Nga bất ngờ tung đòn từ biển, khiến kẻ thù “bạt vía”
Hai tàu tên lửa thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga sáng (19/8) đã bất ngờ thực hiện ba vụ phóng tên lửa hành trình Kalibr nhằm vào các mục tiêu của nhóm khủng bố Jabhat al-Nusra ở Syria, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng này. Đây là thông tin do Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo.
Ảnh minh họa
“Các cuộc tấn công đã phá hủy trung tâm chỉ huy và căn cứ của nhóm khủng bố ở Dar-Taaza, cũng như một nhà máy sản xuất đạn dược cho súng cối cùng với một kho vũ khí lớn ở tỉnh Aleppo. Theo các dữ liệu kiểm soát mục tiêu, những mục tiêu được nhắm tới đều đã bị phá hủy trong loạt trận tấn công”, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định.
Tên lửa hành trình Kalibr đã gây tiếng vang khắp thế giới sau khi nó thể hiện sức mạnh gây kinh ngạc của mình bằng việc đánh trúng vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phạm vi cách xa 930 dặm (tương đương gần 1500km) trong một cuộc tấn công hồi đầu tháng 10 năm ngoái. Khi đó, nhóm tàu chiến thuộc đội tàu Caspian của Nga đã phóng đi 26 quả tên lửa, thổi bay 11 cơ sở của lực lượng khủng bố.
Tiếp đó, vào tháng 11 cùng năm, Nga tiếp tục thực hiện cuộc tấn công hủy diệt các mục tiêu của IS bằng 18 quả tên lửa hành trình Kalibr. Lầu đầu tiên, tên lửa Kalibr được phóng đi từ biển Địa Trung Hải là vào đầu mùa đông năm ngoái. Những quả tên lửa này đã được phóng đi từ một tàu ngầm được đánh giá là mạnh hàng đầu thế giới – tàu ngầm Rostov-on-Don.
Tên lửa mới của Nga “vượt xa sức mạnh so với những tên lửa Tomahawks” nổi danh của Mỹ. Một số chuyên gia quân sự thậm chí còn ca ngợi tên lửa Kalibr của Nga là loại tên lửa tối tân nhất thế giới hiện giờ.
Video đang HOT
Theo Vnmedia
Điều đặc biệt trên chiến hạm tên lửa Việt Nam
Ngoài dàn tên lửa P-15, chiến hạm lớp Osa-II của Hải quân Việt Nam còn được trang bị pháo hạm cực mạnh AK-230 cùng chiến thuật đánh địch không giống ai.
AK-230 là một hệ thống pháo hải quân của Liên Xô, có cấu tạo gồm 2 nòng pháo 30 mm NN-30 sử dụng cơ cấu làm mát bằng nước, được dẫn bắn bởi radar Drum Tilt hoặc Muff Cobb với chức năng chính là phòng không.
Bên cạnh đó, AK-230 còn có thể sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ như xuồng cao tốc hay thủy lôi...
Công việc phát triển loại pháo tự động này bắt đầu từ thập niên 1950 và hoàn thành trong năm 1969, nó được chấp nhận trang bị cho tàu tên lửa tấn công nhanh Osa cùng với tàu phóng lôi cỡ nhỏ lớp Shershen.
Đã có tổng cộng 1.450 khẩu AK-230 được sản xuất tại Liên Xô và khoảng 300 chế tạo ở Trung Quốc dưới tên gọi Type 69.
Mặc dù tốn khá nhiều thời gian nghiên cứu nhưng AK-230 lại nhanh chóng bị lạc hậu, đến cuối thập niên 1970 nó đã bị thay thế bởi "đàn em" AK-630.
Tốc độ bắn: 1.000 phát/phút/nòng; tầm bắn tối đa 6,7 km; tầm bắn hiệu quả 2,5 - 4 km; sơ tốc đạn: 1.050 m/s; cơ số đạn dự trữ: 500 viên cho mỗi nòng pháo độc lập (bao gồm đạn nổ mảnh OF-83D đi kèm đạn xuyên giáp BR-83).
Ngoài pháo hạm AK-230, vũ khí chủ lực trên tàu tên lửa lớp Osa II của Hải quân Việt Nam là tên lửa P-15.
Đạn tên lửa P-15 Termit đạt tầm bắn tối đa 80 km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng tới 454 kg. Tính toán trên lý thuyết, nếu phóng đủ 4 quả đạn thì tàu Osa II có khả năng tiêu diệt tuần dương hạm cỡ 16.000 tấn.
Chiến thuật chiến đấu của tàu tên lửa Osa II thường là "đánh và chạy". Sau khi phóng tên lửa thì tàu Osa II nhanh chóng tăng tốc bỏ chạy.
Con tàu được trang bị 3 động cơ công suất 12.000 mã lực và 3 chân vịt cho phép nó đạt tốc độ cao 40 hải lý/h.
Theo Đất Việt
Ba tàu tên lửa hiện đại nhất của Mỹ có mặt ở Biển Đông Các tàu khu trục tên lửa Aegis hiện đại nhất của Mỹ được huy động đến Biển Đông để triển khai các hoạt động cảnh giới và giám sát. Tàu khu trục USS Decatur DDG-73 của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy Kyodo News ngày 25/6 dẫn nguồn tin từ hải quân Mỹ cho biết nước này đã điều động ba tàu khu...