Nga bác tin về nguy cơ từ máy bay ném bom trên vùng biển Na Uy
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iceland về việc máy bay ném bom Nga bay trên vùng biển Na Uy hoàn toàn là một “sự bịa đặt cá nhân”.
Ngày 27/9, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov đã đưa ra khẳng định trên. Phát biểu trước báo giới báo, ông Konashenkov khẳng định: “Thông tin của phi công Iceland và các nhà ngoại giao nước này về cái gọi là mối nguy hiểm khi máy bay ném bom tầm xa của Nga bay gần máy bay dân sự trên vùng biển Na Uy, trên thực tế chỉ dừng lại là một sự bịa đặt mang tính cá nhân”.
Theo ông Konashenkov, ngày 22/9, máy bay ném bom Tu-160 của Nga đã bay ở một cự ly cách xa những chiếc máy bay dân sự và hành trình của máy bay quân sự của Nga vòng qua vùng biển Barensevo và vùng biển Na Uy, là hoàn toàn tuân thủ mọi quy định quốc tế về việc sử dụng vùng trời vùng biển.
Theo Soha News
Chuyện tình cặp đồng tính Syria
Nader và Omar, hai người tị nạn Syria, vỡ òa trong hạnh phúc khi đoàn tụ với nhau tại Na Uy sau nhiều tháng xa cách.
Nader và Omar, hai người tị nạn Syria, chuyển đến sống cùng nhau sau khi gặp gỡ tại câu lạc bộ đồng tính Tek Yon nổi tiếng nhất thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Trong bữa tiệc sinh nhật của Omar ở Istanbul, Nader đã trao nhẫn cầu hôn người yêu trước sự chứng kiến, cổ vũ của rất nhiều người và được Omar chấp nhận.
Tuy nhiên, tháng 6/2014, Nader nhận được thông báo đơn xin tị nạn của mình đã được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn UNHCR chấp thuận và anh sẽ rời Istanbul để tới Na Uy.
Quyết định này khiến hai người dằn vặt vì đơn xin tị nạn của Omar vẫn chưa có hồi âm và yêu xa là điều mà cả hai đều biết rằng rất khó khăn.
Nếu họ là một cặp khác giới, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Hôn nhân đồng giới không được luật pháp Syria hay Thổ Nhĩ Kỳ công nhận nên họ không thể đồng bộ hóa hồ sơ của nhau ở UNHCR.
Nader cảm thấy chạnh lòng khi phải bỏ lại công việc, bạn bè và hôn phu của mình sang châu Âu.
Hai người trao nhau nụ hôn cuối trước khi xa cách.
6 tháng sau khi đến Bergen, Na Uy, Nader vẫn tiếp tục liên lạc với Omar dù không chắc họ còn có thể gặp lại nhau.
Tin vui cuối cùng cũng đến với họ khi Omar đã được cấp phép tị nạn chính trị ở Na Uy và được tái định cư với Nader. Không chút do dự, Nader lao vào chuẩn bị cho tổ ấm cho hai người.
Tại sân bay, Nader lo lắng chờ đợi chuyến bay của Omar từ Istanbul. Anh mang theo một bông hồng và không giấu nổi sự hồi hộp trên khuôn mặt.
Cuối cùng, sau nhiều tháng chia xa, Omar và Nader đã được đoàn tụ ở Bergen.
Omar được dẫn vào căn hộ mới của mình và bất ngờ trước những gì Nader đã chuẩn bị. Căn phòng tràn ngập ánh nến được xếp thành hình trái tim cùng chữ cái đầu tiên trong tên hai người, "N" và "O" ở giữa.
"Hãy nhìn xem, tôi không đi bộ hay tới Châu Âu bằng thuyền. Tôi đến bằng máy bay! Khi cất cánh, tôi đã nói &'Tạ ơn Chúa!'", Omar nói vào buổi sáng đầu tiên của mình tại Bergen.
Để làm quen với cuộc sống mới, Nader và Omar đều đang học tiếng Na Uy và đón chờ nhiều cơ hội ở phía trước.
Thảo Phan
Ảnh: Bradley Secker
Theo VNE
Ảnh: 300 con tuần lộc bị sét đánh chết la liệt ở Na Uy Năm 2005, kỉ lục Guinness xác nhận 68 con bò sữa bị sét đánh chết và chắc chắn số lượng 300 tuần lộc bị nạn lần này sẽ phá sâu kỉ lục đáng buồn trên. Hơn 300 con tuần lộc đã bị sét đánh chết hàng loạt ở miền Trung Na Uy. Nhà chức trách gọi đây là hiện tượng tự nhiên dị...