Nga bán 3 tàu hộ tống Dự án 11356 cho Ấn Độ
Nga đang hy vọng bán được 3 chiếc tàu hộ tống thuộc Dự án 11356 cho Ấn Độ do đây là các tàu sử dụng động cơ nhập khẩu từ Ukraine, nước vốn không hề có quan hệ tốt với Moscow.
Hải quân Nga đã biên chế chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc Dự án 11356, có tên Đô đốc Grigorovich đầu tiên vào tuần trước, trong khi chiếc thứ 2 và thứ 3 có tên Đô đốc Essen và Đô đốc Makarov, cũng sẽ chuẩn bị gia nhập hạm đội biển Đen vào tháng 5 và tháng 8 tới.
Tuy nhiên, 3 chiếc còn lại, hiện vẫn trong giai đoạn xây dựng, đang được Moscow thương lượng để bán lại cho Ấn Độ vì nước này vẫn có quan hệ tốt với Ukraine và lại đang trong giai đoạn nâng cấp hải quân rầm rộ.
Ấn Độ đang sở hữu các tàu lớp Talwar với thiết kế rất giống tàu thuộc Dự án 11356
Video đang HOT
Moscow từng định giữ lại 3 chiếc tàu này và sử dụng động cơ tự phát triển nội địa, tuy nhiên, có vẻ như kế hoạch này không được khả thi so với việc bán đứt nó cho một nước khác.
Ấn Độ là quốc gia thích hợp, một phần do họ đang vận hành khoảng 6 tàu hộ tống lớp Talwar, vốn là phiên bản cũ hơn nhưng có thiết kế tương tự tàu thuộc Dự án 11356.
Với lượng giãn nước chỉ đạt 4.000 tấn, tàu hộ tống thuộc Dự án 11356 có kích thước tương đối nhỏ, tuy nhiên, lại được trang bị các loại vũ khí cực mạnh. Mỗi tàu bao gồm 8 ống phóng tên lửa, khai hoả được tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa chống hạm siêu âm 3M55 Oniks. Chiếc tàu cũng có một hệ thống 12 giá phóng tên lửa 3S90M Shtil-1, vốn là phiên bản hải quân của tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M. Để tự vệ tầm gần, chiếc tàu này sử dụng 8 tên lửa tầm ngắn Igla-1E và một cặp hệ thống súng bắn nhanh Kashtan.
Về vũ khí chống ngầm, chiếc tàu được trang bị 2 ống phóng ngư lôi 533mm và hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000. Ngoài ra, ở đuôi tàu còn có một bàn đáp trực thăng Kamov Ka-27PL và Ka-31, sử dụng cho các nhiệm vụ săn tàu ngầm.
Theo_Dân việt
Mỹ phê chuẩn bán tàu hộ tống cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo cho phép thực hiện thương vụ trị giá 190 triệu USD bán hai tàu hộ tống của hải quân nước này cho Đài Loan.
USS Vandegrift, tàu hộ tống lớp Oliver Hazard Perry của Hải quân Mỹ. Ảnh:USNavy.
"Việc đề xuất bán loại thiết bị này sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực", Reuters dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết.
Đề xuất xuất hiện vào thời điểm khu vực đang lo ngại về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh còn thông báo tăng chi tiêu quốc phòng trong năm nay thêm hơn 7% so với năm 2015.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 9/3 cảnh báo nhiều quốc gia trong khu vực đang tăng chi tiêu quốc phòng để củng cố sức mạnh quân sự do căng thẳng trên Biển Đông gia tăng.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 12/2015 thông báo kế hoạch bán lô vũ khí trị giá 1,8 tỷ USD cho Đài Loan. Lô vũ khí gồm hai tàu hộ tống, tên lửa chống tăng, phương tiện tấn công đổ bộ cùng nhiều thiết bị khác.
Kế hoạch được Nhà Trắng đưa ra một năm sau khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật cho phép bán số vũ khí này cho Đài Loan. Đây là lô vũ khí lớn đầu tiên Mỹ bán cho Đài Loan trong hơn 4 năm qua.
Đài Loan cho biết thương vụ sẽ kéo dài trong vài năm, giúp hòn đảo duy trì và phát triển một hệ thống phòng thủ đáng tin cậy. Giới phân tích và nguồn tin từ quốc hội nhận định việc trì hoãn phê duyệt chính thức thương vụ là do Mỹ muốn duy trì sự ổn định trong quan hệ với Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc, có thể dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết, và phản đối mọi hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan.
Như Tâm
Theo VNE
Ả-Rập Xê-út mua 5 tàu chiến mới Vốn là quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu Trung Đông, Ả-Rập Xê-út dự kiến sẽ mua 5 tàu hộ tống mới để hỗ trợ các chiến dịch quân sự sắp tới của nước này. Một báo cáo được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đưa ra hồi đầu tuần này cho thấy, Ả Rập Xê-út đã trở thành quốc...