Nga bám sát Mỹ triển khai hệ thống giám sát tên lửa
Các chuyên gia cho rằng Nga đang theo đuôi Mỹ khi quyết định triển khai hệ thống giám sát theo dõi tên lửa.
Vệ tinh Nga sẽ theo dõi tất cả các vụ phóng tên lửa trên thế giới
Kênh truyền hình Zvezda dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Nga sẽ đưa vào quỹ đạo một vệ tinh thế hệ hệ mới thứ hai trong năm 2016 để theo dõi chặt chẽ hơn việc phóng tên lửa đạn đạo ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Vệ tinh EKS-1 là một phần của hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo đã được đưa vào quỹ đạo không gian hồi cuối năm ngoái và hiện đang trải qua các cuộc thử nghiệm của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo Sputniknews, vệ tinh thế hệ mới sẽ đảm bảo nhận diện nhanh hơn, nhiều hơn các vụ phóng tên lửa đạn đạo thông qua việc sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện khói từ ống xả động cơ của tên lửa.
Vệ tinh Nga sẽ theo dõi được việc phóng tên lửa đạn đạo ở bất kỳ nơi nào trên thế giới (Ảnh: AP)
Trạm cảnh báo sớm đầu tiên trên mặt đất phục vụ điều khiển, phân tích dữ liệu mạng lưới vệ tinh mới đã được xây dựng ở khu vực Altay. Trong khi đó, nhiều trạm khác cũng đang được xây dựng tại khu vực Leningrad, Irkutsk, Kaliningrad và Krasnodar.
Trước đó, hồi tháng 12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng từng tuyên bố, Moskva đã bắt đầu phát triển một mạng lưới hệ thống cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa đạn đạo mới, thay thế hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo cũ từ thời Liên Xô. Mạng lưới này bao gồm các vệ tinh thế hệ mới, các trạm quan trắc mặt đất và những siêu máy tính tiên tiến.
Video đang HOT
Thông báo trên của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố tiến hành thử thành công vũ khí nhiệt hạch (bom H) hôm 6/1 vừa qua. Các nước trên thế giới từ Anh, Mỹ, Trung Quốc đến Hàn Quốc, Nhật Bản dù nghi ngờ, lo sợ nhưng trên thực tế cũng không có cách nào kiểm chứng một cách chính xác nội dung mà Bình Nhưỡng tuyên bố trước đó.
Nga theo đuôi Mỹ khi triển khai hệ thống giám sát theo dõi tên lửa?
Các chuyên gia cho rằng, việc Moskva quyết định tiến hành triển khai hệ thống giám sát theo dõi tên lửa vào thời điểm này đã có sự tính toán kỹ lưỡng. Dường như điện Kremlin đang muốn nhân việc rối loạn, căng thẳng ở Triều Tiên để đeo bám Mỹ nhằm đạt được mục đích triển khai vũ khí của mình.
Điều này không phải không có cơ sở. Bởi lẽ từ lâu Washington đã được đánh giá là nước đi đầu trong lĩnh vực triển khai hệ thống giám sát tên lửa.
Còn nhớ, năm 2011, vệ tinh đầu tiên trong sê-ri vệ tinh GEO của SBIRS đã được phóng lên quỹ đạo.
Không lâu sau đó, vào thời điểm cuối tháng 3/2013, tên lửa đẩy Atlas 5 tiếp tục đưa vệ tinh GEO-2 rời Trung tâm vũ trụ Cape Canaveral ở Florida đến một vị trí mật trên quỹ đạo địa tĩnh, cách trái đất khoảng 36.000km.
Một vụ phóng tên lửa của Mỹ. (Ảnh minh họa)
GEO-2 là vệ tinh thứ 2 trong Hệ thống trinh sát hồng ngoại (SBIRS), một chương trình của không quân Mỹ được phát triển để phát hiện và cảnh báo sớm về các vụ tấn công hạt nhân tiềm tàng. Hệ thống này do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo với chi phí 15 tỷ USD.
Không quân Mỹ hi vọng tổng cộng 6 vệ tinh SBIRS sẽ được phóng lên vào năm 2016.
“Khả năng nhằm cung cấp cảnh báo tên lửa chiến lược là rất quan trọng đối với sự sống còn của quốc gia”, Tướng William Shelton, chỉ huy Cơ quan không gian của không quân Mỹ, trước đó cho biết.
Đặc biệt, thời gian gần đây trước những nguy cơ đe dọa từ Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Obama đã tăng cường thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền.
Theo kế hoạch được đưa ra từ trước, Bộ quốc phòng Mỹ dự kiến triển khai thêm 14 khẩu đội đánh chặn tên lửa vào năm 2017, ngoài 30 khẩu đội hiện thời, và 1 trạm radar tại Nhật Bản.
Rõ ràng, với kinh nghiệm từ nhiều năm nay, Washington đang có nhiều lợi thế hơn so với Moskva trong việc triển khai vệ tinh quân sự theo dõi tên lửa. Những thành công mà Nhà Trắng đạt được trong thời gian qua sẽ là thách thức cho chính quyền Tổng thống Putin trong kế hoạch sắp tới. Việc vượt qua cái bóng quá lớn là Mỹ sẽ không hề dễ dàng gì với điện Kremlin vào thời điểm này.
Lương Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc lắp đặt hệ thống giám sát hiện đại dọc khu vực biên giới
Trung Quốc đang triển khai hệ thống thiêt bị giám sát hiện đại ở khu vực biên giới để theo dõi và phát hiện những vụ xâm nhập trái phép hoặc buôn lậu qua đường biên giới.
Trung Quốc lắp đặt hệ thống giám sát hiện đại ở biên giới- Ành minh họa: Reuters
Trung Quốc đang triển khai ở khu vực biên giới, đặc biệt ở biên giới phía tây tiếp giáp với Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan hệ thống radar hiện đại và máy bay do thám không người lái, theo Economic Times ngày 6.11.
Viện công nghệ và vật lý Tây Nam ở Thành Đô cho biết, hệ thống giám sát mới tiên tiến hơn rất nhiều và sẽ thay thế hệ thống cũ, giúp Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ khu vực biên giới và xử lý nhanh chóng những vấn đề phát sinh ở khu vực được cho là nhạy cảm đối quốc gia có đường biên giới dài như Trung Quốc.
"Hệ thống của chúng tôi được lực lượng biên phòng triển khai sử dụng ở Tân Cương, Tây Tạng, Vân Nam và nhiều khu vực biên giới khác để phát hiện những vụ vượt biên trái phép và buôn lậu ma túy", Economic Times dẫn lại từ China Daily phát biểu của ông Mao Weichen thuộc Viện công nghệ và vật lý Tây Nam Trung Quốc. Viện công nghệ này đã thiết kế hệ thống giám sát biên giới.
Ông Mao cho biết, hệ thống tích hợp các thiết bị quang điện, hệ thống radar, thiết bị thông tin liên lạc, dụng cụ điều khiển bằng lệnh và các công cụ phân tích hình ảnh.
Phối hợp với các đội tuần tra, hệ thống này có khả năng giám sát liên tục và trong mọi thời tiết bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào ở khu vực biên giới. Thông tin thu thập nhanh chóng được báo cho đội tuần tra và lính biên phòng sẽ được cử đến hiện trường để xử lý. Hệ thống này có thể lắp đặt để giám sát biên giới trên biển của Trung Quốc, theo ông Mao.
Theo Tân Hoa Xã, tình trạng vượt biên giới trái phép và các hoạt động buôn lậu, đặc biệt là ma túy gia tăng ở vùng biên giới của Trung Quốc. Bắc Kinh trông đợi hệ thống giám sát mới giúp phát hiện và ngăn chặn các lực lượng chống đối, khủng bố vào đại lục thông qua các ngã biên giới từ Pakistan và Afghanistan.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ-Nhật dùng "kính chiếu yêu" SOSUS "soi" tàu ngầm Trung Quốc Mỹ-Nhật đang dùng Hệ thống giám sát tiếng động tàu ngầm dưới đáy biển (SOSUS) nhằm đối phó với việc tàu ngầm Trung Quốc gia tăng hoạt động trên biển. Mỹ-Nhật đang dùng Hệ thống giám sát tiếng động tàu ngầm dưới đáy biển (SOSUS) nhằm đối phó với việc tàu ngầm Trung Quốc gia tăng hoạt động trên biển. Theo Kyodo, các...