Nga bất ngờ ra tay trừng phạt Triều Tiên
Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp cấm vận về kinh tế đối với Triều Tiên theo nghị quyết cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Ngày 2/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ký một sắc lệnh áp đặt lệnh cấm vận đối với Triều Tiên theo đúng tinh thần của nghị quyết số 2094 do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ban hành nhằm trừng phạt Triều Tiên.
Sắc lệnh này cấm mọi công dân, tổ chức và doanh nghiệp Nga buôn báng hàng hóa với Triều Tiên hoặc thực hiện các giao dịch tài chính liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo sắc lệnh này, Nga sẽ bắt đầu kiểm tra các hàng hóa có xuất xứ từ Triều Tiên hoặc được vận chuyển qua Triều Tiên nhằm phát hiện các mặt hàng bị cấm.
Tổng thống Putin vừa ký sắc lệnh trừng phạt Triều Tiên
Sau khi sắc lệnh này có hiệu lực, Nga bảo lưu quyền cấm bất cứ máy bay nào được cất cánh, hạ cánh hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Nga nếu Moscow nhận được thông tin cho biết máy bay này có chở theo hàng hóa bị cấm.
Các ngân hàng Triều Tiên cũng bị cấm hoạt động ở Nga hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư liên doanh với các tổ chức tài chính Nga.
Video đang HOT
Hồi tháng 11, Tổng thống Putin đã hối thúc Triều Tiên nối lại vô điều kiện các vòng đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên với sự tham gia của 2 miền Triều Tiên, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản. Triều Tiên đã rút khỏi vòng đàm phán này từ tháng 4/2009 để phản đối các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Ngay cả đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên là Trung Quốc cũng đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu các hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng tới Triều Tiên. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích lo ngại rằng chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã đạt đến trình độ không phải lệ thuộc vào thiết bị và công nghệ của nước ngoài.
Ông Park Jiyoung, Giám đốc Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Asan cho hay: “Triều Tiên giờ đây không còn chập chững trong quá trình này nữa. Họ đã theo đuổi nó trong một thời gian dài, và có nhiều khả năng họ sẽ tìm cách đi xa hơn, đến mức việc kiểm soát các biện pháp cấm vận của các nước không thể ngăn chặn.”
Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Bình Nhưỡng vừa tái khởi động một lò phản ứng plutoni tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon và tăng công suất làm giàu urani tại cơ sở này lên gấp đôi.
Theo RIA
Thế giới đề cao thỏa thuận hạt nhân Iran, Israel phản đối
Lãnh đạo Mỹ, Anh, Trung Quốc đều đề cao thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng như ý nghĩa của nó với hòa bình tại Trung Đông. Trong khi đó, Israel lại gọi thỏa thuận này là "sai lầm lịch sử".
Phát biểu sau khi đàm phán giữa Iran với P5 1 kết thúc tại Geneva, Thụy Sỹ kết thúc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran sẽ khiến Israel cũng như khu vực Trung Đông trở nên an toàn hơn.
Tổng thống Mỹ phát biểu tại Nhà Trắng về thỏa thuận của nhóm P5 1 với Iran
Trái lại, Israel lại tỏ ra có phần tức giận khi thủ tướng nước này, ông Benjamin Netanyahu, gọi đây là một "sai lầm lịch sử".
Một trong những nội dung chính của thỏa thuận này đó là Tehran chấp thuận ngừng toàn bộ hoạt động làm giàu uranium trên mức 5%, để đổi lại việc được cộng đồng quốc tế nới lỏng các biện pháp trừng phạt và hỗ trợ cậm vấn trị giá khoảng 7 tỷ USD.
Thỏa thuận này sẽ kéo dài trong vòng 6 tháng, trong khi một thỏa thuận lâu dài được bàn thảo.
Thủ tướng Anh David Cameron đã khẳng định kết quả vừa đạt được "cho thấy cách thức sự kiên định về ngoại giao, và các biện pháp trừng phạt cứng rắn khi được triển khai cùng nhau, có thể giúp thúc đẩy lợi ích quốc gia của Anh"
Tổng thống Mỹ Barack Obama thì gọi đây là &'bước đi đầu tiên quan trọng", và rằng nó sẽ "giúp ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân".
"Dù thông báo được đưa ra hôm nay mới chỉ là bước đi đầu tiên, thành quả nó đạt được là rất lớn", ông Obama khẳng định trong một tuyên bố vào nửa đêm qua từ Nhà Trắng. "Lần đầu tiên trong gần một thập niên, chúng ta đã chặn đứng những tiến bộ trong chương trình hạt nhân của Iran, và những thành phần quan trọng trong chương trình này sẽ bị đẩy lùi lại".
Trước đó, trong một phát biểu trên kênh truyền hình ABC, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ và Israel cùng chia sẻ mục tiêu chung, và rằng thỏa thuận này là bước đi đầu tiên để đảm bảo rằng Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân.
"Nó dẫn dắt chúng ta tới các cuộc đàm phán để đảm bảo rằng...trong lúc chúng ta thảo luận về những điều khoản mạnh mẽ hơn, họ sẽ không phát triển chương trình này cũng như năng lực của họ trong việc đe dọa Israel", ông Kerry nói.
Cùng chung sự hồ hởi, Trung Quốc ngày 24/11 đã bày tỏ sự vui mừng về bước đột phá ngoại giao vừa qua. Bắc Kinh khẳng định thỏa thuận với Tehran sẽ "giúp bảo vệ hòa bình và ổn định tại Trung Đông".
"Thỏa thuận này sẽ giúp duy trì hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế, bảo vệ hòa bình và ổn định tại Trung Đông", Bộ trương Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói.
Nội dung chính của thỏa thuận giữa Iran với nhóm P5 1 bao gồm:
Iran sẽ ngừng làm giàu uranium ở mức trên 5%, và "vô hiệu hóa" kho uranium đã làm giàu trên mức này của mình.
Iran sẽ cho phép các thanh sát viên tiếp cận rộng rãi hơn, bao gồm cả việc tiếp cận hàng ngày các địa điểm làm giàu tại Natanz và Fordo.
Sẽ không có thêm sự phát triển nào tại nhà máy Arak, vốn được cho là có thể sản xuất plutonium.
Đổi lại, các cường quốc đảm bảo rằng không có lệnh cấm vận nào liên quan đến hạt nhân trong vòng 6 tháng nếu Iran tuân thủ.
Iran cũng sẽ nhận được khoản hỗ trợ cấm vận trị giá khoảng 7 tỷ USD trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kim loại quý.
Theo Dantri
Iran và các cường quốc đạt thỏa thuận lịch sử Nhiều bên hết lời ca ngợi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (Anh, Đức, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc) còn Israel gọi đây là "sai lầm lịch sử". Sự hân hoan của các bên tham gia đàm phán Geneva Thỏa thuận được công bố vào sáng 24.11 sau 5 ngày đàm phán tại Geneva (Thụy Sĩ). Tuy mới là...