Nga bắt công dân làm gián điệp cho Ukraine, Kiev sẽ mất nhiều tháng để phản công
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ một số người từng làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng trước cáo buộc cung cấp tài liệu mật cho Ukraine.
Hôm 13/6, FSB cho biết đã bắt một số công dân Nga đóng vai trò là đặc vụ của Tổng cục Tình báo Ukraine.
Các đối tượng bị nghi ngờ “chuyển tài liệu kỹ thuật, và mẫu sản phẩm quân sự được dùng để sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự” mà Không quân Nga đang sử dụng.
FSB bắt giữ đối tượng bị nghi làm gián điệp cho Ukraine trên đường phố Moscow vào năm 2022. Ảnh: Telegraph
Cũng theo FSB, các gián điệp còn lên kế hoạch tấn công những tuyến đường sắt ở vùng Kursk và Belgorod của Nga giáp với biên giới Ukraine. Mục đích là phá hoại những tuyến đường sắt phục vụ quân đội Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Trong cuộc vây bắt, FSB đã tịch thu hơn 4kg chất nổ, 4 kíp nổ, nhiều tài liệu thiết kế, và một số đồ liên quan đến quân sự, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Số tiền 150.000 USD của các nghi phạm cũng đã bị tịch thu.
Video đang HOT
Phản công có thể kéo dài ‘hàng tuần, thậm chí hàng tháng’
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 12/6 cho biết, cuộc phản công của Ukraine chống lại quân đội Nga sẽ kéo dài. Ngoài ra, Kiev sẽ nhận thêm vũ khí và đạn dược của phương Tây trong những ngày và tuần tới.
Tuyên bố trên được ông Macron đưa ra trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tại Điện Élysée ở Paris. Ba nhà lãnh đạo EU và NATO đã thảo luận về các điều khoản đảm bảo an ninh trong tương lai cho Ukraine trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng Bảy.
“Cuộc phản công đã bắt đầu. Chiến dịch sẽ được triển khai trong vài tuần, và thậm chí vài tháng. Chúng tôi đang hỗ trợ Ukraine trong giới hạn mà chúng tôi tự đặt ra”, hãng tin RT dẫn lời ông Macron.
Tổng thống Pháp cho biết, ông và những người đồng cấp muốn chiến dịch của Kiev “thắng lợi nhất có thể để sau đó bắt đầu giai đoạn đàm phán trong điều kiện thuận lợi”.
Ông Macron hứa hẹn sẽ có thêm nhiều vũ khí bao gồm xe bọc thép và đạn dược được chuyển tới Ukraine “trong những ngày và tuần tới”.
Tổng thống Ba Lan Duda cho rằng với sự hỗ trợ của phương Tây, “cuộc phản công của Ukraine sẽ thành công”.
Còn Thủ tướng Đức Scholz nói, “Chúng tôi quyết định hỗ trợ Ukraine chừng nào họ cần”.
Ông Trump bác mọi cáo buộc khi trình diện tòa án liên bang
Vào lần trình diện đầu tiên tại tòa án liên bang ở Miami hôm 13/6 (giờ địa phương), cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ nhận mọi cáo buộc hình sự nhằm vào mình trong vụ tài liệu mật.
Lời biện hộ của ông Trump, được đưa ra trước thẩm phán Jonathan Goodman tại một tòa án liên bang ở Miami hôm 13/6, có thể sẽ tạo cuộc chiến pháp lý kéo dài trong nhiều tháng tới khi ông đang là ứng viên của cuộc đua giành vị trí Tổng thống Mỹ năm 2024, theo Reuters.
Xuất hiện tại tòa án trong trang phục vest xanh và cà vạt đỏ, ông Trump cau mày, ngả người về phía sau và lựa chọn im lặng trong phiên điều trần kéo dài 47 phút.
Trước đó, cuộc điều tra do công tố viên Smith phụ trách hôm 9/6 công bố cáo trạng 49 trang cáo buộc ông Trump cố tình giữ lại các tài liệu mật thu được trong nhiệm kỳ tổng thống của mình và che giấu số tài liệu này. Cựu tổng thống đối mặt với 37 tội danh cấp liên bang, trong đó có 31 tội danh liên quan đến Đạo luật Gián điệp.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Một số tài liệu mật bao gồm thông tin về các chương trình hạt nhân của Mỹ, các điểm yếu của quân đội Mỹ và kế hoạch của Nhà Trắng trong trường hợp bị tấn công. Nếu bị kết tội theo Đạo luật Gián điệp Mỹ, cựu tổng thống khó tránh nguy cơ lĩnh án tù với mức tối đa là 20 năm.
Tại tòa án, đối diện các cáo buộc, ông Trump khẳng định mình vô tội.
Cựu Tổng thống Mỹ sau đó được phép rời khỏi tòa án mà không có điều kiện hoặc hạn chế đi lại nào và cũng không phải nộp tiền bảo lãnh. Song, thẩm phán Goodman yêu cầu ông không được phép liên lạc với các nhân chứng tiềm năng trong vụ án.
Đây là lần thứ hai ông Trump trình diện tại tòa án trong những tháng gần đây. Hồi tháng 4 vừa qua, ông từng phủ nhận các cáo buộc của tiểu bang ở New York liên quan đến các cáo buộc về việc chi tiền để che giấu các thông tin bất lợi cho chiến dịch tranh cử.
Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố mình vô tội và cáo buộc chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden muốn hạ bệ ông. Ông đã gọi công tố viên đặc biệt Jack Smith, người đang dẫn đầu cuộc truy tố nhằm vào mình, là "người ghét Trump" trên mạng xã hội hôm 13/6.
Tuy nhiên, với các cáo buộc mới nhất về hồ sơ mật, ông Trump trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị buộc tội cấp liên bang.
Sau khi rời tòa án, theo Reuters, đoàn xe của cựu Tổng thống Mỹ dừng chân tại Versailles, một nhà hàng Cuba ở Miami, nơi ông nói với người ủng hộ rằng Mỹ đã bị "gian lận", "tham nhũng" và "suy tàn". "Chúng ta có một chính phủ bị mất kiểm soát", ông nói.
Vị luật sư thân tín có thể trở thành nhân chứng gây khó cho ông Trump là ai? Evan Corcoran, luật sư được ông Donald Trump thuê để bảo vệ trước cuộc điều tra liên bang liên quan đến việc xử lý các tài liệu nhạy cảm, hiện trở thành nhân vật trung tâm trong vụ án hình sự của Bộ Tư pháp nhằm vào vị cựu Tổng thống. Luật sư Evan Corcoran từng được ông Trump thuê để xử lý...