Nga bác tin ra tối hậu thư cho hải quân Ukraine
Hạm đội Biển Đen của Nga hôm qua bác bỏ thông tin cho rằng họ ra tối hậu thư cho quân đội Ukraine ở Crimea, trong khi Mỹ lên án 1 hành động như vậy là vô cùng nguy hiểm.
Nga ra bác tin ra tối hậu thư cho hải quân Ukraine – Các quân nhân Ukraine bên trong cổng doanh trại ở Perevalnoye, cách thủ phủ Simferopol 15 km, sáng nay. Ảnh: NYT
Trước đó thông tin trên báo chí phương Tây cho hay Nga đang đưa lực lượng vào Crimea và ra tối hậu thư cho căn cứ quân sự của Ukraine, hoặc ra hàng hoặc sẽ bị tấn công. Tuy nhiên Interfax bác bỏ.
Theo Reuters, tổng thống lâm thời của Ukraine cho biết sự hiện diện quân sự của Nga ở Crimea ngày càng tăng. Kiev nói rằng phía Nga đang tập trung binh lực thiết giáp tại thành phố gần eo biển Kerch, ngăn cách giữa lãnh thổ Nga và Crimea. Các nhân viên biên phòng Ukraine mô tả rằng quân đội Nga được đưa lên các phà và tiến vào đất của Crimea, chiếm lĩnh các đồn biên phòng. Các hành động này diễn ra mà không hề có tiếng súng hay đổ máu.
Giới chức Nga không xác nhận bất cứ thông tin nào về các hành động trên.
Tại doanh trại quân đội Ukraine ở làng Perevalnoye, cách Simferopol khoảng 15 km, hàng trăm binh sĩ với áo giáp chống đạn và xe quân sự vẫn đang phong toả. Họ không mang phù hiệu của quốc gia nào. Binh sĩ Ukraine án binh bất động bên trong doanh trại và không đồng ý đầu hàng.
Video đang HOT
Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố “Nag đứng về phía sai lầm của lịch sử”trong vấn đề Ukraine. Tổng thư ký NATO kêu gọi liên minh họp khẩn. Các đại diện ngoại giao của Nga và Đức bắt đầu họp bàn về sáng kiến lập nhóm giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Một cuộc tranh luận gay gắt nổ ra giữa đại sứ Nga và Mỹ tại Liên hợp quốc, trong cuộc họp khẩn của Hội đồng bảo an. Đại sứ Nga Churkin đọc thư của tổng thống bị phế truất Yanukovych trong đó yêu cầu Nga giúp lập lại trật tự ở Ukraine. Đại sứ Mỹ Power gay gắt đòi hỏi Nga nhất trí với việc đưa đoàn quan sát quốc tế vào giám sát tình hình ở Ukraine.
Theo Xahoi
Phản đòn từ Mátxcơva
Phương Tây đang "đứng ngồi không yên" trước tin Nga đã cử quân đội, xe tăng và tàu ngầm tới Ukraine. Mặc dù phạm vi điều quân, nếu có, cũng chỉ xảy ra ở Cộng hòa tự trị Crimea, song nó cũng khiến phương Tây phải giật mình trước phản đòn mạnh mẽ của Mátxcơva.
Sau sự kiện Georgia năm 2008, tốt nhất Ukraine và phương Tây không nên khiêu khích Tổng thống Putin, nhất là với một vấn đề thuộc sân sau của Mátxcơva.
Bằng việc đưa Crimea - nước Cộng hòa tự trị thuộc Ukraine - vào tình trạng xung đột, dù chưa có tiếng súng nào vang lên và chưa có ai ngã xuống, ông Putin đã đi trước một bước, đồng thời đặt cả Kiev, Brussels lẫn Washington vào sự đã rồi. Đó là: nếu muốn Kiev liên kết với Liên minh châu Âu (EU) và sau đó là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), Mỹ và phương Tây sẽ phải trả cái giá đầu tiên là sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Những đòn đáp trả này của Nga không chỉ có hàm ý với riêng bán đảo Crimea nơi có hơn một nửa dân số là người Nga sinh sống, mà còn đối với cả các vùng đất nói tiếng Nga khác ở miền Đông Ukraine. Mátxcơva muốn trực tiếp cảnh báo chính phủ lâm thời tại Kiev rằng Ukraine không được sử dụng vũ lực chống lại người nói tiếng Nga ở Crimea hay bất cứ đâu trên đất Ukraine, không được nghi ngờ tính hợp pháp của Hạm đội Nga tại Crimea và phải cân nhắc kỹ về con đường sẽ lựa chọn trong thời gian tới.
Chúng cũng gợi lại những biến cố chóng vánh xảy ra mùa Hè năm 2008 ở Georgia. Chỉ một tuần sau khi bị Tbilisi khiêu khích, quân đội Nga đã đánh bại quân đội Georgia, đồng thời sáp nhập hai vùng lãnh thổ Nam Ossetia và Abkhazia vào phần lãnh thổ rộng mênh mông do Mátxcơva kiểm soát.
Tuy nhiên, khác với cuộc chiến ở Georgia cách đây gần 6 năm khi Nga chỉ "động binh" sau khi Tbilisi gây chiến tranh ở Nam Ossetia, lần này Mátxcơva đã quyết định giành thế chủ động. Xe tăng, tàu chiến và quân đội của Nga đã tiến vào nước Cộng hòa tự trị Crimea theo lời đề nghị của chính quyền bán đảo này, cho dù chính phủ lâm thời ở Kiev chưa hề, hay nói đúng hơn là cũng không dám, tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào tại đây. Cái sai lớn nhất của chính quyền lâm thời Kiev là họ đã quyết định loại tiếng Nga ra khỏi hệ thống ngôn ngữ chính thức ở Ukraine và không hề có ý định trở thành đối tác tin cậy của Mátxcơva trong tương lai, điều mà ông Putin đã im lặng chờ đợi kể từ sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych.
Nằm trong vùng tranh giành ảnh hưởng của Nga nhưng đáng tiếc là các nhà lãnh đạo lâm thời Kiev đã không rút được kinh nghiệm từ bài học xương máu ở Georgia. Tbilisi đã bị mất trắng cả Abkhazia và Nam Ossetia sau khi hướng mặt về EU và NATO. Nay Ukraine cũng đang đối mặt với nguy cơ tương tự - đánh mất Crimea - nếu vẫn muốn bước tiếp theo tiếng gọi từ phương Tây, cho dù chẳng bên nào muốn điều này xảy ra.
Trong phản ứng tức thì ngay sau quyết định điều quân của Nga, từ bên kia Đại Tây Dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo nước Nga sẽ "phải trả giá" nếu sử dụng vũ lực ở Ukraine. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và NATO cũng tiến hành ngay các cuộc họp khẩn cấp để bàn về nguy cơ can thiệp quân sự của Nga, trong đó có ý kiến sẽ đưa lực lượng duy trì hòa bình của LHQ đến Crimea.
Nhưng tất cả các phản ứng này chẳng có nghĩa lý gì với ông Putin, người đã công khai chọn cách đối đầu trực tiếp với phương Tây và đặt cược rất nhiều vào cuộc chơi tại quốc gia đáng nhẽ phải nằm trong vòng cung ảnh hưởng của mình. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra hoặc việc giúp Crimea ly khai ra khỏi Ukraine, Nga đã điều binh đến báo đảo này với quân số tăng lên hàng giờ. Các phương tiện chiến đấu tối tân cũng đã được huy động trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Đó là chưa kể sức mạnh bất bại của Hạm đội Biển đen đã có mặt tại đây từ năm 1783.
Trên mặt trận kinh tế, nhà lãnh đạo nước Nga đang cân nhắc leo thang chiến tranh thương mại để buộc Kiev phải ăn trái đắng. Mátxcơva đã hơn một lần lên tiếng cảnh báo về việc có thể cắt khoản cho vay trị giá 15 tỷ USD dành cho Kiev, nhưng chưa hề một lần đề cập đến khí đốt, thứ vũ khí mạnh hơn mà nước này đang sở hữu để "chơi lại" cả Kiev và Brussels. Chỉ cần siết lại van đường ống khí đốt, hay yêu cầu Kiev phải thanh toán ngay các khoản nợ ngập đầu trong bối cảnh kinh tế Ukraine đang ngấp nghé bờ vực phá sản, Nga cũng có thể khiến cả ban lãnh đạo lâm thời Ukraine và phương Tây phải cân nhắc lại về những hành động tiếp theo của mình.
Trước những nước cờ "sát ván" của Mátxcơva và tình thế căng như dây đàn ở Crimea, kịch bản ít đau đớn nhất đối với Ukraine là phải chấp nhận buông Crimea mà không để xảy ra đổ máu như trong cuộc nội chiến tại Nam Tư cũ. Ukraine và phương Tây đủ tỉnh táo để nhìn ra rằng một số nước cộng hòa thuộc Balcan đã giành được độc lập nhưng với giá quá đắt về sinh mạng và thiệt hại kinh tế.
Vì thế, các bên không thể tiếp tục trả giá đắt như vậy trong trường hợp của Crimea, nhất là khi sự xuất hiện của quân đội Nga không chỉ báo hiệu nguy cơ Kiev có thể mất đứt bán đảo này, mà còn là lời cảnh báo rõ ràng rằng Nga có nhiều "đồ chơi" để đem ra thi thố với phương Tây và Ukraine chỉ là một "quân tốt" trên bàn cờ của những nước lớn.
Đôi nét về Cộng hòa tự trị Crimea Nằm ở phía Nam Ukraine, Crimea là một nước Cộng hòa nghị viện tự trị trong thành phần Ukraine. Thủ đô và nơi đặt trụ sở chính phủ Crimea là thành phố Simferopol, nằm ở trung tâm của bán đảo. Crimea có diện tích 26.200km2 và dân số 2,3 triệu người.
Crimea là bộ phận "Nga nhất" của Ukraine. Hiện tại ở đây có 3 cộng đồng chính: người Ukraine (20%, sống ở miền Bắc), người Nga (58%, sống ở miền Nam) và người Hồi giáo Tatar (12%, sông ở miền Trung). Theo Viện xã hội quốc tế Kiev, 97% người Crimea nói tiếng Nga và chỉ có 10% tuyên bố coi tiếng Ukraine là ngôn ngữ mẹ đẻ. Crimea luôn chiếm được sự quan tâm của chính phủ Nga do sở hữu diện tích đất nông nghiệp trù phú và có địa thế gần biển Đen. Crimea sát nhập vào Nga từ năm 1783 và được Nga chuyển giao cho Ukraine năm 1954 dưới thời Liên bang Xô Viết. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, nhiều người muốn tách Crimea ra khỏi Ukraine và trở thành một phần của Nga, nhưng các nhà lập pháp Ukraine và Crimea đã đưa ra quyết định ngược lại. Theo đó, Crimea vẫn là một phần hợp pháp của Ukraine nhưng nhận được nhiều ủng hộ từ Nga. Crimea được cấp quy chế trở thành một nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraina từ năm 1994 theo thỏa thuận ký giữa chính phủ Ukraine với Mỹ, Anh và Pháp.
Vũ Anh
Theo Dantri
Nga chính thức trả lời về cáo buộc xâm chiếm Ukraine Hạm đội Biển Đen của Nga hôm nay (28/2) đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ thẳng thừng những thông tin cho rằng binh lính của họ vừa xâm chiếm sân bay Belbek của Ukraine. "Không có tiểu đoàn nào của Hạm đội Biển Đen tiến vào khu vực Belbek chứ đừng nói là phong tỏa và chiếm đóng sân bay đó", phát...