Nga: Bảo vệ biên giới không có nghĩa là đe doạ
Nga đang đứng trước nhiều thách thức đến từ phương Tây khi tư tưởng chống Nga đang lan rộng trong khu vực này.
Binh lính Nga trong cuộc diễu binh Ngày chiến thắng
Tư tưởng chống Nga và những suy đoán về một “mối đe doạ tiềm năng đến từ nước Nga” của phương Tây đã khiến các nước láng giềng của họ tin tưởng gần như chắc chắn về một cuộc tấn công; tuy nhiên Nga đã tái khẳng định rằng nước này không hề có các kế hoạch cho bất kỳ loại hình tấn công nào, nhưng sẵn sàng ngăn chặn bất cứ mối đe doạ nào đối với biên giới nước mình.
Một chiến dịch tuyên truyền chống Nga hoành tráng trên truyền thông Thuỵ Điển mà mô tả Nga như một “kẻ chỉ nghĩ tới việc mở màn các cuộc chiến tranh và đe doạ các nước khác” đã từng bước dẫn tới việc gia tăng số lượng những người Thuỵ Điển ủng hộ gia nhập NATO.
Mặc dù phần lớn những người Thuỵ Điển truyền thống theo chủ nghĩa trung lập vẫn cho rằng họ nên đứng ngoài khối đồng minh nhưng những số liệu thống kê đã cho thấy những kết quả đáng buồn.
Đại sứ Nga tại Thuỵ Điển – Viktor Tatarinstsev lại một lần nữa tái khẳng định rằng Thuỵ Điển không nằm trong bất cứ vấn đề quân sự nào của các lực lượng vũ trang Nga.
“Ai đang đe doạ ai? Hãy nhìn vào ngân sách quốc phòng của NATO và Mỹ. Ngân sách quốc phòng hàng năm của Mỹ là 750 tỷ USD, trong khi của Nga chỉ là 60 tỷ, ít hơn 13 lần so với Mỹ. Các bạn có thể rút ra kết luận của riêng mình về việc ai là người mạnh nhất,” Viktor đã nói trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo ra hàng ngày Dagens Nyheter.
Video đang HOT
Bình luận về cái gọi là sự hung hăng của Nga ở vùng Baltic, thường được sử dụng bởi các quốc gia trong khu vực như một cái cớ cho sự kêu gọi giúp đỡ của NATO, nhà ngoại giao này cho biết các thống kê rõ ràng đã chỉ ra các máy bay của NATO đã có mặt ở các khu vực vùng Baltic nhiều hơn 4 lần so với các máy bay của Nga tại khu vực này.
Thuỵ Điển tuyên bố họ có các kế hoạch để chống lại “mối đe doạ đến từ Nga”
“Các quốc gia Baltic đã nhấn mạnh về sự giám sát thường xuyên trong không phận của họ,” ông cho biết. “Họ đã bắt đầu với 3 máy bay, hiện nay họ muốn có 12 chiếc. Có khoảng 3000 binh sỹ tinh nhuệ – những người có thể tham gia vào cuộc chiến tranh. Đó là một dấu hiệu thực tế rằng họ muốn xây dựng một căn cứ để phát động một cuộc xung đột mà có thể trở thành một cái gì đó lớn hơn. Đây là một xu thế rất nguy hiểm.”
Tuy nhiên vị đại sứ này cũng đã cảnh báo rằng nếu Nga cảm thấy bất cứ mối đe doạ nào đang nổi lên dọc biên giới nước này, họ sẽ buộc phải đáp trả. Điều này sẽ tái định hướng các lực lượng và các tên lửa của nước này.
Bất kỳ quốc gia nào mà chọn để gia nhập NATO nên nhận thức được những mối nguy hiểm có thể đến với bản thân họ, ông cho biết thêm.
Nhà ngoại giao này cũng nhấn mạnh rằng Moscow đã tạo mọi nỗ lực để bắt đầu một cuộc đối thoại với các quan chức Thuỵ Điển, tuy nhiên, họ đã chọn cách đóng băng tất cả các mối liên lạc gượng ép với các quốc gia láng giềng.
Uy Phong
Theo_Báo Đất Việt
Thỏa thuận hạt nhân với Iran không có nghĩa là Mỹ bỏ rơi Israel
Tổng thống Obama cho biết, việc đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran không có nghĩa là Mỹ sẽ đánh mất ưu thế quân sự của mình hay không bảo vệ Israel.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Thời báo New York, ông Obama cho rằng, "Chúng ta có đủ sức mạnh để thử nghiệm các kế hoạch mà không tự đặt mình vào rủi ro. Ngân sách quốc phòng của Iran ở mức 30 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng của chúng ta gần 600 tỷ USD". Iran hiểu rằng, họ sẽ không thể đánh bại được chúng ta."
Khi được hỏi về "học thuyết Obama" đã chỉ đạo chính sách đối ngoại như thế nào, Tổng thống Obama trả lời rằng, "Học thuyết này là: Chúng ta sẽ can dự, nhưng chúng ta sẽ bảo toàn được tất cả tiềm năng của chúng ta".
Học thuyết đó đã chỉ dẫn chính sách đối ngoại của Mỹ trong vấn đề Cuba, cũng như Iran.
Giai đoạn khó khăn
Ông Obama cho rằng, ông hiểu sự phản đối của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người luôn phản đối hiệp định này vì nhận định, đây là mối đe dọa đối với sự tồn vong của Israel. Ông Netanyahu đã phát biểu như vậy trên cả 3 đài truyền hình của Mỹ vào hôm chủ nhật vừa qua.
Nói về những lời chỉ trích đó, ông Obama cho rằng, "Đây là thời kỳ khó khăn. Thật khó khăn cho bản thân tôi khi phải nghe những lời cáo buộc rằng, chính phủ đã không làm mọi việc có thể để bảo vệ lợi ích của Israel".
Thông điệp của ông dành cho người dân Israel là thỏa thuận hạt nhân với Iran đảm bảo rằng, Iran sẽ không sở hữu vũ khí hạt nhân và rằng, Mỹ sẽ nói rõ với Iran và khu vực rằng, "nếu bất cứ thực thể nào đe dọa Israel, Mỹ sẽ có mặt ngay ở đó".
Ông Obama vừa mời các nước Ả- rập theo dòng Sunni, kể cả Saudi Arabia đến tham dự một hội nghị ở Trại David nhằm trấn an họ. Ông Obama nói thêm rằng, những quốc gia đó có thể phải đối mặt với những thách thức trong nước ngày càng lớn hơn so với nguy cơ từ Iran.
Những mối đe dọa trong nước
"Các nguy cơ lớn nhất mà những nước đó phải đối mặt có thể không phải là sự xâm lược của Iran mà chính từ sự bất mãn trong nội bộ mỗi nước. Chúng ta cần có cuộc thảo luận gay gắt để giải quyết vấn đề".
Trong cuộc phỏng vấn, ông Obama cũng phế phán những hành động như 47 nghị sĩ Đảng Cộng hòa gửi thư đến lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei, buộc ông phải đạt được thỏa thuận nào đó với Tổng thống Obama mà không cần đến sự chấp thuận của quốc hội.
Ông Obama nói rằng, ông sẽ nhấn mạnh vào việc duy trì thẩm quyền để hoàn tất các hiệp ước với các nước khác như Iran mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.Ông Obama cho rằng, bức thư đó là "không phù hợp". Các nhà lãnh đạo quốc tế cần hiểu rằng, Nhà Trắng đang nói tiếng nói của toàn đất nước.
Theo Bloomberg
Trung Quốc "chạy đua tri thức": Sáng tạo hay bắt chước? Thế kỷ 21 chứng kiến sự trỗi dậy của nhóm các quốc gia mới phát triển như Brazil, Ấn Độ hay nổi bật nhất là Trung Quốc. Vậy những quốc gia này đang nằm ở đâu trong cuộc đua tri thức trên thế giới? Sự trỗi dậy về tri thức Ngày 16-6, trong buổi hội thảo chuyên đề "Khối BRICS: Sự trỗi dậy...