Nga bất bình với kho vũ khí Mỹ tại Ba Lan
Điện Kremlin vừa bày tỏ bất bình với việc Mỹ đặt các vũ khí ở Trung và Đông Âu, trong đó có Ba Lan.”Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ có thể cho thấy con đường ngoại giao và chống lại sự đối đầu” – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố hôm 28-12 về việc Mỹ lưu trữ vũ khí ở Ba Lan.
Theo Radio Poland, Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng các cơ sở chứa vũ khí quân sự hạng nặng (nhằm trang bị cho khoảng 5.000 binh sĩ) đến cuối năm 2016 tại Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania và Ba Lan, cũng như ở Hungary cho đến năm 2017.
Nga phản đối việc Mỹ lưu trữ vũ khí ở Ba Lan. Ảnh: Radio Poland
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói rằng việc lưu trữ các thiết bị quân sự của Mỹ ở Trung và Đông Âu như vậy sẽ đòi hỏi “sự hiện diện quân sự lâu dài”.
Động thái này sẽ “vi phạm điều khoản quan trọng của Đạo luật Sáng lập giữa NATO và Nga từ năm 1997″ – Zakharova nói thêm.
Bà nhấn mạnh rằng: “Theo thỏa thuận, liên minh cam kết không đặt các lực lượng chiến đấu thường trực trên lãnh thổ những quốc gia thuộc khối này”.
Bảo Anh (Theo The News)
Theo_PLO
Video đang HOT
Thăm kho vũ khí khổng lồ trong Bảo tàng St. Petersburg (1)
Bảo tàng lịch sử quân sự St. Petersburg hiện là nơi lưu giữa hàng trăm loại vũ khí tối tân lớn, nhỏ được chế tạo dưới thời Liên Xô.
Bảo tàng này có tên gọi đầy đủ là Bảo tàng Lịch sử quân sự pháo binh, công binh, thông tin nằm tại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga (hoặc chỉ gọi đơn giản là Bảo tàng pháo binh). Đây là nơi trưng bày khối lượng vũ khí tối tân khổng lồ được chế tạo suốt hàng chục năm dưới thời Liên Xô.
Đập vào mắt người xem khi lần đầu tới thăm bảo tàng là dàn đại pháo lớn, nhỏ đặt ở bên ngoài trời. Ảnh: Xe chiến đấu 9A52 của tổ hợp pháo phản lực hạng nặng 9K58 Smerch, trang bị giàn phóng 12 nòng 300mm bắn các viên đạn rocket đi xa 70-90km. Dù ra đời dưới thời Liên Xô, nhưng hiện nay Smerch vẫn là pháo phản lực phóng loạt uy lực nhất của nước Nga hiện tại.
Ảnh chụp đằng sau xe chiến đấu 9P140 và xe tiếp đạn của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng 9K57 Uragan đạt tầm bắn tối đa 35km, đạn rocket cỡ 220mm.
Xe chiến đấu 9P149 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K114 Shturm-S. Phần giá phóng tên lửa được "giấu bên trong" đuôi xe bọc thép MT-LB kèm cơ cấu nâng hạ. Tên lửa đạt tầm bắn 400m tới 5.000m, dùng hệ dẫn đường lái bán tự động qua tín hiệu vô tuyến.
Xe chiến đấu 9P137 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K8P Phleyta, trang bị các đạn tên lửa chống tăng 3M11 (hay còn được gọi là AT-2) đạt tầm bắn từ 500m tới 2,5km.
Xe chiến đấu 9P148 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K111-1 Konkurs, trang bị đạn tên lửa 9M113 đạt tầm bắn từ 70m tới 4km, dùng hệ dẫn đường lái bán tự động dẫn qua dây.
Xe chiến đấu 9P110 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K11 Malyutka có thể hạ mục tiêu ở cự ly 500m tới 3km.
Pháo tự hành hạng nặng 2S5 Giatsint-S trang bị nòng pháo 2A36 152mm đạt tầm bắn khoảng 30,5km.
Lựu pháo tự hành 2S1 Gvozdika trang bị pháo 2A18 122mm đạt tầm bắn hiệu quả 15,3km.
Lựu pháo tự hành 2S3 Akatsiya trang bị pháo D-22 152,4mm đạt tầm bắn hiệu quả 18,5km.
Đại pháo tự hành 2S7 Pion - một trong những khẩu pháo lớn nhất thời kỳ chiến tranh Lạnh, trang bị nòng pháo 203mm 2A44 đạt tầm bắn tối đa 37,5km.
Pháo tự hành hạng nặng hiện đại 2S19 Msta-S - ra đời cuối thời Liên Xô, tới ngày nay nó đang phục vụ rộng rãi trong lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Msta-S sử dụng khung gầm cơ sở tăng T-80, dùng động cơ T-72, trang bị pháo 2A65 152mm đạt tầm bắn 25-36km tùy biến thể đạn.
Cối tự hành 2S9 Nona được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe bọc thép BTR-D, trang bị súng cối 2A60 120mm.
Theo_Kiến Thức
Mỹ bất bình vì Nga giết lãnh đạo quân đối lập Jaysh al Islam Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng chỉ trích đợt không kích của Nga vào tuần trước, vốn dẫn đến cái chết của một lãnh đạo khét tiếng phe đối lập ở Syria, là sai lầm và làm phức tạp hoá quá trình đàm phán hoà bình. Lãnh đạo nhóm quân đối lập Jaysh al Islam, Zahran Alloush, người chỉ huy hàng nghìn...