Nga bắt đầu rút binh sĩ khỏi biên giới giáp Ukraine
Ngày 15/2, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nước này bắt đầu rút một số lực lượng khỏi khu vực biên giới giáp với Ukraine.
Một xe tăng chiến đấu của Quân đội Nga. Ảnh: AP
Hãng tin Interfax dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ quân đội Nga bắt đầu rút một số lực lượng khỏi biên giới giáp Ukraine, sau khi các cuộc tập trận của Nga tại khu vực này làm dấy lên đồn đoán của Mỹ và các nước phương Tây về một cuộc tấn công quân sự tiềm tàng nhằm vào Ukraine.
Theo nguồn tin trên, các đơn vị của Quân khu miền Tây và Quân khu miền Nam ngay trong ngày 15/2 sẽ bắt đầu rút về các căn cứ sau khi hoàn tất nhiệm vụ diễn tập. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin này.
Hàng loạt hình ảnh, cảnh quay video do Bộ Quốc phòng Nga và hãng thông tấn RIA công bố cho thấy các xe tăng và xe thiết giáp đang được đưa lên các toa xe lửa chuyên dụng. Bộ trên cho hay sẽ vận chuyển một số trang thiêt bị khí tài và một số quân trở về căn cứ.
Quân đội Nga đã huy động trên 100.000 binh sĩ tham gia tập trận gần các khu vực biên giới giáp Ukraine. Động thái này khiến phương Tây quan ngại về một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine, nhất là khi cuộc tập trận chung của Moskva với Belarus từ 10-20/2 diễn ra, đồng nghĩa với việc Ukraine gần như bị quân đội Nga bao vây.
Video đang HOT
Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO không ngừng tìm cách mở rộng biên giới khối này về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 13/2 cho biết cánh cửa đối thoại vẫn để ngỏ nhằm chấm dứt tranh cãi với Moskva về Ukraine.
Phát biểu sau cuộc hội đàm ngày 12/2 với các Ngoại trưởng Nhật Bản và Hàn Quốc ở Hawaii, ông Blinken cho biết: “Cách để Moskva thể hiện mong muốn theo đuổi đối thoại rất đơn giản, họ chỉ cần giảm căng thẳng”.
Trước đó, trong cuộc điện đàm kéo dài 1 giờ với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 12/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu rõ Washington vẫn sẵn sàng chọn con đường ngoại giao trong lúc chuẩn bị các phương án khác. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin cũng đồng ý tiếp tục đối thoại,
Đại biện lâm thời Nga tại Ukraine Alexander Lukashik cho biết: “Hiện tại, quan hệ Nga-Ukraine đang ở trong một cuộc khủng hoảng sâu sắc” nhưng đây không phải là lỗi của Moscow và “Nga, như đã nhiều lần được tuyên bố ở nhiều cấp độ khác nhau, sẵn sàng đối thoại về việc khôi phục quan hệ chính thức “. Ông cũng nhấn mạnh: “Tương lai tùy thuộc vào lựa chọn của Ukraine”.
Binh sĩ Ukraine gác tại biên giới giáp Belarus. Ảnh: FT
Động thái trên của Nga đã giáng một đòn mạnh vào những đồn đoán và cảnh báo tràn ngập trên truyền thông Anh và Mỹ rằng Nga có thể đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine bất cứ lúc nào.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss tuyên bố London cần chứng kiến một sự thoái lui toàn diện các lực lượng Nga khỏi khu vực biên giới giáp Ukraine thì mới tin rằng Moskva không có kế hoạch tấn công nước láng giềng này.
Ngay sau thông tin Nga bắt đầu rút quân được công bố, các thị trường tài chính của Nga, Mỹ và châu Âu đã phản ứng tức thì. Thị trường chứng khoán châu Âu ngả xanh khi mã DAX tăng 1,22% (tương đương 185 điểm) trong phiên giao dịch sáng cùng ngày. Mã FTSE cũng tăng 1,01% (tương đương 100 điểm), trong khi mã chứng khoán CAC 40 tại thị trường Paris tăng tới 1,49%.
Đồng tiền Euro cũng tăn 0,45% so với đồng đôla Mỹ, còn đồng Bảng Anh tăng 0,28% so với đồng bạc xanh. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tới 300 điểm ngay sau khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bắt đầu rút quân, còn chỉ số Nasdaq 100 tăng 1,56%, chỉ số S&P 500 trong phiên giao dịch sáng 15/2 cũng tăng 1,13%.
Mỹ nói cạn dần hy vọng về giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng Ukraine
Washington cho biết không nhận được tín hiệu thực sự nào về xuống thang căng thẳng từ phía Moskva.
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy bố trí lực lượng của Nga gần biên giới Ukraine. Ảnh: Reuters
Mỹ cạn hy vọng về việc Nga muốn tìm kiếm lối thoát ngoại giao cho khủng hoảng Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 14/2 nhen nhóm lên kỳ vọng về giải pháp hòa bình khi ông nói rằng Moskva sẵn sàng có thêm thời gian để thảo luận về những yêu cầu, quan ngại an ninh của Nga.
Thế nhưng giới chức Nhà Trắng cho rằng bình luận của ông Lavrov lại đối lập với diễn biến trên thực địa, khi Nga tiếp tục tăng cường lực lượng cùng vũ khí áp sát biên giới Ukraine.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cùng ngày cho biết Mỹ ghi nhận bình luận của ông Lavrov, nhưng thực sự chưa nhận thấy bất kỳ dấu hiệu thực chất nào về xuống thang căng thẳng từ Moskva. "Chúng tôi chưa rõ liệu Nga có quan tâm theo đuổi con đường ngoại giao đối lập với sử dụng vũ lực hay không", ông Price nói.
Cùng lúc, Mỹ tiếp tục chuẩn bị cho kịch bản Nga mở can thiệp quân sự ở Ukraine. Nhà Trắng tuyên bố sẽ tạm di chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Kiev tới thành phố Lviv ở miền Tây Ukraine, giáp biên giới Ba Lan, với lý do lo ngại "Nga tiếp tục tăng cường lực lượng mạnh mẽ".
Phát ngôn viên Lầu Năm góc John Kirby từ chối đưa ra bình luận về thông tin được kênh CBS đăng tải cho rằng các đơn vị quân đội Nga đã di chuyển vào vị trí "sẵn sàng tấn công" gần biên giới Ukraine. Nhưng ông Kirby cũng khẳng định Tổng thống Putin tiếp tục tăng cường "khả năng sẵn sàng hành động" trong vòng 24-48 giờ tới, có thể ra tay mà không cảnh báo trước.
Mỹ chưa có kế hoạch sơ tán công dân khỏi Ukraine Ngày 22-1, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ không có kế hoạch sơ tán công dân Mỹ khỏi Ukraine tại thời điểm này, mặc cho lo ngại về các động thái quân sự từ phía Nga tăng lên. Một hình ảnh vệ tinh cho thấy lều trại của quân đội Nga ở thị trấn Yelnya, gần biên giới...