Nga bác cáo buộc vô căn cứ cho rằng ông Putin tham nhũng
Trong tuyên bố được đưa ra hôm qua, điện Kremlin đã gọi các cáo buộc này là ‘hoàn toàn bịa đặt’.
RT đưa tin, điện Kremlin đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “tham nhũng” và “che giấu” sự giàu có thực sự của ông. Cả hai cáo buộc này đều được hãng tin Anh BBC dẫn lời một quan chức Bộ Tài chính Mỹ.
Trong tuyên bố được đưa ra hôm qua, điện Kremlin đã gọi các cáo buộc này là “hoàn toàn bịa đặt”
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, BBC đã mời quyền Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ về tội phạm tài chính và khủng bố Adam Szubin tham gia bình luận cho cuộc điều tra tự phát về thu nhập của Tổng thống Nga.
“Ông Putin được Nhà nước Nga trả lương khoảng 110.000 USD/năm. Đây không phải là thông báo chính xác về sự giàu có của ông ấy, ông Putin lâu nay vẫn giấu giếm tài sản thực sự mà ông ấy có”, Szubin nói với BBC.
Video đang HOT
Khi được hỏi có phải Tổng thống Nga Putin tham nhũng hay không, ông Szubin cho rằng, “Theo quan điểm của chúng tôi là có”.
Ông Szubin cũng cáo buộc rằng, từ nhiều năm qua, Chính phủ Mỹ đã biết ông Putin làm giàu cho bạn bè, các tay chân thân cận và gạt ra ngoài những người mà ông này không coi là bạn.
“Dù là hợp đồng về năng lượng hay các hợp đồng khác của quốc gia, ông Putin luôn chỉ định những người mà ông tin rằng sẽ phục vụ cho mình và gạt những người không có lợi. Với tôi, đó là hành vi tham nhũng”, Szubin cho hay.
Chính phủ Nga cũng lên tiếng bác bỏ cáo buộc nói trên. Mới đây, người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói với BBC rằng, “chẳng có gì phải trả lời về vấn đề này bởi những nhận xét đó là hoàn toàn bịa đặt”.
Đây không phải là lần đầu tiên các quan chức Mỹ nhận xét về sự giàu có của Tổng thống Nga. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông Putin bị một cơ quan của Chính phủ Mỹ trực tiếp cáo buộc.
Trong năm 2014, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã cáo buộc rằng “ông Putin đầu tư vào Gunvor và có thể có quyền tiếp cận các quỹ của Gunvor” – nhà kinh doanh dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới có trụ sở ở Thụy Sĩ. Tuy nhiên, phía Mỹ không thể đưa ra bằng chứng cụ thể chứng minh cho cáo buộc của họ.
Trên thực tế, việc các phương tiện truyền thông phương Tây luôn cố gắng để bôi xấu hình ảnh các quan chức Chỉnh phủ Nga không phải chuyện hiếm. Tuy nhiên, theo RT, những cáo buộc này thường không có căn cứ, thiếu tính thuyết phục./.
Hùng Cường
Theo_VOV
NATO phủ nhận đe dọa an ninh Nga
NATO phủ nhận các cáo buộc vô căn cứ cho rằng NATO và các chính sách của tổ chức này là mối đe dọa an ninh đối với Moscow.
Tuyên bố trên được người phát ngôn của NATO Oana Lungescu đưa ra ngày 5/1. Theo bà này, hiện NATO vẫn đang nghiên cứu chiến lược an ninh mới của Nga.
Trước đó, vào ngày 31/12/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua bản cập nhật chiến lược an ninh quốc gia mới, trong đó có nội dung cáo buộc NATO vi phạm luật pháp quốc tế và di chuyển hạ tầng quân sự tới gần biên giới Nga.
Mặc dù vậy, tài liệu này khẳng định, Nga vẫn quan tâm đến việc tiến hành các cuộc đối thoại bình đẳng và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với NATO, Mỹ và EU.
Hai chiếc xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ tham gia tập trận của NATO. Ảnh Reuters
Nga cho biết, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, NATO đã liên tục tăng cường sự hiện diện quân sự tại các nước Baltic và Đông Âu giáp biên giới với Nga với cáo buộc Nga xâm chiếm Crimea và đứng đằng sau ủng hộ phe đối lập tại miền Đông Ukraine, điều Nga luôn bác bỏ.
Từ cuối tháng 8-9/2015, NATO đã tiến hành cuộc tập trận trên không lớn nhất châu Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 5.000 binh sĩ từ 11 quốc gia thành viên NATO.
Ngoài ra, vào tháng 10/2015, NATO cũng tiến hành cuộc tập trận lớn nhất kể từ năm 2002 mang tên Trident Juncture với sự tham gia của 36.000 binh sĩ cùng khoảng 60 tàu chiến và 200 máy bay quân sự đến từ 30 quốc gia, trong đó có cả các quốc gia không phải thành viên của NATO như Australia, Áo, Bosnia và Herzegovina, Phần Lan, Macedonia, Thụy Điển và Ukraine.
Mới đây nhất, tướng Đức Hans-Lothar Domrse - Tư lệnh Bộ Chỉ huy lực lượng hỗn hợp của NATO tại Brunssum (Hà Lan), đã thừa nhận liên minh quân sự này đã bị "xuống cấp" trầm trọng trong những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh các lực lượng vũ trang Nga đang được hiện đại hóa và hiện nay cán cân lực lượng đang có lợi thế nghiêng về Nga.
Tướng Domrse nhấn mạnh kể từ thời điểm ông Vladimir Putin lần thứ hai trở thành Tổng thống Nga, đầu tư của Nga vào lĩnh vực quốc phòng rất được chú trọng do đó lực lượng vũ trang Nga hiện được trang bị khí tài hiện đại và rất linh hoạt. Theo Tướng Domrse, quy mô của NATO đã giảm mạnh trong 25 năm trở lại đây, lực lượng vũ trang của khối này cũng đã giảm 25%. NATO cần nghiêm túc đánh giá lại nhằm nâng quy mô của liên minh sao cho đủ để duy trì cân bằng lực lượng trên thế giới.
Theo Tướng Domrse, trong trường hợp cán cân thay đổi, NATO phải bắt đầu đàm phán với Nga về giải trừ quân bị. Nếu thất bại thì liên minh này cần một lần nữa bắt tay xây dựng để mở rộng lực lượng quân sự nhằm giữ thế cân bằng.
Trong trường hợp cần thiết làm theo kịch bản thứ hai, đòi hỏi NATO phải hiện đại hóa cơ bản lực lượng vũ trang và đổi mới kỹ năng tác chiến và công nghệ kỹ thuật - quân sự đã bị lạc hậu mất 25 năm. Tướng Domrse cũng kêu gọi NATO cần đặc biệt chú ý đến hệ thống phòng không.
Theo An Nhiên (Tổng hợp ANTĐ/TTXVN/VOV)
Putin bị cáo buộc "tham nhũng", Nga phản ứng Điện Kremlin vừa lên tếng bác bỏ thông tin do một quan chức Bộ Tài chính Mỹ đưa ra cho rằng Tổng thống Vladimir Putin "tham nhũng" và "che giấu tài sản thực". Điện Kemlin miêu tả đó là những cáo buộc "hoàn toàn mang tính viễn tưởng". Tổng thống Putin Quyền Thứ trưởng Tài chính Mỹ chịu trách nhiệm về các vấn...