Nga bán trực thăng tấn công Ka-52 Alligator cho ai?
Đại diện Cơ quan xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport tiết lộ, Nga đã ký các hợp đồng đầu tiên về việc xuất khẩu các trực thăng tấn công Ka-52 Alligator.
Đại diện Cơ quan xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport tiết lộ, Nga đã ký các hợp đồng đầu tiên về việc xuất khẩu các trực thăng tấn công Ka-52 Alligator.
Thông tin liên quan tới trực thăng tấn công Ka-52 nổi danh mới được tờ Sputniknews ngày 18/6 dẫn lời người đứng đầu đoàn đại biểu cơ quan Rosoboronexport tham dự Triển lãm hàng không Paris 2015 cho biết.
Trực thăng tấn công Ka-52 của Nga.
Video đang HOT
“Chúng tôi có mẫu Ka-52 dành cho xuất khẩu và chúng tôi đã có các hợp đồng xuất khẩu chúng, trực thăng này đã bắt đầu có được một tương lai tốt đẹp, vững chắc”, ông Sergei Kornev nói tại Triển lãm hàng không Paris 2015.
Nhưng ông Sergei không chỉ ra các nội dung chi tiết của hợp đồng và đối tác mà Nga đã ký.
Tuy nhiên, theo những hình ảnh rò rỉ ngay tại các gian trưng bày mô hình máy bay phản lực và trực thăng của Nga tại Paris 2015 cho thấy, ông Sergei Kornev đã trò chuyện với một phái đoàn quân sự Trung Quốc.
Vì vậy, không loại trừ khả năng Nga xuất khẩu Ka-52 cho Trung Quốc.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Nga củng cố vị thế tại thị trường vũ khí Mỹ Latin
Trong triển lãm quân sự ở Lima, Peru, người đứng đầu đoàn đại biểu của công ty xuất khẩu Rosoboronexport cho biết Nga đang củng cố vị thế của mình ở thị trường vũ khí Mỹ Latin, bất chấp sự hiện diện ngày càng nhiều của các đối thủ phương Tây trong khu vực này.
"Rosoboronexport đang tiếp tục xây dựng vị thế của mình ở các nước châu Mỹ Latin. Các đối thủ cạnh tranh rất mạnh và làm cho nhiệm vụ đề ra khó khăn hơn. Tuy nhiên, một xu hướng tăng cường hợp tác quốc phòng của Nga là điều hiển nhiên", người đứng đầu đoàn đại biểu của công ty xuất khẩu Rosoboronexport, ông Sergei Ladygin cho biết.
Thị trường vũ khí Mỹ Latin đang nhận được nhiều sự chú ý từ nhiều nước
Ông Ladygin giải thích rằng Nga và các nước Mỹ Latin có chung quan điểm trong nhiều vấn đề địa chính trị trên thế giới và có chung quyền lợi trong việc mở rộng quan hệ hợp tác thương mại, khoa học và công nghiệp.
"Nếu chúng tôi nói về những loại vũ khí cụ thể nào đó, phân khúc hứa hẹn nhất tại khu vực Mỹ Latin chính là hàng không, đặc biệt là máy bay trực thăng. Sau đó là đến các loại vũ khí, đạn dược, thiết bị dành cho bộ binh, nhiều loại hệ thống phòng không khác", ông Ladygin nhận định.
Nga hiện đang chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với các nước châu Mỹ Latin bao gồm buôn bán vũ khí, xây dựng các trạm tiếp liệu và bảo dưỡng cho hải quân, cũng như thỉnh thoảng sử dụng các căn cứ không quân địa phương để hỗ trợ cho các nhiệm vụ tuần tra của máy bay ném bom Nga trên phạm vi toàn cầu.
Một vài đất nước Mỹ Latin cũng đã cho thấy tiềm năng trong việc hợp tác với Nga ở các lĩnh vực phát triển và sản xuất các thiết bị công nghệ cao. Theo tuyên bố của công ty công nghệ Rostec, Argentina, Brazil, Venezuela, Colombia, Mexico và Chile là các nước đã tuyên bố quyền lợi trong việc phát triển thương mại nước ngoài và hợp tác với Nga.
Theo_An ninh thủ đô
"Bội ước" với Nga, Pháp hứng quả đắng Vì "bội ước" không bàn giao siêu tàu chiến lớp Mistral như hợp đồng Pháp đã ký với Nga, Paris được cho là sẽ phải hứng chịu "quả đắng" lớn vì hành động này. Tàu Mistral Cụ thể, theo tính toán của một tạp chí Pháp, hai chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral có thể khiến Pháp mất tới 5 tỉ euro nếu...