Nga bác đề xuất của Pháp về hạn chế quyền phủ quyết tại Liên hợp quốc
Nga ngày 2/9 đã bác bỏ đề xuất của Pháp về việc hạn chế sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin (Ảnh: AFP)
Pháp đưa ra đề xuất nhằm thuyết phục các nước thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ – cũng bao gồm Anh, Trung Quốc, Nga, và Mỹ – về hạn chế việc sử dụng quyền phủ quyết liên quan đến vấn đề thảm sát, giết người hàng loạt.
“Chúng tôi phản đối đề xuất này vì không có tính khả thi”, ông Vitaly Churkin, đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, phát biểu với báo giới.
Đây là lần đầu tiên Nga mạnh mẽ phản đối việc hạn chế dùng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Video đang HOT
Quyền phủ quyết của các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ được đưa ra vào thời kỳ đầu thành lập, và sẽ được xem xét lại trong năm nay nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập LHQ.
Đề xuất của Pháp đã nhận được sự ủng hộ từ 70 các quốc gia thành viên LHQ không có quyền phủ quyết, ngoại trừ Trung Quốc và Mỹ còn đang rất dè dặt. Năm ngoái, Nga và Trung Quốc đã sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ việc ra nghị quyết yêu cầu Tòa án hình sự quốc tế truy tố tội ác thảm sát tại Syria.
“Nếu Pháp muốn tự hạn chế quyền phủ quyết của chính họ, thì rất hoan nghênh”, ông Churkin nói.
Tháng 7, Nga đã dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn việc ra 2 nghị quyết, liên quan đến vụ thảm sát tại Bosnia và việc lập tòa án để truy cứu vụ bắn rơi máy bay MH17 của Malayasia tại Ukraine.
Pháp sẽ tổ chức một cuộc họp vào 30/9, bên lề phiên họp Đại hội đồng LHQ, nhằm thảo luận lại đề xuất trên, một năm sau khi nước này chính thức đưa đề xuất.
Vũ Duy
Theo Dantri/ AFP
Phủ quyết lập tòa vụ MH17: Nga cứu vớt danh tiếng LHQ?
Sự phủ quyết lập toàn án xét xử vụ máy bay MH17 của Nga thực chất đã cứu vớt danh tiếng của Hội đồng Bảo an.
Đó là nhận định của ông Sergey Naryshkin, người phát ngôn Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga trong bài viết đăng trên tờ Rossiyskaya Gazeta số ra ngày 10/8. Ông nhận định, quyết định về một tòa án như vậy sẽ hoàn toàn sai lầm và không công bằng... Washington lợi dụng sự bất ổn để Mỹ có thời gian tiếp tục thực hiện chiêu bài cũ và bắt đầu hoạt động cướp bóc mới. Từ lâu, họ đã ngụy tạo các nguyên nhân xảy ra thảm họa rơi máy bay MH17".
Ông Sergey Naryshkin.
Theo ông, Mỹ sẽ tiếp tục "tạo ra nhiều lý do mới nhằm kích động tư tưởng chống Nga tại châu Âu, thậm chí đang tìm cách biến Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thành một diễn đàn thực hiện chiến dịch tuyên truyền của họ, hiện đã vượt qua tất cả giới hạn có thể chấp nhận được".
Trước đó, Tiên si Luât hoc Alexander Domrin, Giáo sư Đai hoc Trường Kinh tế câp cao cũng cho rằng, việc thành lập tòa án như thế này là không khách quan và trung thực.
Vao luc chưa kêt thuc cuôc điều tra và chưa có kết luận về thủ phạm, ngươi ta lai đê nghi lâp tòa án trước khi co kêt qua điều tra. Xet từ quan điểm thủ tục tô tung thi điều này là vô nghĩa - Giao sư Domrin giải thích trong cuộc phỏng vấn cua đài Kommersant FM.
Ông Domrin thừa nhận rằng, lập trường của Nga về dư thao nghi quyêt có nhưng điểm yếu, nhưng không thê vi vây ma phu nhân tính hợp pháp trong các động thai của Liên bang Nga, khi cuộc điều tra do Ủy ban an toàn Hà Lan tiến hành đến tháng 10 mới có kết luận chính thức.
Vị tiến sĩ luật của Nga khẳng định: "Quyền phủ quyết la chủ quyền, ơ đây không co gi bât thường, không có gì đặc biệt, đo la điêm thư nhât. Thứ hai, tòa án quôc tê là kiêu này là môt cuôc xet xư không nỗ lực tìm kiêm ma nhăm chỉ định bi cao co tôi trước ca khi cuôc điều tra kết thúc".
Ngày 29/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã không thể thông qua dự thảo nghị quyết thành lập một tòa án nhằm khởi tố những người chịu trách nhiệm về vụ rơi máy bay MH17 do Nga đã dùng quyền phủ quyết văn kiện này.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Lập tòa vụ MH17: Nga có lý khi dùng quyền phủ quyết? Nga đã phủ quyết nghị quyết của HĐBA LHQ về lập tòa án xử vụ MH17. Đằng sau việc này có những khuất tất gì? Tại sao Nga làm như vậy? Vì sao Nga phủ quyết nghị quyết của HĐBA LHQ? Vừa qua, Nga đã phản đối nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc thành lập một Tòa án quốc tế để...