Nga bắt tay thiết kế “quái vật trên không”
Ngày 7-2, Sputniknews đưa tin các nhà thiết kế Nga sẽ bắt đầu đưa ra các thiết kế và yêu cầu cơ bản cho dự án siêu vận tải cơ PAK-TA.
Theo đó tất cả các khái niệm và yêu cầu cơ bản về một máy bay vận tải hạng nặng mới sẽ được đưa ra trong năm nay và các nhà thiết kế Nga sẽ dựa theo đó để tạo bản thiết kế ban đầu.
Dự án máy bay vận tải hạng nặng PAK-TA (Perspective Airborne Complex of Transport Aviation) được cho có khả năng bay với tốc độ siêu âm lên tới 2000km/h, chở được 200 tấn hàng hóa và bay xa tới 7.000 km.
Mô hình và hình phác thảo máy bay vận tải PAK-TA
Với 80 chiếc PAK-TA mà quân đội Nga có thể mang 400 xe tăng chủ lực hoặc 900 xe thiết giáp hạng nhẹ đến chiến trường nhanh hơn bất cứ phương tiện nào họ từng sở hữu trước đây.
PAK-TA sở hữu năng lực chuyên chở đáng sợ.
Nga mong muốn có phi đội PAK-TA đầu tiên vào năm 2024 tuy nhiên việc thống nhất các thông số chính của máy bay mới hiện vẫn đang được thảo luận nên nhiều khả năng việc chế tạo sẽ chậm lại. Viktor Livanov – CEO của tập đoàn lyushin Aviation Complex, đơn vị chịu trách nhiệm chính với dự án PAK-TA thì việc sản xuất có thể chỉ được bắt đầu vào năm 2030.
Hiện Không quân Nga đang vận hành hai loại máy bay vận tải hạng nặng Antonov An-22 Antei và Antonov An-124 Ruslan với khả năng chuyên chở lần lượt là 60 và 120 tấn. Tuy nhiên với việc hãng Antonov (thuộc Ukraina) đã bị Kiev giải thể, việc duy trì đội vận tải cơ hạng nặng của Nga trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn.
Một điểm quan trọng khác khi học thuyết quân sự Nga xác định lính dù là lực lượng phản ứng nhanh nên họ cần nhiều các máy bay vận tải hạng nặng, do vậy dự án PAK-TA càng trở nên quan trọng.
Video đang HOT
Theo Bình Nguyễn/CAND
Theo_Hà Nội Mới
Khám phá "nơi sinh" vận tải cơ Il-476, An-124 tuyệt đỉnh
Nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay Aviastar-SP là nơi tạo ra các máy bay vận tải Il-476 và An-124 tuyệt đỉnh của Nga.
Aviastar-SP là một trong những nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay lớn nhất của Nga có trụ sở chính tại Ulyanovsk. Đây cũng là nơi sản xuất những chiếc máy bay vận tải Il-476 thế hệ mới cho Quân đội Nga và cũng như các máy bay chở khách thương mại Tu-204. Tổ hợp công nghiệp hàng không tại Ulyanovsk được Liên Xô thành lập từ năm 1976 và hoạt động cho tới tận ngày nay.
Toàn bộ khu sản xuất phức hợp của Aviastar-SP có thể tự sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc máy bay, tất nhiên có một số bộ phận do các công ty khác sản xuất điển hình như các dòng động cơ phản lực. Aviastar-SP cũng từng tham gia vào dây chuyền sản xuất siêu máy bay vận tải hạng nặng An-124 "Ruslan" với Antonov của Ukraine, tuy nhiên giờ đây Aviastar-SP chỉ còn thực hiện công việc bảo trì.
Và để vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất máy bay tại Ulyanovsk Aviastar-SP cần tới hơn 10.000 công nhân và kỹ sư, họ đảm nhận nhiệm vụ sản xuất hơn 400 bộ phận khác nhau của mỗi chiếc máy bay.
Để làm được điều này, Aviastar-SP sở hữu một kho lưu trữ linh kiện và các thiết bị phục vụ công nghiệp hàng không lớn nhất thế giới. Trong ảnh là phần cánh đuôi của một chiếc máy bay sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh.
Các dây chuyền sản xuất máy bay chính của Aviastar-SP hiện tại đều đang lắp ráp dòng máy bay vận tải quân sự Il-476. Trong năm 2015 nhà máy này cho đã bàn giao hai chiếc Il-476 cho Quân đội Nga còn chiếc thứ ba vẫn đang quá trình thử nghiệm.
Hiện tại Aviastar-SP đang sản xuất cùng lúc khoảng 10 chiếc Il-476, bên cạnh đó nhà máy này còn sản xuất thêm một biến thể tiếp nhiên liệu trên không của Il-476 được định danh là IL-478.
Quy trình giám sát chất lượng tại Aviastar-SP thuộc hàng nghiêm ngặt nhất thế giới và không chi tiết nào bị bỏ sót.
Khu vực nhà xưởng của Aviastar-SP có diện tích khá lớn với đủ sức chứa 4 chiếc Tu-204 cùng một lúc với chiều cao của trần xưởng lên tới 36m.
Kể từ năm 1990, Aviastar-SP bắt đầu sản xuất dòng máy bay chở khách thương mại Tu-204. Đây cũng là dòng máy bay thương mại đầu tiên của Nga có thể thực hiện chuyến bay đường dài mà không cần dừng lại tiếp nhiên liệu. Nó cũng được trang bị các động cơ phản lực PS-90A thế hệ mới giúp tiết kiệm tối đa nhiên liệu khi bay.
Mỗi chiếc Tu-204 cần tới hàng km dây dẫn chạy dọc thân máy bay.
Trong ảnh là hàng dài những chiếc An-124 "Ruslan" đang được bảo dưỡng tại Aviastar-SP.
An-124 "Ruslan" có thể được xem là dòng máy bay vận tải hạng nặng thành công nhất từng được Antonov chế tạo. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1986 và hiện tại trên thế giới có hơn 20 chiếc An-124 "Ruslan" vẫn còn đang hoạt động.
Trong ảnh là hai chiếc máy bay vận tải hạng nặng Il-476 và Il-76MD của Nga sau khi được bảo trì ở Aviastar-SP.
Bên trong khoang chứa hàng của một chiếc Il-476. Khi cần thiết nó cũng có thể được chuyển đổi lại thành máy bay vận tải quân sự cho các đơn vị đổ bộ đường không Nga.
Một chiếc Il-476 sau khi hoàn tất giai đoạn lắp ráp được chạy thử nghiệm dưới mặt đất trong một khoảng thời gian dài trước khi được bay thử nghiệm.
Ở Aviastar-SP mọi thứ dường như đều luôn hoạt động 24/7.
Trong ảnh là một chiếc An-124 chuẩn bị được kéo ra đường băng thử nghiệm, Aviastar-SP sở hữu đường băng dài tới 5km và là một trong bốn đường băng dài nhất thế giới.
Theo_Kiến Thức
Khám phá "nơi sinh" vận tải cơ Il-476, An-124 tuyệt đỉnh Nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay Aviastar-SP là nơi tạo ra các máy bay vận tải Il-476 và An-124 tuyệt đỉnh của Nga. Aviastar-SP là một trong những nhà máy chế tạo và bảo dưỡng máy bay lớn nhất của Nga có trụ sở chính tại Ulyanovsk. Đây cũng là nơi sản xuất những chiếc máy bay vận tải Il-476...