Nga bán cho Trung Quốc trực thăng vận tải số 1 thế giới
Với tải trọng cất cánh lên tới 56 tấn, khả năng vận chuyển 25 tấn, Mi-26 Halo xứng đáng được xếp hạng máy bay trực thăng vận tải số 1 thế giới.
Trang mạng “Thông tin tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga” ngày 8/10 cho biết, Nga sẽ bàn giao cho Trung Quốc chiếc trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26TS thứ 4 vào năm 2015. Trước đó, Moscow đã bàn giao cho Bắc Kinh 3 chiếc trực thăng loại này.
Được biết, 2 chiếc Mi-26 bàn giao trước do Công ty Hàng không trực thăng Thanh Đảo sử dụng, 1 chiếc khác do Công ty Hàng không chuyên nghiệp Phi Long Trung Quốc quản lý, còn chiếc thứ 4 này sẽ cấp cho ngành lâm nghiệp Sơn Đông sử dụng.
Nguồn tin cho biết, sau này Nga có thể ký kết những hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng Mi-26 mới mà khách hàng không chỉ có Trung Quốc. Trong thời gian gần đây Moscow thường xuyên “chào hàng” và biểu diễn Mi-26 với các khách hàng nước ngoài.
Theo nguồn tin tiết lộ, trực thăng Mi-26T mà Nga bán cho các hãng hàng không dân dụng được trang bị 4 radar khí tượng, thiết bị hiển thị tinh thể lỏng.
Trực thăng vận tải Mi-26 Halo được các trực thăng vũ trang hộ tống
Đây cũng là trực thăng Mi-26TS phiên bản dân dụng mà Nga bán cho Trung Quốc, nó cũng không khác biệt mấy so với trực thăng Mi-26 mà công ty hàng không dân dụng Nga cung cấp và đã tiến hành bay thử ở Trung Quốc.
Một quan chức phụ trách mảng kinh doanh của tập đoàn Russian Helicopters cho biết Mi-26TS là loại máy bay trực thăng “độc nhất vô nhị” trên thế giới, đã được sử dụng rộng rãi và đánh giá cao ở Trung Quốc.
Với năng lực vận tải siêu khủng của mình, Mi-26 không chỉ đáp ứng yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ vận tải hàng hóa phức tạp, cồng kềnh mà còn được sử dụng trong cứu hộ thiên tai và cứu hỏa.
Video đang HOT
Trước đó, loại máy bay này đã chứng minh hiệu quả trong chiến dịch cứu hộ động đất ở Vấn Xuyên năm 2008 và trận động đất Nhã An năm 2013 đều thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Trực thăng Mi-26 có thể chuyên chở được các món hàng siêu nặng và cồng kềnh
Trực thăng Mi-26 (NATO định danh là Halo) do công ty Rostvertol thuộc tập đoàn Russian Helicopters sản xuất. Mi-26 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1977, chính thức biên chế trong quân đội Liên Xô (nay là Nga) năm 1983. Hiện nó vẫn được nhiều nước ưa chuộng và sử dụng rộng rãi cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự.
Mi-26 có chiều cao 8,15m, chiều dài 33,73m, trọng lượng không tải 28,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn. Nó có phạm vi tác chiến tối đa 1.952 km, bán kính tác chiến lên đến 800 km và có thể bay đạt độ cao tối đa hơn 4.600 m.
2 động cơ D-136, công suất 11.400 mã lực/chiếc và 8 cánh quạt giúp Mi-26 đạt tới tốc độ tuần tra 255 km/h, vận tốc tối đa 295 km/h, vượt trên cả loại trực thăng vũ trang được coi là một trong những máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay của Mỹ là AH-64 Apache, với vận tốc tối đa 284 km/h.
Với khả năng vận tải “khủng” của mình, Mi-26 được xếp hạng là máy bay trực thăng vận tải số 1 thế giới
Trọng lượng cất cánh lớn nhất máy bay là 56 tấn, có khoang hàng hóa 20 tấn bên trong thân và cẩu treo 5 tấn, hoặc cũng có thể treo 20 tấn hàng ở bên ngoài, hành trình khi mang 20 tấn mà không có thùng nhiên liệu kèm theo là 560 km, khi mang theo 4 thùng nhiên liệu hành trình chuyển trường sẽ là 1.920 km.
Được thiết kế với khoang chở hàng rộng và chiếm phần lớn diện tích máy bay, Mil Mi-26 có thể mang theo những món hàng siêu nặng trong khoang như xe cứu hỏa, xe bọc thép hay xe tăng, cẩu bên ngoài cả các loại container, pháo, máy bay cánh cố định và trực thăng quân sự hạng nặng khác.
Với năng lực vận tải đạt được, Mi-26 xứng đáng là trực thăng số 1 thế giới hiện nay, vượt xa cả máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Boeing CH-47 Chinook và Sikorsky CH-53E Super Stallion của Mỹ. Thậm chí nó còn dễ dàng vận chuyển được cả 1 chiếc Chinook bằng cáp treo bên ngoài.
Theo Đất Việt
Chi tiết về trực thăng vận tải đa nhiệm Mil Mi-171
Mil Mi-171 hiện đang phục vụ và hoạt động tại hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Mil Mi-171 là biến thể xuất khẩu của trực thăng Mi-8AMT, được Liên Xô cũ phát triển và chế tạo vào những năm 70 của thế kỷ trước. Mil Mi-171 được thiết kế bởi tập đoàn Mil Moscow Helicopter Plant và sản xuất tại nhà máy Kazan, thuộc thành phố Ulan-Ude, nay là thủ đô nước cộng hòa Buryatia, Liên Bang Nga.
Mil Mi-171 có chiều dàn 18,65 mét, cao 4,75 mét và trọng lượng 12 tấn. Máy bay này có sức chứa gần 30 người bao gồm cả phi hành đoàn 3 người. Với trang bị động cơ đôi Klimov VK-2500 công suất 2.200 mã lực, Mil Mi-171 có trần bay 6.000 mét, tải trọng tối đa 4 tấn và có thể đạt vận tốc tối đa 250 km/h.
Phạm vị hoạt động thông thường của Mil Mi-171 là 610 km, khi trang bị thêm bốn bình nhiên liệu phụ thì mẫu máy bay vận tải này có thể hoạt động trong phạm vi 1.470 km.
Dù ra đời đã lâu nhưng Mil Mi-171 hiện nay vẫn đang được sử dụng và biên chế trong nhiều lực lượng vũ trang tại hơn 60 quốc gia khác nhau.
Mil Mi-171 còn có nhiều biến thể nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó có có:
Mi-171A - Trực thăng chở khách dân dụng
Mi-171A1 - Trực thăng vận tải dân dụng
Mi-171C do Trung quốc sản xuất, biến thể này được trang bị hai ra đa, một rada thời tiết ở phần đầu máy bay và một rada dẫn đường ở đuôi máy bay, cửa kéo được thay bằng cửa sập.
Mi-171E được trang bị động cơ VK-2500-03, loại động cơ này được thiết kế đặc biệt để hoạt động ở các khu vực có nhiệt độ khắc nghiệt, từ -58 đến 50 độ C.
Biến thể Mi-171M là phiên bản hiện đại của Mi-171 với phi hành đoàn chỉ gồm hai người.
Mi-171S được trang bị các thiết bị điện tử hàng không của phương tây như bộ thu phát AN/ARC-320, hệ thống định vị toàn cầu và thiết bị liên lạc chuẩn NATO.
Cuối cùng là biến thể Mi-171Sh, đây là phiên bản xuất khẩu của mẫu Mi8AMTSH dành cho các quốc gia như Cộng hòa Séc, Croatia, Bangladesh, Peru và Ghana.
Tại Việt Nam, Mi-171 thuộc biên chế của lực lượng Phòng không - Không Quân, chuyên sử dụng đa nhiệm cho các mục đích huấn luyện, vận tải và cứu nạn.
Theo Trí thức trẻ