tư vấn toàn cầu Macro Advisory nhận định các công ty châu Âu làm ăn ở Nga đã chuyển dòng vốn đầu tư sang những quốc gia khác nhằm tránh hệ lụy từ lệnh trừng phạt kinh tế. Trong khi đó, các công ty của Nga đã mở thêm tài khoản tại ngân hàng nước ngoài để duy trì hoạt động nhằm đề phòng trường hợp các ngân hàng Nga bị áp đặt lệnh trừng phạt.
Hồi năm ngoái, giao thương giữa Nga và Trung Quốc đã đạt 79,2 tỷ USD. Con số này được dự đoán tiếp tục gia tăng và đạt 100 tỷ USD vào năm 2015. Trung Quốc cũng hứa hẹn đầu tư 20 tỷ USD vào các dự án hạ tầng cơ sở của Nga.
Ngoài ra, công ty dầu mỏ của Nga Rosneft Oil sẽ xuất khẩu 700 triệu tấn dầu sang Trung Quốc trong vòng 25 năm tới theo bản hợp đồng trị giá 270 tỷ USD với nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất Trung Quốc CNPC. Công ty khí đốt Gazprom của Nga cũng đang lên kế hoạch cung cấp 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc kể từ năm 2018.
Theo Tổng thống Putin, Trung Quốc đang trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và Nga sẽ tăng cường mối quan hệ với quốc gia này. Vào cuối tháng Năm này, ông Putin sẽ tới thăm Trung Quốc. Khả năng chuyến thăm này của Tổng thống Putin nhằm khuyến khích Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên tại Siberia
Theo Infonet
Tại sao Nga không "thèm" trả đũa phương Tây?
Trong khi Mỹ liên tục áp đặt các lệnh cấm vận Nga vì khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Mátxcơva sẽ không có các lệnh cấm vận trả đũa.
Bình luận về vòng cấm vận mới của Mỹ và EU, ông Putin cho rằng Nga không cần thiết phải dùng lệnh cấm vận để đáp trả.
Cuối tháng Tư, khi Washington và Brussels thông báo áp đặt các lệnh cấm vận đối với một số quan chức và doanh nghiệp Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố Mátxcơva sẽ không "bỏ qua" hành động này của Mỹ và EU.
"Chúng tôi có thể sẽ tiến hành đáp trả và đó sẽ là những biện pháp rất mạnh", ông Sergei Ryabkov. Ông nhấn mạnh rằng: "Biện pháp đáp trả sẽ khiến Washington đau đớn".
Tuy nhiên, Nga có vẻ không vội vàng trong việc trả đũa Mỹ.
Người dân Nga tụ tập ở quảng trường Pushkinskaya, Mátxcơva ngày 10/3 thể hiện sự ủng hộ việc sát nhập bán đảo Crimea.
Theo nhà nghiên cứu Konstantin Simonov, Trưởng khoa Khoa học Chính trị thuộc Đại học Tài chính Nga, nhận xét trên tờ Sự thật (Pravda - Nga): "Nga thực sự có thể trả đũa - hiện có nhiều công ty phương Tây đang làm ăn ở Nga".
"Trên thực tế, sự lệ thuộc (của phương Tây) đối với Nga là khá mạnh và nhiều người thậm chí còn không nhận thức được sự lệ thuộc đó. Sự lệ thuộc nằm ở chỗ (phương Tây) tiêu thụ các sản phẩm của Nga và đầu tư vào nước Nga", ông nói thêm.
"Có rất nhiều điều chúng tôi có thể làm để gây thiệt hại cho các công ty phương Tây. Câu hỏi ở đây là chúng tôi làm như vậy để làm gì? Nếu chúng tôi hạn chế các công ty nước ngoài tới đầu tư thì điều đó cũng ảnh hưởng tới nước Nga nữa. Khi áp đặt các lệnh cấm vận, người châu Âu phải hiểu rằng thực ra các lệnh cấm vận đó sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng của họ. Họ không thể làm gì được khi mà kinh tế Nga và châu Âu có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có nhiều người châu Âu phản đối các lệnh cấm vận này", ông Simonov bình luận.
"Chúng ta có lập trường rất rõ ràng về Ukraine và Crimea. Chúng ta không cho rằng nước Nga đang vi phạm luật pháp quốc tế và "đáng" bị trừng phạt bằng các lệnh cấm vận. Chúng ta sẽ chứng minh quyền của mình bằng một con đường khác", Leonid Polyakov, một nhà nghiên cứu chính trị khác, nói.
"Tôi nghĩ chúng ta không nên tham gia vào "trò chơi" này. Tôi nghĩ những ai đe dọa và thực sự áp đặt các lệnh cấm vận đối với chúng ta cuối cùng sẽ nhận ra rằng đó là biện pháp vô ích và phản tác dụng", nhà nghiên cứu nói.
Theo Infonet
Trung Quốc lên tiếng phản đối lệnh trừng phạt Nga của phương tây Trung Quốc vừa đưa ra tuyên bố phản đối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng diễn ra tại Ukraine, sau khi nhóm các nước công nghiệp G7 nhất trí thông qua gói trừng phạt mới hôm 26-4. Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 28-4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương...