Nga bất ngờ tung tên lửa chết người đến vùng đất mới
Nga đã lần đầu tiên đưa hệ thống phòng không cực mạnh S-300PS đến triển khai tại căn cứ quân sự số 201 của Nga ở Tajikistan.
Hệ thống vũ khí S-300 đã được đưa vào trực chiến ở đây, văn phòng báo chí Quân khu Miền Trung Nga hồi cuối tuần vừa rồi cho biết.
“Tại căn cứ quân sự số 201, lực lượng phòng không S-300PS lần đầu tiên được dưa vào trực chiến. Các hệ thống vũ khí này được đưa đến triển khai ở CH Tajikistan bằng đường sắt từ một kho vũ khí thuộc Quân khu Miền Trung Nga ở vùng Volga”, tuyên bố của Quân khu Miền Trung Nga cho hay.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương. Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
Video đang HOT
S-300 ban đầu được thiết kế nhằm mục đích giúp Nga đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù. Khi lần đầu tiên được Liên Xô triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa được rất nhiều nước thèm muốn bởi nó là thứ vũ khí hiệu quả hàng đầu trong việc bảo vệ các vùng trời.
Hệ thống S-300 được thiết kế để tiêu diệt tất cả phương tiện tiến công hỏa lực đường không của địch, các loại máy bay chiến lược, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo với độ chính xác rất cao, cự ly xa hàng trăm km, độ cao lớn.
S-300 được trang bị nhiều loại radar tối tân, bao gồm đài radar trinh sát 36D6 phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km, bám bắt 120 mục tiêu cùng lúc, radar trinh sát bắt thấp (độ cao thấp) 76N6, radar điều khiển hỏa lực 30N6 sử dụng để dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Bệ phóng tự hành lắp ống phóng đạn tên lửa của hệ thống này sẽ bắn theo phương thẳng đứng. Hệ thống S-300 có thể phóng 6 tên lửa liền một lúc, mỗi tên lửa có khả năng phá hủy các loại máy bay như F-16 và F-22 – báu vật của Không lực Mỹ, cũng như đánh chặn các mục tiêu đạn đạo.
Với sức mạnh của tên lửa S-300, Mỹ và phương Tây rất sợ viễn cảnh Nga bán loại tên lửa này cho các đối thủ của họ như Syria, Iran và Triều Tiên. Giới chức Nga từng đề cập đến khả năng cung cấp tên lửa S-300 cho Syria, Iran và Triều Tiên. Điều này đã khiến phương Tây không khỏi giật mình lo ngại.
Về phía Syria, Iran và Triều Tiên, các nước này đương nhiên muốn sở hữu trong tay những tên lửa có sức mạnh đáng sợ S-300.
Tuy nhiên, gần đây, có tin đồn cho rằng hệ thống phòng không uy lực S-300 của Nga đang “thất thế” ở chiến trường Syria khi không phát huy được sức mạnh của nó. Tên lửa S-300 không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các chiến dịch của Mỹ ở Syria, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ – ông Eric Pahon từng tuyên bố như vậy trên tờ Sputnik.
Tin đồn chưa được xác minh về độ xác thực.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Nga đã hoàn tất việc bàn giao các hệ thống tên lửa phòng không cực mạnh S-300 cho Syria trong một nỗ lực nhằm tăng cường năng lực phòng thủ của đồng minh từ đó tăng cường bảo vệ an ninh cho các binh sĩ của Nga đang đóng tại Syria. Sau khi chiếc máy bay quân sự Il-20 của Nga bị bắn hạ ở chiến trường Syria, khiến 15 người thiệt mạng, chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin đã nhanh chóng đi nước cờ triển khai S-300 ở Syria – một nước cờ được cho là sẽ khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải kiêng dè khi có ý định làm tổn hại đến các lực lượng của Nga và đồng minh của Nga trên chiến trường Syria.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Infographic: Thổ Nhĩ Kỳ đang có biến thể nào của "chiến thần" F-16?
Với khoảng 240 chiếc có trong biên chế, tiêm kích F-16 đang đóng vai trò xương sống trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, loại tiêm kích này từng bắn hạ Su-24 của Nga trên bầu trời Syria cũng như chiếm thế chủ đạo trong chiến dịch "cành ô liu" nhắm vào người Kurd tại Afrin, cũng như chính quân đội Syria.
Gần đây, các máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành nhiều vụ ném bom nhằm vào mục tiêu của Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), lực lượng bị Ankara coi là tổ chức khủng bố. Các phương tiện truyền thông cho biết, dòng máy bay F-16 của Ankara đã thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu trên đất Syria.
Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang duy trì số lượng lên tới 240 chiếc F-16, chiếm số lượng đông đảo nhất trong biên chế không quân Thổ Nhĩ Kỳ là phiên bản F-16C/D Block 52, đây cũng chính là loại chiến đấu cơ đã bắn hạ chiếc cường kích Su-24 của Nga tại bầu trời Syria vào năm 2015. Căng thẳng chỉ dịu xuống khi Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng nhận trách nhiệm, xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho phía Nga.
F-16C/D Block 52 được coi là biến thể cực mạnh của dòng tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16. Thực tế chiến trường cho thấy F-16 đã chứng minh là một chiến đấu cơ hạng nhẹ tốt nhất thế giới hiện nay. Nó cũng là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 xuất khẩu thành công nhất của Mỹ và được 23 quốc gia tin dùng.
Mặc dù ra đời cuối thập niên 70, nhưng những biến thể nâng cấp và sản xuất mới vẫn đang tiếp tục duy trì ưu thế và sức mạnh của mình. Biến thể F-16C/D Block 52 Plus được đánh giá là đối thủ đáng gờm cho bất cứ máy bay chiến đấu nào đối trọng với chúng bao gồm cả tiêm kích hạng nặng dòng Su-27/30 của Nga.
F-16C/D Block 52 Plus tích hợp luôn thùng dầu phụ 600 gallon vào thân để tăng tầm bay, trong khi vẫn bảo đảm được tính khí động học. Ngoài ra phiên bản này còn được tích hợp radar mạng pha điện tử mạnh hơn để phát hiện mục tiêu từ khoảng cách hơn 300 km, loại radar này có thể dẫn bắn và tiêu diệt chính xác mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó hệ thống tác chiến điện tử kết hợp radar tiếp nhận cảnh báo RWR và AN/ALQ-165 cho khả năng tự bảo vệ chống lại sự theo dõi của đối phương. Đây là một đặc điểm mà không nhiều máy bay làm được.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Mỹ rơi tại Đức Chiếc máy bay F-16 đã rơi xuống khu vực không có người sinh sống và rất may phi công đã kịp rời khỏi máy bay an toàn trước khi nó gặp nạn. Tiêm kích F-16. Ảnh minh họa: CCO Reuters dẫn lời giới chức quốc phòng Đức vừa đưa tin, một chiếc máy bay chiến đấu, dòng F-16, thuộc Lực lượng Không quân...