Ngã ba độc nhất vô nhị trên thế giới nằm ở Việt Nam, ngắm được 3 nước Đông Dương cùng một lúc
Vùng đất này vốn nổi tiếng bởi câu nói: “Một con gà gáy ba nước đều nghe”. Đó là nơi mà có thể nhìn thấy cả Việt Nam, Lào và Campuchia.
Nếu phải kể đến ngã ba đặc biệt nhất thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, chắc chắn ngã ba Đông Dương sẽ được liệt kê đầu tiên. Đây là điểm đến nổi tiếng ở vùng biên giới Tây Nguyên nước ta. Người dân nơi này thường nói với nhau, đứng đây có thể nghe được tiếng gà gáy của 3 nước khi bình minh lên.
Ảnh: Đặng Văn Tùng
Ngày 26/8/2008, Hiệp ước xác định giao điểm biên giới giữa Việt Nam – Campuchia – Lào được ký kết tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay, rất nhiều phượt thủ, du khách tìm đến ngã ba Đông Dương, muốn tận tay, tận mắt nhìn thấy cột mốc ba biên. Về địa lý, ngã ba này được xác định thuộc tỉnh Kon Tum của Việt Nam, tỉnh Ratanakari của Campuchia, tỉnh Attapư của Lào.
Ảnh: Đặng Văn Tùng
Ngã ba Đông Dương có cột mốc ba biên. Nếu đi từ Quảng Nam đến sẽ là tiện nhất, chỉ cần theo đường 14C, qua đèo Lò Xo mà vào cửa khẩu Bờ Y. Trước đây, nếu muốn đến thăm cột mốc phải đăng ký với Đồn biên phòng Bờ Y. Nhưng hiện tại thủ tục đã không còn khó khăn. Du khách còn thuận tiện thăm cột mốc ba biên hơn nhờ đi đường tuần tra biên giới trải bê tông.
Video đang HOT
Ảnh: Metrip
Cột mốc ba biên xây dựng từ 29/11/2007, hoàn thành vào 18/1/2009. Cột nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.086m so với mặt biển. Tọa độ địa lý 13041′09,80″B và 107033′22,79″L.
Ảnh: Gody
Đứng trên khu vực có cột mốc ba biên, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn bộ ngã ba Đông Dương với màu xanh của rừng núi, xen lẫn màu đỏ của đất đá bazan. Thời gian lý tưởng nhất để chinh phục điểm đến này là vào tháng 10 – tháng 12 âm lịch. Thời điểm này du khách còn có thể ngắm hoa dã quỳ nở vàng rực ở Kon Tum. Còn nếu muốn ngắm nhìn rừng cao su vào mùa rụng lá, hãy đến vào cuối tháng 1.
Ảnh: Hoang Dong
Ảnh: Đặng Văn Tùng
Bên cạnh cảnh sắc đẹp, gần khu vực ngã ba Đông Dương còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng Tây Nguyên.
Việt Nam từ trên cao: Ngắm rừng sau sau thay lá ở Quảng Trị
Thời điểm cuối năm, cánh rừng sau sau tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vào mùa thay lá.
Các tán cây dần chuyển sang màu vàng, đỏ, tạo nên cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng, thu hút du khách và nhiếp ảnh gia khám phá.
Cây sau sau còn gọi là phong hương hay bạch giao hương, là loài cây gỗ lớn, ưa sáng. Từ khoảng tháng 11 đến cuối tháng 12, khung cảnh cánh rừng sau sau tại Khe Sanh thay đổi rõ rệt với sắc vàng, cam, đỏ. Ảnh: Đan Khôi
Đến đây, ngoài việc ngắm cảnh thiên nhiên, du khách còn có thể tham gia chèo sup, cắm trại và các hoạt động dã ngoại khác. Ảnh: Đan Khôi
Cắm trại ven hồ và nghỉ đêm tại đây mang đến cho du khách những trải nghiệm đặc biệt. Buổi sáng, du khách có thể ngắm bình minh trên những ngọn núi, cánh đồng điện gió, ngắm cảnh hồ, và tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương. Ảnh: Đan Khôi
Nhìn từ trên cao, rừng sau sau bao quanh bởi đồi núi, với hồ nước trong xanh, tạo nên cảnh quan ấn tượng. Ảnh: Đan Khôi
Theo người dân địa phương, cây sau sau thường bị nhầm lẫn với cây phong đỏ, vì hình dạng lá và mùa lá đổi màu. Ảnh: Đan Khôi
Hiện tại, tại khu vực này chưa có nhiều dịch vụ du lịch, du khách nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho chuyến cắm trại qua đêm. Du khách cũng cần lưu ý giữ gìn cảnh quan thiên nhiên sạch sẽ, không vứt rác hay làm ảnh hưởng đến môi trường. Ảnh: Đan Khôi
Để đến được đây, du khách đi từ thị trấn Khe Sanh, đi về phía xã Hướng Phùng (đường Hồ Chí Minh nhánh Tây) sẽ bắt gặp khu rừng. Đường di chuyển khá thuận lợi, xe hai bánh có thể vào tận chỗ để du khách ngắm nhìn khung cảnh rừng sau sau thay lá. Ảnh: Đan Khôi
Việt Nam được vinh danh là một trong những quốc gia đẹp nhất thế giới Việt Nam vinh dự góp mặt trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024 do tạp chí Mỹ US News & World Report công bố mới đây. Dựa trên ý kiến đán.h giá của hơn 17.000 du khách trên khắp thế giới, cũng như các chuyên gia giàu kinh nghiệm, US News & World Report tiến hành chấm điểm...