Nga áp dụng chiến thuật ở Syria với Iraq, Libya
Để chống lại khủng bố Hồi giáo, Nga để ngỏ khả năng hỗ trợ vũ khí cho Iraq, Libya, mở rộng chiến thuật như đối phó với IS tại Syria.
Mới đây, trao đổi với Sputnik, Đại sứ Nga tại Iraq, ông Ilya Morgunov với mục đích hỗ trợ Baghdad trong cuộc chiến chống lại khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS).
Ông Ilya Morgunov cho biết, Moscow sẵn sàng cung cấp bất cứ thiết bị quân sự nào cho chính quyền Baghdad, lực lượng dẫn đầu cuộc chiến chống nhóm khủng bố IS.
“Tất cả những thiết bị quân sự theo yêu cầu của Baghdad. Chúng tôi có thể cung cấp mọi thứ mà họ cần”, Đại sứ Nga nói, đồng thời khẳng định các cuộc đàm phán về vấn đề này đang được xúc tiến.
Thành viên lực lượng an ninh Iraq trong cuộc đụng độ với khủng bố Hồi giáo IS tai Fallujah, Iraq.
Theo ông Morgunov, Chính phủ Iraq quan tâm đến việc mua thiết bị quân sự của Nga, vì những kỹ thuật này dễ sử dụng mà lại đáng tin cậy hơn so với các mẫu tương tự của phương Tây.
“Những cuộc đàm phán về mua vũ khí chưa kết thúc. Đáng tiếc là Iraq đang ở trong tình huống mà nếu thiếu sự bổ sung liên tục các loại vũ khí mới cho lực lượng vũ trang của đất nước thì quốc gia này đơn giản là sẽ không thể tồn tại được trong cuộc đối đầu với các nhóm khủng bố”, Đại sứ Morgunov nhận định.
Trước đó, đại diện chính thức của ban chỉ huy chiến dịch hỗn hợp thuộc cơ quan công lực Iraq, tướng Yahya Rasoul al-Zubaidi tuyên bố rằng việc Nga cung cấp đến các máy bay trực thăng quân sự Mi-28 NE và Mi-35 đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lại khủng bố IS.
Việc Nga công khai hỗ trợ vũ khí cho Iraq trong khi nước này là bên bắn tiếng trước cho thấy sự can thiệp và ngầm cho phép Moscow tham gia vào cuộc chiến chống lại khủng bố tại đây.
Tuy ban đầu mới chỉ là việc cung cấp vũ khí theo như vị Đại sứ Nga nói, nhưng động thái này đã thấy đâu đó ở chiến thuật mà Moscow dùng ở Syria.
Trong khi đó, theo bình luận của Giáo sư Azeem Ibrahim, Viện nghiên cứu chiến lược, Đại học Chiến tranh Lục quân Mỹ, Nga đang vượt mặt Mỹ và phương Tây khi dùng chiến thuật thành công ở Syria cho Libya.
Không ai từ chối những kết quả mà Nga đã hỗ trợ quân đôi chính phủ Syria giành lại từng mảnh đất và mỏ dầu khỏi tay khủng bố IS và việc Nga chuyển sự chú ý sang Libya cũng là điều dễ hiểu nhằm mục đích triệt tiêu hoàn toàn lực lượng nguy hiểm này.
Video đang HOT
Chiến thuật ở Libya được Nga tập trung vào việc ủng hộ chính quyền quân sự do Tướng Haftorah lãnh đạo ở thành phố Tobruk, kiểm soát miền Đông Libya, nơi tập trung các mỏ dầu có trữ lượng lớn.
Trong khi phương Tâu lại ủng hộ chính phủ có khuynh hướng dân chủ được Liên Hợp Quốc bảo trợ.
Theo vị chuyên gia Azeem Ibrahim, riêng điều này đã cho thấy Tổng thống Putin đã một lần nữa “vượt mặt” được phương Tây.
IS tăng cường ở Libya là cơ hội cho Putin thể hiện chiến thuật như đã dùng ở Syria.
Bởi sau khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ năm 2011, Libya đã không thiết lập nổi một Chính phủ thống nhất, đất nước Bắc Phi cùng tồn tại hai chính phủ song song.
Trong khi “Chính phủ quốc gia Libya” được các nước phương Tây hậu thuẫn đang đứng trên bờ vực tan rã, thì “Nghị viện Libya” do Tướng Haftorah lãnh đạo ở Tobruk ngày càng mạnh lên với sự ủng hộ của Nga.
Trong thời gian tới, Moscow sẽ trợ giúp kinh tế, viện trợ quân sự, cung cấp vũ khí cho tướng Haftarah đánh bại các phần tử khủng bố vốn hiện diện ít hơn so với phía Tây.
Với sự trù phú, giàu có vượt trội hơn hẳn so với phía Tây kết hợp với sức mạnh quân sự, chính quyền phía Đông Libya rõ ràng có nhiều cơ hội để tiến tới thống nhất đất nước, xây dựng một chính quyền Libya thân Nga.
Còn chính quyền thân phương Tây hiện tại sẽ khó lòng nhận được sự hậu thuẫn đáng kể bởi những nước từng đứng ra can thiệp vào đây Anh, Pháp cũng đang chật vật với các vấn đề đối nội của họ và Tổng thống Mỹ Barack Obama chắc chắn vẫn “để yên” cho đất nước mà ông từng gọi là “một sai lầm” khi nhúng tay can thiệp.
Giáo sư tại Mỹ Azeem Ibrahim nhấn mạnh, khi chính quyền phía Đông Libya được Nga hậu thuẫn ngày càng gia tăng ảnh hưởng, thì mô hình và chiến thuật Tổng thống Putin áp dụng để giành lại ảnh hưởng tại các quốc gia Trung Đông cũng ngày càng thành công.
Huy Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Chiến thuật chiếm căn cứ địch trong 18 tiếng của quân đội Mỹ
Lực lượng Phản ứng Toàn cầu của quân đội Mỹ có khả năng triển khai tấn công bất kỳ căn cứ nào trên thế giới trong vòng chưa đầy một ngày.
Điều gì sẽ xảy ra trong tình huống khẩn cấp khi quân đội Mỹ cần hành động tức thì, chớp nhoáng? Những lúc như thế, Lực lượng Phản ứng Toàn cầu (GRF) từ Sư đoàn Dù 82 thuộc Bộ Chỉ huy Phối hợp các Chiến dịch Đặc biệt sẽ có mặt. Họ là một đơn vị với 5.000 chuyên gia với khả năng triển khai quân tới bất kỳ vị trí nào trên Trái Đất trong vòng 18 tiếng, theo Business Insider. Dưới đây là một bài tập chiếm đóng căn cứ không quân của GRF. Ảnh: BI
Để nhanh chóng làm chủ căn cứ đối phương, ban đầu, một tốp lính dù sẽ được thả xuống gần mục tiêu. Ảnh: US Army
Các lính dù tiếp cận mặt đất chỉ trong vài phút và sẵn sàng triển khai những phương tiện, khí tài hiện đại nhất.
Trong ảnh, Francisco Matinez, chuyên gia trực thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh Dù 325, Lữ đoàn Chiến đấu số 2, Sư đoàn Dù 82, thực hành cũng cấp hỗ trợ an ninh cho một đoàn xe hậu cần chiến thuật tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia ở Fort Irwin, California, hồi tháng 8 năm ngoái. Ảnh: 82nd Airborne Division
Sau đó, những phương tiện chuyên dụng sẽ tiếp tục thả thêm nhiều tốp lính dù và xe chiến đấu đổ bộ xuống quanh nơi cần chiếm đóng. Ảnh: Reuters
Bài tập cũng giả định các tình huống cần cứu thương để các nhân viên y tế có cơ hội thực hành, rèn luyện kỹ năng.
Trong ảnh, lính dù từ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh Dù 325, Lữ đoàn Chiến đấu số 2, Sư đoàn Dù 82, chăm sóc y tế cho một đồng đội bị thương vì trúng đạn tại bãi tập Trung tâm Huấn luyện Quốc gia ở Fort Irwin, California, hồi tháng 8 năm ngoái. Ảnh: BI
Bên cạnh lính bộ binh, các xạ thủ ngụy trang cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với chiến dịch. Họ cung cấp hỏa lực yểm trợ từ xa, góp phần nâng cao khả năng hoàn thành cũng như tiến độ thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: BI
Các hệ thống tên lửa di động nhanh chóng khai hỏa tấn công dồn dập mục tiêu. Ảnh: The Brigade
Khi đêm tối buông xuống, trực thăng AH-64 Apache bắt đầu khai hỏa những khẩu pháo 30 mm xuống mục tiêu. Ảnh:Wikipedia
Khi đợt công kích đầu tiên phong tỏa được khu vực, máy bay vận tải tiếp tục thả các xe cơ giới hạng nặng xuống trận địa. Xe bọc thép được điều động tới để củng cố sức mạnh cho lực lượng bộ binh.
Trong ảnh, một chiếc xe thiết giáp bánh lốp Stryker trực thuộc Sư đoàn Bộ binh số 2, tiến ra từ thân máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III, hồi tháng 8 năm ngoái tại Fort Irwin, California. Nó đang tham gia cuộc tập trận Dragon Spear. Ảnh: 82nd Airborne Division
Sau khi chiếm đóng thành công căn cứ không quân đối phương, Mỹ có thể sử dụng những cơ sở này như một trung tâm điều hành tương lai cho quân đội. Ảnh: BI
Vũ Hoàng
Theo VNE
Quân đội Nga tập trận chiến thuật cường độ lớn Lực lượng Vũ trang Nga sẽ tham gia một số cuộc tập trận quốc tế vào mùa hè này. Đó là thông tin vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đưa ra hôm 1/6 trong một cuộc điện đàm. "Sẽ có tổng cộng 9 cuộc tập trận được tiến hành trong khuôn khổ chương trình hợp tác quân sự quốc tế,...