Nga bác khả năng chấm dứt xung đột Ukraine ở hiện tại
Người phát ngôn Điện Kremlin tuyên bố Nga không tin rằng xung đột giữa Moscow và Kiev có thể dừng lại vào lúc này.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Reuters).
Trong cuộc phỏng vấn hôm 30/12 với hãng tin RIA-Novosti, khi được hỏi liệu có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào để chấm dứt xung đột ở Ukraine ở thời điểm hiện tại hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời ngắn gọn: “Không”.
Trước đó, ông Peskov đã nhắc lại rằng Nga “vẫn để ngỏ khả năng đàm phán” để chấm dứt xung đột với Ukraine.
“Tuy nhiên, vì không có tiến triển nào về khả năng sẵn sàng đàm phán của Ukraine, nên chúng tôi vẫn tiếp tục chiến dịch quân sự của mình”, ông Peskov nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, đà tiến công trên chiến trường là “hiển nhiên” và Nga đang tiếp tục “tiến công”.
Video đang HOT
Vào mùa thu năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký một sắc lệnh cấm chính quyền Kiev tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào với Moscow. Sắc lệnh này cho đến nay vẫn có hiệu lực.
Trong suốt cuộc xung đột, ông Zelensky và các nước phương Tây ủng hộ Kiev đã thảo luận về “công thức hòa bình” của nhà lãnh đạo Ukraine, trong đó yêu cầu Nga rút khỏi Crimea và các vùng lãnh thổ khác mà Nga đã tuyên bố sáp nhập. Công thức này cũng kêu gọi Moscow bồi thường chiến tranh và thành lập một tòa án xét xử tội ác chiến tranh.
Chính quyền Nga đã bác bỏ đề xuất của Ukraine vì cho rằng “công thức hòa bình” này không thể chấp nhận được, “xa rời thực tế” và là dấu hiệu cho thấy Kiev không muốn tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine gần đây đã từ bỏ tuyên bố về “chiến thắng”, thay vào đó nói rằng ông muốn một nền “hòa bình công bằng”, cùng với các đảm bảo an ninh từ phương Tây dưới hình thức tư cách thành viên NATO, trong đó tình trạng của các khu vực mới sáp nhập vào Nga vẫn chưa được xác định.
Tuần trước, báo Washington Post dẫn lời một thành viên cấp cao trong chính quyền Tổng thống Zelensky cho biết các quan chức ở Kiev “bắt đầu tin” rằng cuộc xung đột với Nga sẽ được giải quyết vào năm 2025.
Theo báo Mỹ, sự thay đổi lập trường trên là kết quả của cam kết do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra về việc sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột khi ông trở lại nắm quyền.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần tuyên bố có khả năng chấm dứt xung đột Nga – Ukraine trong vòng 24 giờ. Trong những phát ngôn gần đây, ông tiếp tục khẳng định có thể nhanh chóng kết thúc chiến sự Ukraine.
Ông không đưa ra kế hoạch cụ thể nào để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, đội ngũ của ông Trump đã thảo luận một s.ố đ.ề xuất.
Đặc phái viên về xung đột Nga – Ukraine mới được ông Trump đề cử, Keith Kellogg, hồi tháng 4 đưa ra kế hoạch kêu gọi cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” đối với cuộc chiến Nga – Ukraine. Theo ông, Mỹ nên tham gia vào một cuộc đàm phán nhằm giúp các bên đạt thỏa thuận ngừng bắ.n ở Ukraine.
Kế hoạch đề xuất Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự giúp Ukraine tự vệ. Tuy nhiên, viện trợ quân sự trong tương lai của Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc Ukraine có tham gia đàm phán hòa bình với Nga hay không.
Kế hoạch cũng cho rằng các nhà lãnh đạo NATO nên đề nghị hoãn tham vọng của Ukraine gia nhập liên minh để thuyết phục Nga tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cuối tuần qua cho biết, cách tiếp cận của Nga để giải quyết xung đột ở Ukraine đã được Tổng thống Vladimir Putin nêu rõ trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao Nga ngày 14/6 cũng như trong cuộc họp báo cuối năm vào ngày 19/12.
“Đặc biệt, chúng tôi nói về phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, đảm bảo tình trạng không liên kết, trung lập và không có vũ khí hạt nhân, đồng thời loại bỏ các mối đ.e dọ.a lâu dài đối với an ninh của Nga đến từ phương Tây, bao gồm cả việc mở rộng NATO. Ukraine phải đảm bảo quyền, tự do và lợi ích của công dân nói tiếng Nga, thừa nhận thực tế mới về lãnh thổ”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Tổng thống Azerbaijan nêu ba yêu cầu đối với Nga về ta.i nạ.n máy bay thảm khốc ở Kazakhstan
Người Nga không thiết lập được nguồn cung cấp số lượng lớn thiết bị bay không người lái (UAV) cảm tử Shahed từ Iran, trong khi Iran khó có thể tăng cường sản xuất vì "hệ thống năng lượng của họ đang sụp đổ".
Đây là thông tin được ông Ivan Tymochko, Chủ tịch Hội đồng Dự bị Lục quân Ukraine tiết lộ trên truyền hình quốc gia nước này.
"Tới nay, họ vẫn chưa thể đảm bảo nguồn cung cấp (thiết bị bay không người lái cảm tử) Shahed từ Iran với số lượng lớn. Đặc biệt là hiện nay, khi chúng ta hiểu rằng Iran đang lo ngại về nhiều vấn đề, họ khó có thể mở rộng quy mô sản xuất cho Liên bang Nga khi hệ thống năng lượng của họ đang trên bờ vực sụp đổ", ông Tymochko cho biết.
Ông Tymochko giải thích rằng Liên bang Nga đang cố gắng tăng cường sản xuất thiết bị bay không người lái cảm tử (kamikaze) của riêng mình nhưng họ thiếu lực lượng lao động có trình độ để thực hiện việc này.
"Tôi không nói đến các chuyên gia khác - họ không có đủ công nhân để, ví dụ, sản xuất một nhóm linh kiện hoặc bộ phận nhất định trên các dây chuyền sản xuất. Điều này có nghĩa là, ngoài việc xây dựng các nhà máy vốn dễ bị tổn thương trước các cuộc không kích, họ thực sự đang cố gắng phân tán sản xuất các bộ phận này... để giảm thiểu rủi ro", ông Tymochko cho biết.
Chủ tịch Hội đồng Dự bị Lục quân Ukraine lưu ý rằng việc Liên bang Nga đưa ra các thay đổi và đơn giản hóa trong các linh kiện của thiết bị bay không người lái cảm tử Shahed là một phần trong nỗ lực tăng cường khả năng chống lại chiến tranh điện tử.
"Họ đang cố gắng thay đổi hình dạng hoặc khả năng nhận diện, hoặc giảm khả năng bị phát hiện trên không để ngăn hệ thống phòng không của chúng ta theo dõi chúng. Họ cũng đang cố gắng làm cho chúng rẻ nhất có thể bằng các dây chuyền song song, để phụ thuộc tối thiểu vào bất kỳ linh kiện cụ thể nào. Vì vậy... chúng ta thấy rằng họ đang tăng số lượng, nhưng họ không thể cải tiến Shahed đến mức có thể thoát khỏi hệ thống phòng không của chúng ta", ông Tymochko tuyên bố.
Chủ tịch Hội đồng Dự bị Lục quân Ukraine cho biết, hiện tại nhiệm vụ chính của thiết bị bay không người lái cảm tử Shahed không phải là tấ.n côn.g mục tiêu mà là làm kiệt quệ hệ thống phòng không của Ukraine.
Theo báo cáo trước đó của Ukrinform vào ngày 22/12, tờ The New York Times đưa tin rằng các cơ quan chính phủ ở Iran đã đóng cửa hoặc hoạt động cùng với việc rút ngắn thời gian làm việc, các cơ sở giáo dục đã chuyển sang chế độ trực tuyến, và các doanh nghiệp công nghiệp đang bị cắt điện, dẫn đến việc gần như ngừng hoàn toàn sản xuất do khủng hoảng năng lượng.
Ukraine phát tín hiệu có thể tạm gác lại mục tiêu vào NATO Nhà ngoại giao Ukraine phát ra tín hiệu cho thấy nước này có thể tạm gác mục tiêu gia nhập liên minh quân sự NATO. Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc, ông Andrey Melnik (Ảnh: AFP). Mục tiêu chính của Kiev hiện tại là đạt được các đảm bảo an ninh có ý nghĩa, không nhất thiết phải gắn liền với tư...