Nga bất ngờ thay đổi chiến thuật trong xung đột ở Ukraine: Phương Tây đã nhận định đúng?
Ngay trong những ngày đầu năm mới 2023, Nga đã có dấu hiệu thay đổi chiến thuật trong xung đột ở Ukraine, thay vì tập trung phá huỷ cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, chuyển sang tấn công cơ sở sản xuất, kho dự trữ UAV và không chỉ có vậy.
Một cơ sở năng lượng quan trọng ở Kiev bốc cháy sau cuộc tấn công bằng UAV của Nga. Ảnh: Reuters
Đài RT dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết những mục tiêu bị tấn công ở Ukraine đầu năm mới 2023 bao gồm các cơ sở liên quan tới việc sản suất máy bay không người lái (UAV) được Ukraine sử dụng để tiến hành “tấn công khủng bố” chống lại Moskva.
Danh sách các mục tiêu bị tấn công còn có bãi đỗ của máy bay không người lái đã sẵn sàng hành động, bãi phóng máy bay không người lái của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh: “Mục tiêu của cuộc tấn công đã đạt được, kế hoạch tấn công khủng bố chống lại Nga trong tương lai gần của Kiev đã bị đập tan”.
Việc chuyển sang tấn công cơ sở sản xuất, kho dự trữ UAV được coi là thay đổi mang tính chiến thuật của Nga vì vài ngày sau vụ tấn công Cầu Crimea, từ hôm 10/10/2022, Nga chủ yếu tập trung tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Việc này, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, là phản ứng sau vụ nổ trên cầu Crimea và các cuộc tấn công khác.
Phát biểu tại lễ trao huân chương Sao Vàng cho các “Anh hùng Nga” ở Điện Kremlin hôm 8/12/2022, ông Putin tuyên bố các lực lượng Nga sẽ tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine, bất chấp chỉ trích của phương Tây.
Ngày 1/1/2023, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty năng lượng quốc gia Ukraine – Ukrenergo – ông Volodymyr Kudrytsky cho biết thiệt hại đáng kể nhất đối với các cơ sở năng lượng được ghi nhận ở các tỉnh Kharkov và Mykolaiv, cũng như ở các huyện thuộc tỉnh Kherson do Ukraine kiểm soát.
Theo ông Kudritsky, thiệt hại đã đạt đến mức chưa từng thấy, hầu hết các công trình đều bị hư hỏng hoặc bị phá hủy, việc khôi phục hoàn toàn chúng có thể lên đến hàng năm, cho nên, Ukraine có nguy cơ mất điện hoàn toàn.
Tên lửa hành trình Kalibr của Nga được phóng từ tàu chiến. Ảnh: AP/TTXVN
Không chỉ thay đổi về mục tiêu tấn công, Nga dường như còn thay đổi cả phương thức tấn công.
Theo phó lãnh đạo cơ quan tình báo quân đội Ukraine Vadym Skibitsky ngày 1/1/2023, phía Nga bắt đầu thay đổi chiến thuật công kích bằng cách kết hợp tấn công bằng máy bay không người lái chiến đấu do Iran sản xuất và tên lửa đất đối không S-300.
Tờ The Kyiv Independent dẫn lời ông Skibitsky cho biết thêm rằng quân đội Nga đang thiếu Kalibr và tên lửa phòng không.
Cùng ngày, người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov cũng đưa ra nhận định tương tự.
Trang tin Ukrainsk Pravda dẫn lời ông Budanov cho biết gần đây, Nga bắt đầu giảm số lượng tên lửa trong mỗi đợt tập kích, từ hơn 100 quả còn 50 – 60 quả/lần, để duy trì tần suất tấn công. Hiện nay, Nga chỉ còn đủ tên lửa cho 2 cuộc tập kích quy mô lớn nữa.
Trước đó, trong bản cập nhật tình hình chiến sự Ukraine đưa ra ngày 24/12/2022, Bộ Quốc phòng Anh cho rằng tình trạng thiếu hụt đạn dược vẫn là yếu tố gây hạn chế chính đối với các hoạt động tấn công của Nga ở chiến trường Ukraine.
Bản cập nhật nhấn mạnh việc thiếu tên lửa hành trình đồng nghĩa rằng Nga nhiều khả năng buộc phải hạn chế tấn công bằng tên lửa tầm xa nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. Nga đồng thời cũng khó có thể tăng cường kho dự trữ đạn pháo đủ để tiến hành các chiến dịch tấn công quy mô lớn.
Phản ứng trước thông tin rằng Nga thiếu tên lửa, Bộ Quốc phòng Nga đã cho đăng một hình ảnh trên kênh Telegram chính thức cho thấy một tên lửa hành trình được phóng từ một con tàu không xác định, với dòng chú thích: “Sẽ không bao giờ hết Kalibr”.
Những vụ tấn công bí ẩn nhằm vào hai cây cầu chiến lược đối với Nga
Một cây cầu ở Melitopol (vùng Zaporizhzhia, Ukraine) có tầm quan trọng chiến lược với Nga lại vừa bị phá hủy một phần trong một cuộc tấn công bí ẩn. Vụ việc xảy ra sau khi cầu Crimea bị đánh bom không lâu.
Hình ảnh của cây cầu cho thấy nhịp cầu bị sập một phần. Ảnh: Telegraph
Theo tờ The Telegraph ngày 13/12, vụ tấn công vào cây cầu bắc qua sông Molochna bên ngoài thành phố Melitopol ở phía Nam Ukraine đã làm hư hại cấu trúc cầu, khiến các thiết bị quân sự hạng nặng không thể đi qua được.
Đây là cây cầu nối thành phố Melitopol do Nga kiểm soát và làng Kostyantynivka. Video ghi hình ảnh tại hiện trường vụ tấn công cho thấy cầu không có dấu hiệu bị hư hỏng do tên lửa, cho thấy có thể vụ việc do một lực lượng đặc biệt thực hiện.
Ông Ivan Fedorov, Thị trưởng lưu vong của Melitopol, cho biết: "Đây là một trong những cây cầu quan trọng về mặt chiến lược, giống như cầu Crimea". Ông nói rằng quân Nga dùng cây cầu này để vận chuyển thiết bị quân sự từ hướng Đông.
Ông Vladimir Rogov, một quan chức ở vùng Zaporizhzhia, cáo buộc "những kẻ khủng bố" Ukraine gây ra cuộc tấn công. Ông cho biết vụ tấn công được thực hiện bằng thuốc nổ.
Video hiện trường cây cầu sau khi bị tấn công
Hình ảnh của cây cầu cho thấy nhịp cầu bị sập một phần, có thể là do các trụ cầu đã bị đặt thuốc nổ.
Cuộc tấn công xảy ra trong bối cảnh các lực lượng của Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc phản công ở thành phố Melitopol, có thể cắt đứt đường nối giữa Crimea và quân đội Nga ở miền Đông Ukraine.
Nắm giữ Melitopol có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong nỗ lực của Nga nhằm duy trì cây cầu trên đất liền nối Nga và bán đảo Crimea đã sáp nhập năm 2014.
Trước đó, ngày 8/10, Ủy ban Chống khủng bố Quốc gia Nga cho biết cây cầu Kerch nối bán đảo Crimea với phần lục địa của Nga đã bị hư hỏng do một vụ đánh bom bằng xe tải. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 6h sáng theo giờ địa phương đã khiến một đoạn cầu dành cho xe ô tô bị sập. Vụ việc cũng gây ra hỏa hoạn trên một đoàn tàu chở hàng ở đoạn cầu đường sắt chạy song song, khiến 7 bồn nhiên liệu bốc cháy.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vụ tấn công do Ukraine thực hiện là "hành vi khủng bố nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng cực kì quan trọng của nước Nga".
Ông Mikhail Podoliak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cảnh báo vụ nổ cây cầu ở Crimea chỉ là khởi đầu.
Cầu Crimea là tâm điểm kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang. Phía Ukraine đã nhiều lần tuyên bố rằng họ có kế hoạch phá hủy cầu này. Trước đó, vào tháng 8, ông Podoliak đã cảnh báo rằng cây cầu lớn nhất châu Âu nên bị phá hủy vì cho rằng đây là công trình xây dựng bất hợp pháp và là cửa ngõ chính để cung cấp thiết bị quân sự cho quân đội Nga ở Crimea. Tổng thống Zelensky và các thành viên khác trong chính quyền của ông cũng cảnh báo Ukraine sẽ sử dụng vũ lực để giành lại Crimea.
Cầu Crimea là cây cầu đường sắt và đường bộ lưỡng dụng nối Bán đảo Crimea và vùng Krasnodar ở Nga, có tổng chiều dài 19 km và phần vượt biển dài 7,5 km.
Vào năm 2018, một phần cầu trên đường cao tốc đã hoàn thành. Đích thân ông Putin đã lái một chiếc xe tải lớn qua cầu để dự lễ thông xe. Cuối năm 2019, phần đường sắt của cầu cũng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, ông Putin cũng đã đến dự lễ khai trương và đi chuyến tàu đầu tiên qua cầu.
Vì vậy, cầu Crimea là công trình mang tính bước ngoặt đối với nước Nga, có ý nghĩa chính trị và biểu tượng quan trọng.
Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine hiện nay, cây cầu cũng là một tuyến đường quan trọng để quân đội Nga vận chuyển hàng tiếp tế tới khu vực Kherson, nơi có ý nghĩa chiến lược to lớn. Các chuyên gia cho biết ông Putin và một số quan chức Nga đã đưa ra cảnh báo rằng việc Ukraine tấn công cầu Crimea "tương đương với hành động tự sát" nên việc Nga đáp trả quyết liệt là điều dễ hiểu.
Từ trước tới nay, Ukraine hầu như không thừa nhận cũng không phủ nhận trách nhiệm trong các vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu của Nga.
Nga tấn công cơ sở năng lượng của Ukraine, phương Tây sẽ cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev? Trong thời gian qua, Ukraine đã tăng cường kêu gọi phương Tây cung cấp các khẩu đội tên lửa Patriot và hệ thống phòng không hiện đại khác cho Kiev để đối phó với các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này. Hệ thống tên lửa MIM-104 Patriot của Mỹ. Ảnh: Tytus mijewski/EPA Hôm 12/12,...