Nga bán tàu tên lửa Molniya cực mạnh cho Ai Cập
Hải quân Ai Cập đã nhận được chiếc tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-270 Moskit từ Nga.
Hải quân Ai Cập đã nhận được chiếc tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-270 Moskit từ Nga.
*Theo trang mạng nhà máy đóng tàu Vympel thì Molniya là biệt hiệu dành cho lớp tàu tên lửa Project 12421 và Project 12418 đang được Việt Nam sử dụng.
Theo Navyrecognition cho hay, Ai Cập đang không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân bằng việc đặt mua liên tiếp các chiến hạm. Sau khi nhận hai tàu chiến Ambassador MK III FMC từ Mỹ, rồi chiến hạm Fremm từ Pháp cộng với 4 tàu hộ tống lớp Gowind, Ai Cập lại vừa nhận thêm tàu tên lửa Molniya Project 12421 mang số hiệu P-32 từ Nga.
Tàu tên lửa Molniya vừa nhận chủ nhân mới là Hải quân Ai Cập.
Video đang HOT
Đáng chú ý, đến nay P-32 là tàu duy nhất được đóng theo Project 12421 Molniya. Đây là biến thể xuất khẩu của tàu hộ tống tên lửa Project 12411 vốn dùng cho Hải quân Liên Xô và sau này là Hải quân Nga.
Đồng thời P-32 cũng là tàu duy nhất thuộc dòng tàu chiến cỡ nhỏ này được trang bị tên lửa chống tàu siêu âm P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Sunbum).
Với tầm xa hoạt động tối đa 120 km, tên lửa P-270 Moskit có khả năng bay đạt tốc độ siêu âm Mach 3 nhờ vào 4 động cơ phản lực dòng khí thẳng.
Điểm độc đáo tiếp theo của P-32 ở chỗ là con tàu này được khởi đóng tại nhà máy Vympel từ cuối những năm 1980 nhưng phải tới năm 2000 mới hoàn thành. Nó sau đó đã được chuyển giao cho Hải quân Nga nhưng chưa bao giờ chính thức được phục vục vụ cho Hải quân Nga bởi vì vốn được thiết kế để xuất khẩu. Trước đó P-32 định bán cho Turkmenistan vào năm 2006 nhưng hợp đồng đã không được thực hiện.
P-32 có khả năng mang theo 4 tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit.
Vào năm 2010, tàu tên lửa Molniya này xuất hiện tại vùng biển Caspia của Hải quân Nga và vào năm 2013 nó được đưa tới Hạm đội biển Baltic.
Nhưng tới nửa đầu tháng 7/2015, P-32 đã được nhìn thấy dẫn rời khỏi vùng biển Baltic và đưa tới Biển Địa Trung Hải. Cuối tháng 7/2015, con tàu đã cập cảng Alexandria. Trước đấy, Ai Cập đã tỏ rõ sự quan tâm tới tàu tên lửa này từ năm 2014. Các nguồn tin cho biết, hợp đồng cuối cùng đã được Nga và Ai Cập ký kết trong năm 2015.
Có được “hàng độc” P-32, Ai Cập sẽ tăng thêm đáng kể sức mạnh cho lực lượng hải quân. Tàu tên lửa lớp Molniya có phạm vi hoạt động 3.100 km, thủy thủ đoàn 44 người và được gắn radar điều khiển hỏa lực Vympel MR-123. Ngoài tên lửa P-270 Moskit, Tarantul còn được trang bị pháo hạm AK-176 cỡ 76,2mm, hai bệ pháo phòng không AK-630 và tên lửa phòng không vác vai Igla.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Sức mạnh Sea Shadow - "Bóng ma" biển cả đầu tiên của Quân đội Mỹ
Một con tàu được Lockheed Martin ứng dụng kỹ thuật tàng hình của máy bay ném bom B-2 để chế tạo với hình dạng giống như "con ma" B-2, mang tên Sea Shadow.
Tàu tàng hình là một loại tàu thuyền dùng kỹ thuật tàng hình để giấu vị trí khiến các máy ra đa, sonar (siêu âm), hay hồng ngoại tuyến không định vị được. Kỹ thuật tàng hình trước được áp dụng trong công nghệ máy bay, sau lan sang việc đóng tàu. Giảm thiểu tiết diện ra đa (radar cross section, RCS), xóa dạng và giảm thiểu âm thanh là những cách chung dùng trên tàu tàng hình. Cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô là một động lực phát triển kỹ thuật tàng hình.
Đầu thập niên 1980, Mỹ bắt đầu tìm cách tàng hình cho các tàu thuyền để giành ưu thế trước Liên Xô. Chiến hạm Sea Shadow là chiến hạm đầu tiên được Lockheed Martin ứng dụng kỹ thuật tàng hình của máy bay ném bom B-2 và cũng được chế tạo có hình dạng giống như "con ma" bầu trời B-2.
Được hãng Lockheed Martin đóng năm 1983, chiếc Sea Shadow dài 49,9 m, rộng 20,7 m và cao 4,6 m. Chiếc tàu này có tổng lượng choán nước đạt 452,6 tấn. Cung cấp lực đẩy cho chiếc Sea Shadow là động cơ diesel-điện với 2 trục chân vịt.
Sea Shadow sử dụng kết cấu cánh ngầm đôi cho phép di chuyển trên mặt nước với tốc độ cao. Phần thân của chiếc tàu này được thiết kế để giảm phản xạ sóng radar chiếu tới.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Nhật cấp tàu cho Việt Nam thực thi pháp luật trên biển Nhật Bản vừa cấp cho Việt Nam một trong số 6 chiếc tàu mà chính phủ Nhật Bản cam kết viện trợ nhằm giúp nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc đảm bảo pháp quyền trên biển. Hình ảnh tàu Hayato. Ảnh do Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam cung cấp Hôm 5/8, tại thành phố Hải Phòng đã diễn...