Ngã ba Đông Dương: Điểm đến ‘hút khách’ ở Kon Tum
Ngã ba Đông Dương nằm tại địa phận của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, là vị trí tiếp giáp của ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.
Cột mốc biên giới Việt Nam – Campuchia – Lào nằm ở ngã ba Đông Dương.
Là một điểm tiếp giáp giữa ba nước Đông Dương, bao gồm Việt Nam, Campuchia và Lào, ngã ba Đông Dương vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”. Có lẽ chính vì điều này mà ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ.
Nói đến Tây Nguyên, chắc hẳn người ta sẽ nhớ ngay về một vùng cao nguyên đầy nắng gió tràn ngập trong hương hoa cà phê, hay nhớ về tiếng cồng chiêng trầm hùng vang lên vào mỗi dịp lễ hội của buôn làng trên đại ngàn. Không chỉ có vậy, mảnh đất Tây Nguyên còn có một điểm đến mà cộng đồng ưa xê dịch rất khao khát được chinh phục, đó chính là ngã ba Đông Dương – một điểm tham quan trong chuyến du lịch Kon Tum được nhiều du khách yêu thích.
Ngã ba Đông Dương nằm tại địa phận của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Sở dĩ được gọi là ngã ba Đông Dương bởi nơi đây là vị trí tiếp giáp của ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Tại đây đã xây dựng một cột mốc chung giữa ba nước nằm trên ngọn đồi cao 1.086m so với mực nước biển. Vị trí cột mốc là điểm tiếp giáp thuộc 3 tỉnh: Kon Tum (Việt Nam), Ratanakiri (Campuchia) và Attapư (Lào).
Cột mốc này do tỉnh Kon Tum tổ chức thi công xây dựng tháng 12/2007 và hoàn thành vào đầu năm 2008, dưới sự giám sát của chuyên gia ba nước có chung đường biên giới. Cột mốc đặc biệt nặng 900 kg, làm bằng đá hoa cương hình trụ tam giác, cao 2 mét, trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn quốc huy trang trọng, năm cắm mốc và tên quốc gia đó bằng chữ màu đỏ của chính nước đó. Mốc ngã ba biên giới là biểu tượng thể hiện rõ nét ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân ba nước trong thiện chí hợp tác giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, là minh chứng thể hiện sự tin cậy, hiểu biết, và tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam, Campuchia và Lào.
Video đang HOT
Đường đi đến ngã ba Đông Dương không quá khó, vừa chạy xe, du khách vừa có thể thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh núi non trùng điệp hiện ra ngay trước mắt. Tiếp sau đó, du khách sẽ leo qua những bậc thang để có thể chạm được đến hình ảnh thiêng liêng nhất của vùng biên giới Tổ quốc.
Đường lên cột mốc biên giới Việt Nam – Campuchia – Lào.
Nằm ở vùng giao thoa giữa khí hậu cao nguyên và khí hậu nhiệt đới gió mùa, Kon Tum hiện có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và màu khô. Nhiều du khách sẽ lựa chọn du lịch Kon Tum vào khoảng thời gian từ tháng 10 – 11 âm lịch khi mà ruộng nương nơi đây đã bước vào mùa thu hoạch. Lúc này, đứng từ cột mốc biên giới trên cao, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ vùng ngã ba Đông Dương trù phú, xanh tươi ngút ngàn. Đây có lẽ sẽ là khung cảnh bình yên nhất mà bất cứ du khách nào cũng muốn được chiêm ngưỡng.
Ngoài ra, nhiều du khách lựa chọn khám phá ngã ba Đông Dương vào tháng 12 bởi lúc này du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những sườn đồi hoa dã quỳ bung nở vàng rực cả một góc trời. Ngoài ra, du khách còn được tham gia và trải nghiệm những hoạt động lễ hội vô cùng đặc sắc tại đây vào những dịp cuối năm.
Ngoài ngã ba Đông Dương, đến với vùng đất này du khách còn được trải nghiệm, tham quan Di tích lịch sử Chiến thắng Plei Kần (xếp hạng cấp quốc gia), tham quan khu căn cứ Bến Hét năm xưa; Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Trường Sơn và Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y…
Cùng với đó, du khách còn được tham quan, trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc huyện Ngọc Hồi. Nơi đây có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc được bảo tồn, phát huy.
Đó là các nhà sàn được gìn giữ qua nhiều thế hệ, các lễ hội rất đặc trưng, độc đáo được tổ chức vào các dịp lễ của làng, như lễ hội mừng nhà rông mới, lễ hội đâm trâu của bà con dân tộc Giẻ – Triêng, lễ hội mừng lúa vào kho của bà con dân tộc Brâu…
Đó còn là nét văn hóa ẩm thực với thịt nướng, cơm lam, ngất ngây cùng men rượu cần thơm ngây ngất khó quên và hòa nhịp với điệu múa, nhịp xoang cồng chiêng cùng các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống bên ngọn lửa bập bùng rực sáng lung linh…
Măng Đen - Viên ngọc thô trong bản đồ của du lịch Việt Nam
Măng Đen (Kon Tum) đang nổi lên như một viên ngọc thô trong bản đồ của du lịch Việt Nam, một khu du lịch sinh thái mang tầm quốc gia đang dần hiện hữu.
Với số lượng và nhu cầu của du khách, việc quy hoạch sớm Khu du lịch sinh thái Măng Đen (tỉnh Kon Tum) là một đòi hỏi thực tế. Vì vậy, Nghị quyết số 15/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum đã thông qua nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2045.
Tại Quy hoạch này, diện tích nghiên cứu Khu du lịch Măng Đen khoảng 90.152 ha, bao gồm diện tích tự nhiên của thị trấn Măng Đen và 5 xã giáp ranh là xã Măng Bút, Đăk Tăng, Măng Cành, Hiếu, Pờ Ê. Hiện nay, tỉnh Kon Tum đang từng bước hiện thực hoá phát triển Khu du lịch Măng Đen trở thành khu du lịch sinh thái mang tầm quốc gia, trở thành điểm đến hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao, tạo thành thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.
Để thu hút đầu tư, tỉnh Kon Tum cũng ban hành chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ về đất đai, được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại và hàng loạt ưu đãi khác. Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kon Tum đang mời đầu tư 47 dự án du lịch thương mại, riêng Măng Đen huyện Kon Plong có 6 dự án đang được kêu gọi.
Làng du lịch cộng đồng ở huyện Kon Plông.
Đáng chú ý là Dự án Khu đô thị, tổ hợp dịch vụ, du lịch thuộc phân khu Đông Nam, thị trấn Măng Đen quy mô 273 ha với tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng. Khi thực hiện đầu tư các dự án, doanh nghiệp sẽ được ưu đãi về thuế, đất, thuế thu nhập và các khoản ưu đãi khác.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - một nhà đầu tư đến từ Đắk Lắk nhận xét tỉnh Kon Tum đang có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, các đơn vị được đã được đào tạo nhân viên, giảm các loại thuế trong những năm đầu của dự án. Điều này, giúp doanh nghiệp như chúng tôi quan tâm hơn đến các dự án du lịch".
Đến nay, hạ tầng du lịch của Măng Đen đã từng bước được hoàn thiện. Hình thành một khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 2 khu du lịch cộng đồng, một khu phố đi bộ. Ngoài ra còn nhiều khách sạn, homestay và nhà nghỉ khác để du khách lựa chọn. Khai thác các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch trải nghiệm văn hóa - lịch sử, bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số có hiệu quả.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, ước tính Măng Đen đã đón hơn 30.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Với nhiều lợi thế, du lịch Măng Đen đã có bước phát triển bứt phá, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách.
Du lịch địa phương phát triển đã tạo việc làm và sinh kế bền vững cho nhiều người dân, tạo động lực thúc đẩy, định hướng chiến lược phát triển cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, số khách đến Măng Đen tiếp tục tăng mạnh trong năm 2023, chỉ tính từ đầu năm đến nay, đã đón 500.000 lượt khách đến thăm quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Trong khi đó, năm 2022 điểm đến này đón được 600.000 nghìn lượt khách, thu về gần 250 tỷ đồng từ du lịch. Những con số tích cực đã giúp địa phương xác định thế mạnh, ưu tiên đầu tư cho du lịch.Đến nay, cơ sở hạ tầng du lịch huyện Kon Plông đã có hơn 60 cơ sở lưu trú với hơn 800 phòng nghỉ, đáp ứng nhu cầu lưu trú cho khoảng 3.500 khách mỗi ngày.
Để phát triển Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông định hướng khai thác tối đa các lợi thế độc đáo về điều kiện khí hậu, cảnh quan tự nhiên và nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của địa phương. Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thêm các tour du lịch thể thao tận dụng sự sẵn có của địa hình để thu hút du khách.
Địa điểm du lịch Kon Tum không thể bỏ lỡ Sở hữu cảnh quan thiên nhiên đầy mê hoặc cùng nhiều điểm tham quan đậm nét văn hóa các dân tộc, Kon Tum là một điểm đến đem lại cho du khách nhiều cảm xúc. Dưới đây là top 10 địa điểm du lịch Kon Tum mà bạn không thể bỏ lỡ: Sông Đăk Bla Dòng sông Đăk Bla không chỉ là nguồn...