Nga bán hệ thống bảo vệ máy bay President-S cho nhiều nước
Trong quân đội Nga, hệ thống ODS được lắp đặt trên các máy bay trực thăng quân sự Ka-52; Mi-28 và Mi-26.
Hệ thống President-S do Nga sản xuất lắp đặt trên một thiết bị có thể tháo lắp dễ dàng.
Báo RBTH của Nga đưa tin cho biết nước này sẽ cung cấp các hệ thống phòng thủ, bảo vệ máy bay President-S (President-S onboard defence systems – viết tắt là ODS) cho Ấn Độ, Algeria, Belarus.
Thông tin này cũng đã được Tổng giám đốc tập đoàn Công nghệ điện tử – radio (KRET) của Nga xác nhận vào hôm thứ Tư vừa qua.
Theo KRET, vào giữa tháng 3 vừa qua, tập đoàn này cũng đã thông báo về việc bàn giao các hệ thống ODS cho quân đội Ai Cập theo thoả thuận của một hợp đồng từ năm 2015.
Video đang HOT
Ông Nikolai Kolesov – giám đốc KRET cho hay: Chúng tôi (Nga) không chỉ xuất khẩu hệ thống President-S cho Ai Cập mà sắp tới sẽ cung cấp cho cả Ấn Độ, Algeria và Belarus.
Đây là những thoả thuận dài hạn. Một phần của các hợp đồng này sẽ bắt đầu được bàn gia từ năm 2017 và hoàn thành trong năm 2018″.
Hệ thống ODS được các nhà chế tạo Nga thiết kế để lắp đặt và bảo vệ một số loại máy bay phản lực và trực thăng để đối phó với nguy cơ bị tấn công bằng các hệ thống pháo, tên lửa phòng không của đối phương.
Trong quân đội Nga, hệ thống ODS được lắp đặt trên các máy bay trực thăng quân sự Ka-52; Mi-28 và Mi-26.
Nga hiện vẫn là một trong những nước xuất khẩu nhiều vũ khí nhất trên thế giới, sự kiện chiến tranh ở Syria mà Nga đã trực tiếp can dự cũng đã giúp nâng cao hình ảnh, sức mạnh và chất lượng của một loại phương tiện, vũ khí quân sự mà nước này chế tạo, sản xuất.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Nhiều nước "thèm muốn" vũ khí Nga sau chiến dịch tại Syria
Theo tờ Kommersant, chiến dịch không kích của Nga ở Syria đã khiến nhiều nước chú ý đến những thiết bị quân sự hiện đại mà Moscow sử dụng tại đây.
Kommersant trích dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, một vài khách hàng quốc tế đang muốn mua những loại vũ khí đã thể hiện được khả năng trong chiến dịch tại Syria. Rất nhiều vũ khí có sẵn trong kho thiết bị quân sự của Nga chuẩn bị đến với chủ nhân mới.
"Ở Syria, chúng tôi đạt được 2 mục đích. Đầu tiên, chúng tôi thể hiện sức mạnh chiến đấu và công nghệ quân sự để thu hút sự chú ý của khách hàng quốc tế. Thứ 2, chúng tôi thử nghiệm hơn một nửa số thiết bị của mình trong điều kiện thực chiến", nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay.
Máy bay Su-34 của Nga
Tờ Kommersant cho biết, sau khi chiến dịch không kích bắt đầu, vào tháng 12-2015, quân đội Algeria đã chấp nhận mua 12 máy bay Su-32 (tên gọi xuất khẩu của Su-34). Giám đốc nhà máy sản xuất máy bay Chkalov Novosibirsk, ông Sergey Smirnov cho biết, quá trình đàm phán giữa 2 nước đã kéo dài 8 năm qua, tuy nhiên, với sự thành công của Su-34 ở Syria, giới chức Algeria đã nhanh chóng đi đến quyết định cuối cùng. Lô máy bay đầu tiên sẽ tiêu tốn của Algeria khoảng 500 đến 600 triệu USD và hợp đồng có thể bổ sung thêm từ 6 -12 chiếc khác.
Ngoài ra, Algeria cũng đang chú ý đến máy bay đa nhiệm Su-35S. Nếu quyết định, quốc gia châu Phi có thể trả thêm 850 đến 900 triệu USD để mua ít nhất 10 chiếc máy bay này.
Indonesia và Pakistan cũng đang ngắm tới Su-35. Những nước này đều đã có kinh nghiệm vận hành các máy bay Liên-xô và muốn nâng cấp phi đội của mình. Thoả thuận với mỗi nước trên có thể đáng giá khoảng 1 tỉ USD.
Ngoài ra, Ai Cập đã kí hợp đồng mua 46 chiếc trực thăng Ka-52. Sự xuất hiện của S-400 ở Syria đã làm quân đội Ả-rập Saudi phải trầm trồ, trong khi Moscow cũng đang thảo luận với Ấn Độ về việc mua hệ thống đánh chặn hiện đại này. Nếu Nga chịu bán, giá trị của thoả thuận có thể đạt 2 - 3 tỉ USD, tuỳ vào số lượng.
Theo_An ninh thủ đô
Rơi máy bay quân sự tại Indonesia, 13 người thiệt mạng Ngày 20/3, một máy bay trực thăng quân sự đã rơi ở miền Trung Indonesia, khiến toàn bộ 13 người thiệt mạng. Theo người phát ngôn quân đội Indonesia, máy bay bị rơi cách sân bay Kasiguncu ở Poso thuộc tỉnh Sulawesi khoảng 1lm và đó cũng là nơi đến dự kiến của chiếc máy bay này. Hiện trường vụ rơi máy bay...